Đôi khi bạn cần biết nhà sản xuất thực sự card mạng của mình, đặc biệt
đối với một số hỗ trợ hoặc các driver của nó. Vấn đề ở đây là nhà sản
xuất của chip lớn tìm thấy trên card mạng của bạn thường không phải
là nhà sản xuất ra card mạng đó. Chính vì vậy trong hướng dẫn này
chúng tôi sẽ giúp bạn cách giải quyết nhiệm vụ này.
Nếu card mạng của bạn (cũng được gọi với những tên như LAN card,
Ethernet card hoặc NIC, Network Interface Card) được gắn vào bo mạch chủ
(“on-board”), thủ tục này khá dễ dàng và bạn có thể thực hiên bằng một số
cách. Trước khi nói về cách tiến hành, có một số thứ bạn cần biết trước
tiênđó là có hai cách để tạo card mạng on-board.
Cách đầu tiên là sử dụng một chip điều khiển mạng riêng giống như trong
hình 1. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng các driver được viết cho
chip và lấy driver đã nâng cấp trên website của nhà sản xuất chip.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tìm tên hãng sản xuất card mạng của bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm tên hãng sản xuất card mạng của bạn
Đôi khi bạn cần biết nhà sản xuất thực sự card mạng của mình, đặc biệt
đối với một số hỗ trợ hoặc các driver của nó. Vấn đề ở đây là nhà sản
xuất của chip lớn tìm thấy trên card mạng của bạn thường không phải
là nhà sản xuất ra card mạng đó. Chính vì vậy trong hướng dẫn này
chúng tôi sẽ giúp bạn cách giải quyết nhiệm vụ này.
Nếu card mạng của bạn (cũng được gọi với những tên như LAN card,
Ethernet card hoặc NIC, Network Interface Card) được gắn vào bo mạch chủ
(“on-board”), thủ tục này khá dễ dàng và bạn có thể thực hiên bằng một số
cách. Trước khi nói về cách tiến hành, có một số thứ bạn cần biết trước
tiênđó là có hai cách để tạo card mạng on-board.
Cách đầu tiên là sử dụng một chip điều khiển mạng riêng giống như trong
hình 1. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng các driver được viết cho
chip và lấy driver đã nâng cấp trên website của nhà sản xuất chip.
Hình 1: Chip điều khiển mạng trên bo mạch chủ (trong ví dụ là
Realtek RTL8100C)
(Nguồn: HardwareSecrets)
Cách thứ hai là sử dụng chipset đã có chức năng mạng rồi. Trong trường hợp
này, chipset cần có một chip ngoài nhỏ để tạo giao tiếp giữa chipset với các
bộ kết nối mạng (có cả việc mã hóa dữ liệu), cũng được biết đến với tư cách
là lớp vật lý. Chip nhỏ này được biết đến với cái tên “PHY” và nó thường
nhỏ hơn chip điều khiển mạng (trên hình 2 bạn có thể thấy một số nhãn hiệu
được gắn xung quanh PHY chip, đây chính là nơi mà nhà sản xuất có thể sử
dụng một bộ điều khiển mạng đầy đủ thay cho PHY chip khi so sánh kích
thước của các nhãn hiệu này với chip thực được sử dụng). Thông thường khi
bo mạch chủ của bạn sử dụng phương pháp này thì các driver cho card mạng
on-board được cung cấp bởi nhà sản xuất chipset chứ không phải của nhà
sản xuất PHY chip (mặc dù vậy vẫn có một số ngoại lệ đối với công thức
này).
Hình 2: PHY chip trên motherboard (trong ví dụ trên là Broadcom AC131
chip).
(Nguồn: HardwareSecrets)
Tóm lại, đây là những gì có thể thực hiện nếu bo mạch chủ của bạn có LAN
on-board:
Vào website của nhà sản xuất bo mạch chủ và thu thập những thông tin hỗ
trợ cùng với các driver trong đó. Đây chính là cách đơn giản nhất. Điều bạn
cần phải biết đầu tiên đó là nhà sản xuất nào đã sản xuất ra bo mạch chủ của
bạn và số model trên bo mạch chủ là gì. Bạn có thể vào đây để tham khảo
bài về cách tìm ra model và nhà sản xuất bo mạch chủ.
Bạn có thể đọc trên hướng dẫn của bo mạch chủ chip điều khiển mạng mà
bạn đang sử dụng và vào website của nhà sản xuất để lấy các thông tin hỗ
trợ cũng như driver (vào đây để xem toàn bộ danh sách các nhà sản xuất và
website của họ). Nếu bo mạch chủ của bạn chỉ sử dụng PHY chip (vấn đề
này thường được giới thiệu trong hướng dẫn sử dụng) thì bạn có thể phải
vào website của nhà sản xuất chipset (không phải website của nhà sản xuất
PHY chip) để lấy driver mới nhất của chipset (vào đây để xem toàn bộ danh
sách các nhà sản xuất chipset cũng như website của họ). Nếu bạn không biết
chipset mà bo mạch chủ của mình đang sử dụng là gì, hãy kiển tra thông tin
trên hướng dẫn sử dụng và sử dụng những tiện ích nhận dạng về phần cứng
như Sandra hay Hwinfo để tìm hiểu về chúng. Nếu không có hướng dẫn sử
dụng của bo mạch chủ, bạn có thể download nó về trên website của nhà sản
xuất.
Bạn cũng có thể xem qua bo mạch chủ để xem chip mạng mà nó sử dụng là
chip nào và thực hiện theo thủ tục được miêu tả trên các bước trước.
Bạn cũng có thể sử dụng một mẹo nhỏ MAC OUI được giới thiệu ở phần
dưới.
Card mạng thực
Có ba cách để có thể lấy được driver và sự hỗ trợ cho các card mạng thực:
- Sử dụng một driver viết cho chip chính được sử dụng trên card (network
controller, vào đây để xem toàn bộ danh sách các nhà sản xuất network
controller và website của hãng). Vấn đề ở đây là các nhà sản xuất chip
thường không phải là nhà sản xuất card, chính vì vậy họ sẽ không cung cấp
bất kỳ thông tin hỗ trợ nào. Thực tế họ sẽ bắt bạn phải liên lạc với nhà sản
xuất card.
- Bạn cũng có thể tìm ra nhà sản xuất card mạng thông qua mã FCC ID của
nó. Mã này được viết ở trên card. Với mã này bạn có thể dễ dàng tìm được
thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở đây là không phải
tất cả các card đều có mã FCC ID hoặc đôi khi chúng có một mã khác có tên
gọi là FCC REG, mã này không có giá trị gì cho nhiệm vụ ta đang cần tìm
hiểu.
- Bạn có thể tìm ra được nhà sản xuất card mạng thông qua mã MAC OUI.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về cách tìm này.
Trên các mạng Ethernet (loại mạng thường được sử dụng nhất), tất cả các
card mạng đều có một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ MAC (viết tắt cho
Media Access Control), địa chỉ này được lưu bên trong bộ nhớ ROM của
card mạng. Theo lý thuyết thì không thể có hai card mạng có cùng địa chủ
MAC bao giờ (vì đôi khi một số card mạng cho phép bạn có thể thay đổi địa
chỉ MAC, đặc biệt đối với các mô hình on-board; một số nhà sản xuất bo
mạch chủ khác cũng có thói quen xấu trong việc đưa ra các bo mạch chủ sử
dụng cùng địa chỉ MAC trên các bảng mạch khác nhau, điều này có thể gây
ra các vấn đề đối với mạng).
Khi một máy tính cần gửi dữ liệu đến một máy tính khác trên cùng mạng, nó
cần biết địa chỉ MAC của máy tính mục tiêu (máy tính cần gửi đến). Khi
khung dữ liệu được gửi đi trên mạng, chỉ có máy tính mục tiêu này mới có
thể nhận nó, vì chỉ nó mới có địa chỉ MAC trùng với trường địa chỉ MAC
mục tiêu của khung dữ liệu.
Địa chