Chương 1:
Viết và trình bày báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản
Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản thông
dụng
Nguyên tắc soạn thảo văn bản tiếng Anh, tiếng Việt
Các kỹ thuật định dạng cơ bản
Các kỹ thuật định dạng nâng cao
Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học
27 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tin học đại cương - Chương 3: Viết và trình bày Báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tin học đại cương
Introduction to Information Technology
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Email: ____________________
Website: ____________________
Bộ môn Kĩ Thuật Dạy Học
Chương 3: Viết và trình bày
báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản
Nhóm tác giả
Email: ___________________
Website: ___________________
Septemper 00, 2011
2
Viết và trình bày báo cáo nghiên cứu
ở dạng văn bản
Chương 3
3
Tin Học Đại Cương
Nội dung chính
Chương 1:
Viết và trình bày báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản
Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản thông
dụng
Nguyên tắc soạn thảo văn bản tiếng Anh, tiếng Việt
Các kỹ thuật định dạng cơ bản
Các kỹ thuật định dạng nâng cao
Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học
4
3.4 Các kỹ thuật định dạng nâng cao
3.4.1 Style & Heading:
Style là kỹ thuật tạo các kiểu định dạng chung để có thể
áp dụng cho nhiều vùng văn bản khác nhau. Các kiểu
Style thường được gán vào Heading, là các định dạng
chuẩn cho các cấp văn bản.
Ưu điểm:
Tạo sự thống nhất và xuyên xuốt trong toàn văn bản.
Dễ hiệu chỉnh: khi chỉnh sửa trên Style bất kỳ thì toàn bộ
văn bản có dùng Style đó sẽ tự động thay đổi theo.
Thích hợp cho việc tạo các cấp văn bản (Heading) và tạo
mục lục.
5
3.4.1 Style & Heading:
6
Trong MsWord2003
[Format] /Styles and Formatting
Tạo mới Style thông qua
hộp thoại Style
Trong MsWord2007 [Home] /Styles
3.4.2 Bullets & Numbering
Các kỹ thuật tạo Bullets & Numbering
Trong MsWord 2003
[Format]/Bullets & Numbering
Trong MsWord 2007
[Home] /chọn Bullet
hoặc Numbering
7
3.4.2 Bullets & Numbering
Các kỹ thuật tạo Bullets & Numbering
Trong OpenOffice
[Format]/Bullets & Numbering
8
3.4.2 Bullets & Numbering
9
3.4.2 Bullets & Numbering
10
Đánh số cho các Level (Heading)
Kỹ thuật này cho phép đánh số và định dạng vùng đánh
số cho từng cấp Heading.
3.4.3 Tạo mục lục tự động
Các bước tạo mục lục tự động
Khai báo các kiểu Style cho các Heading.
Gắn chỉ mục vào các Heading
Ra lệnh tạo mục lục
11
3.5 Kỹ năng đọc và viết
một báo cáo khoa học
Thế nào là một bài báo khoa học (paper)?
Kỹ năng đọc paper.
Kỹ năng trình bày paper.
"Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ,
suy nghĩ, lại suy nghĩ.
Chính nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học"
EINSTEIN
Hình -nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
12
3.5.1 Thế nào là
một bài báo khoa học?
Bài báo khoa học (“scientific paper” hay “paper”) là bài báo có nội
dung khoa học được công bố trên tập san khoa học (scientific
journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san.
Nội dung bài báo khoa học
Giá trị khoa học của một bài báo tùy thuộc phần lớn vào nội dung
của bài báo. Tùy vào nội dung và sự đóng góp cho khoa học:
+ Ý tưởng mới hay cũ
+ Công trình lớn hay phát hiện nhỏ
+ Phạm vi nghiên cứu rộng hay hẹp,
mà bài báo được phân theo loại và thang đánh giá từ cao đến
thấp.
13
Loại paper Nội dung Bình duyệt
Original
contributions
(đóng góp
nguyên thủy)
- Kết quả một công trình nghiên
cứu, hay đề ra một phương pháp
mới, một ý tưởng mới, hay một
cách diễn dịch mới.
-Những phương pháp/ cách diễn
dịch mới để tiếp cận một vấn đề
cũ/phát hiện cũ.
Có, mức cao nhất.
Short
communications
(nghiên cứu
ngắn)
-Giải quyết một vấn đề rất hẹp hay
báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng
quan trọng
Có, mức độ không
cao bằng original
contributions.
Reviews
(bài điểm báo)
-Để viết được điểm báo, tác giả
phải đọc tất cả những bài báo liên
quan, tóm lược lại cũng như đề ra
định hướng nghiên cứu cho
chuyên ngành.
-Thường không
bình duyệt hoặc có
nhưng không chặt
chẽ như original
contribution.
14
Loại paper Nội dung Bình duyệt
Bài xã luận
(editorials)
Bài do các chuyên gia viết để bình
luận cho các original contribution
-
Thư cho tòa soạn
(letters to the
editor)
Bài do bạn đọc phản hồi về các
bài báo khoa học
-
Bài báo trong các
kỉ yếu, hội nghị
- Nhóm 1: bản tin khoa học
(proceedings papers): nội dung là
tóm tắt một công trình nghiên cứu
- Nhóm 2: bản tóm lược
(abstracts): báo cáo sơ bộ những
phát hiện hay phương pháp
nghiên cứu mới
-
15
Tập san khoa học
và hệ số ảnh hưởng
Giá trị khoa học của một bài báo phụ thuộc vào:
+ Nội dung
+ Tập san công bố cũng đóng một vai trò quan trọng.
