Tìm vốn luôn là bài toán khó, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Nhưng nếu xây dựng chiến lược vốn hợp lý, doanh
nghiệp sẽ không khó tìm ra lời giải.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm tới 97% trong hơn
450.000 doanh nghiệp, nhưng lại là đối tượng gặp khó khăn về
vốn nhất. Nguyên nhân, theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme), là “các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ra đời với vốn điều lệ quá ít”. Theo số liệu của
Vinasme, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có vốn dưới 1 tỉ
đồng chiếm tới 41% trong khi doanh nghiệp có vốn hơn 10 tỉ
đồng chỉ chiếm 13%. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm vốn cho doanh nghiệp (phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm vốn cho doanh nghiệp
(phần 1)
Tìm vốn luôn là bài toán khó, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Nhưng nếu xây dựng chiến lược vốn hợp lý, doanh
nghiệp sẽ không khó tìm ra lời giải.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm tới 97% trong hơn
450.000 doanh nghiệp, nhưng lại là đối tượng gặp khó khăn về
vốn nhất. Nguyên nhân, theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme), là “các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ra đời với vốn điều lệ quá ít”. Theo số liệu của
Vinasme, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có vốn dưới 1 tỉ
đồng chiếm tới 41% trong khi doanh nghiệp có vốn hơn 10 tỉ
đồng chỉ chiếm 13%. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay.
Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, chỉ có khoảng 32%
doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận được vốn. Vì thế,
trong thời gian qua, thị trường đã chứng kiến không ít doanh
nghiệp vừa và nhỏ phải tạm dừng các dự án hoặc phải thu hẹp
hoạt động sản xuất kinh doanh vì không vay được vốn ngân
hàng.
Tuy nhiên, theo Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh
Doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, ngân hàng không phải là
kênh huy động vốn duy nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, còn có những nguồn vốn khác như vốn trả chậm,
vốn vay liên doanh liên kết. Và điều quan trọng là dù muốn gia
tăng vốn theo cách thức nào, điều đầu tiên là doanh nghiệp phải
xây dựng cho mình chiến lược hợp lý. Chỉ khi xác định được
mình cần nguồn vốn nào (vốn ngắn hạn, dài hạn hay vốn lưu
động), sử dụng vốn ra sao, doanh nghiệp mới có thể đưa ra cách
tiếp cận vốn hiệu quả.
3 chiến lược về nhu cầu vốn
Khi quyết định chọn nguồn vốn nào, doanh nghiệp cần xem xét
nhu cầu lúc đó của mình để tối ưu hóa chi phí vốn.
Dùng vốn tự có: Đây là nguồn vốn của doanh nghiệp do các chủ
sở hữu đóng góp. Vốn tự có cũng có thể được tạo ra dưới dạng
lợi nhuận giữ lại. Nếu sử dụng vốn tự có, doanh nghiệp sẽ luôn ở
thế chủ động và tránh được các rủi ro về tỉ giá (nếu vay ngoại tệ)
và lãi vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên chỉ dùng vốn tự có
mà cần đa dạng hóa kênh huy động vốn.
Dùng vốn vay: Một doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn vay
tức là đã tối ưu hóa được chi phí vốn. Nguồn vốn này có thể giúp
doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu vốn trong ngắn hạn và cả dài
hạn. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp thường bị
động, lệ thuộc vào tình hình bên ngoài như điều kiện vay có
thuận lợi hay không. Điều quan trọng hơn là nếu không chú ý đến
cơ cấu vốn và sử dụng vốn không hợp lý, vốn vay sẽ trở thành
gánh nặng đối với doanh nghiệp (như lãi vay cao, nguy cơ vỡ
nợ).
Chiến lược tài chính kết hợp: Đây là chiến lược kết hợp sử
dụng cả vốn vay lẫn vốn tự có. Chiến lược này, theo ông Dương,
Đại học Ngân hàng TP.HCM, là “phù hợp với doanh nghiệp Việt
Nam”. Vấn đề là doanh nghiệp sẽ xem xét khi nào cần đi vay và
khi nào nên sử dụng vốn tự có.
Tìm vốn luôn là bài toán khó, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Nhưng nếu xây dựng chiến lược vốn hợp lý, doanh
nghiệp sẽ không khó tìm ra lời giải.
5 chiến thuật sử dụng vốn
Sau khi đã tiếp cận được vốn, bước tiếp theo là doanh nghiệp
phải xây dựng chiến thuật sử dụng vốn hiệu quả.
Chiến thuật tiết kiệm vốn: Tiết kiệm vốn, theo ông Dương, Đại
học Ngân hàng TP.HCM, không phải chỉ là rà soát, cắt giảm chi
phí tài sản cố định (máy móc, thiết bị nhà xưởng, đất đai…) hay
tinh gọn nhân sự, mà còn là gia tăng năng suất qua việc cải tiến
máy móc, tận dụng nguồn lao động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể
hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Chiến thuật giá: Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động, tăng doanh thu và lợi nhuận, doanh
nghiệp có thể áp dụng chiến thuật giá. Tùy vào đặc điểm doanh
nghiệp, thị trường, khả năng cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ có
những chiến thuật giá khác nhau. Đó có thể là chiến thuật giá
biên tế, tức đưa ra một mức giá mà ở đó doanh số bán hàng đạt
tối ưu nhất. Hay doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng chiến
thuật giá theo thị trường.
Đặc biệt, những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất đặc thù
như Công ty Cổ phần Kinh Đô có thể áp dụng chiến thuật tối đa
hóa lợi nhuận trong một khoảng thời gian cụ thể. Chẳng hạn,
Kinh Đô có thể tối đa hóa lợi nhuận từ việc bán bánh Trung thu
trong mùa Trung thu. Sau thời gian này, giá bán có thể giảm
xuống còn 10-20% mức giá ban đầu.
Chiến thuật chớp thời cơ: Ngân hàng Á Châu (ACB) là doanh
nghiệp đã biết chớp thời cơ trong thời điểm khủng hoảng tài
chính 2008-2009. Trong khi nhiều doanh nghiệp lao đao, tìm cách
thu hẹp hoạt động, ACB lại ra sức đầu tư, củng cố nội lực bằng
cách rà soát lại hoạt động, cải tiến sản phẩm, tăng cường đào tạo
nhân lực. Kết quả là khi kinh tế phục hồi trở lại, ACB đã trở thành
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” (được ba tạp chí quốc
tế Global Finance, FinanceAsia và AsiaMoney công nhận). ACB
cũng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần xét về
cả quy mô lẫn chất lượng hoạt động.
Chiến thuật đầu tư cơ sở vật chất: Để có được chỗ đứng vững
chắc trong một thị trường nhiều cạnh tranh, doanh nghiệp phải
luôn nâng cấp thông qua đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ
hiện đại. Những hoạt động đầu tư này đòi hỏi số vốn không nhỏ.
Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển dài hạn và để gia tăng năng
suất, hoạt động đầu tư cơ sở vật chất hợp lý của doanh nghiệp
thường được cổ đông và đối tác ủng hộ.
Chiến thuật bố trí vốn hiệu quả: Theo quan sát của ông Dương,
một trong những vấn đề thường gặp ở doanh nghiệp Việt Nam là
bố trí sai nguồn vốn. Vì thế, từ chỗ lẽ ra có thể chủ động được
vốn, doanh nghiệp cứ thấy thiếu vốn và luôn bị động. Việc bố trí
vốn sai được thể hiện trong cơ cấu tài sản. Đó có thể là những
khoản mua sắm quá mức hoặc đầu tư sai mục đích. Hay doanh
nghiệp đã không biết quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Bởi thế, chỉ
riêng việc khắc phục nhược điểm trên cũng đã giúp doanh nghiệp
tránh được những thất thoát về vốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_von_cho_doanh_nghie1_8662.pdf