Uy tín và giá trị của một tập san thường được đánh giá qua hệ
số ảnh hưởng (Impact Factor hay IF). IF được tính dựa vào
số lượng bài báo công bố và tổng số lần những bài báo đó được
tham khảo hay trích dẫn (citations).
IF cao cho biết tạp san có uy tín và ảnh hưởng cao. Công bố một
bài báo trên tập san có hệ số IF cao có thể đồng nghĩa với mức
độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của bài báo cũng cao.
! Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ như: một bài báo viết về
phương pháp phân tích thống kế trong di truyền học công bố
trên tập san Behavior Genetics (với IF thấp hơn 2), nhưng được
trích dẫn và tham khảo hơn 10.000 lần trong 20 năm sau đó!
16
Cơ chế bình duyệt
Mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báo khoa
học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tạp chí
khoa học và còn được ứng dụng trong việc duyệt những
đơn xin tài trợ cho nghiên cứu.
Sau khi tác giả gửi bản thảo, bài báo sẽ được bình
duyệt bởi những chuyên gia, giáo sư có cùng chuyên
môn với tác giả và am hiểu về vấn đề mà bài báo quan
tâm. Kết quả bình duyệt được gửi về cho tổng biên tập
tập san.
17
3.5.2 Kỹ năng đọc
một bài báo khoa học
Một bài báo khoa học:
Cung cấp những thông tin về công trình ta đang nghiên cứu.
Biết được vấn đề đó đã được giải quyết đến đâu.
Tránh nghiên cứu lại những vấn đề đã được nghiên cứu
thành công.
Một số gợi ý khi đọc paper
Đọc phần tóm tắt trước (abtract) để chọn paper có nội dung
phù hợp với hướng nghiên cứu cá nhân.
Nên chọn các paper được xuất bản bởi các tạp san uy tín.
Khi có nhiều bài báo cùng hướng nghiên cứu ưu tiên chọn
đọc các paper theo thứ tự tác giả có uy tín lớn đến nhỏ. Với
cùng một tác giả, nên ưu tiên đọc các paper theo thứ tự thời
gian xuất bản từ mới đến cũ.
18
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Phần lớn các tạp chí khoa học ở Mỹ đều áp dụng một
dạng thức chuẩn cho các bài báo khoa học bao gồm
những mục sau:
Tựa bài (Title):
Tóm tắt (Summary or Abstract)
Giới thiệu (Introduction)
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
Kết quả (Results)
Diễn giải và Phân tích kết quả (Discussion)
Phần cảm ơn (Acknowledgements) hay Tài liệu tham khảo (Reference)
19
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Tựa bài (Title):
Tựa bài thường từ 10 –15 từ, phản ánh nội dung chính
của bài viết. (Một tựa bài tốt là đề cập thẳng vấn đề muốn
giải quyết và dùng những từ chủ yếu (keywords) để những
ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực có thể nhận biết
được).
Sau tựa bài là tên tác giả (ghi chú chức danh, học hàm
học vị, nơi làm việc, địa chỉ email và còn ghi tên người
biên tập, ngày nhận bài và ngày chấp thuận đăng – tùy
vào từng tạp chí).
20
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Tóm tắt (Summary or Abstract)
Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài
viết có phù hợp với đề tài họ đang quan tâm không.
Nội dung ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ) nêu ra mục đích
của bài viết, dữ liệu trình bày và kết luận chính của tác
giả. Có tạp chí (Nature và Science) xem phần này như lời
giới thiệu ngắn về bài viết.
21
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Giới thiệu (Introduction)
Trong phần này, tác giả xác định đề tài nghiên cứu,
phác thảo mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả
đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu biết phần còn lại của bài
viết.
22
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (Materials and
Methods)
Mục này còn được gọi là Experimental details (Dữ liệu thử
nghiệm) hay Theoretical basis (Cơ sở lý thuyết). Dữ liệu
thu thập được và phương pháp nghiên cứu của tác giả
được trình bày ở đây.
23
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Kết quả (Results)
Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm và không đề
cập đến ý nghĩa của chúng. Dữ liệu được trình bày theo
bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình ảnh v.v
24
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Diễn giải và Phân tích kết quả (Discussion) trình bày
một trong hai mục đích:
Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn
chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận.
Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với
những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó.
Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho
lý thuyết và kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót
của các đề tài nghiên cứu trước đó.
25
3.5.3 Kỹ năng trình bày
một bài báo khoa học.
Phần cảm ơn (Acknowledgements)
hay Tài liệu tham khảo (Reference)
Người viết cảm ơn những người đã cộng tác nghiên cứu
với mình và liệt kê tất cả tài liệu đã trích dẫn trong bài viết.
Cách trình bày theo thứ tự, tên tác giả, tác phẩm, năm
tháng, nơi xuất bản v.v.. có thể khác nhau giữa các tạp
chí (trước sau, in nghiêng, in đậm v.v..).
26
27
THE END
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tin_hoc_dai_cuongchapter_03_tuan6_2lt_5038.pdf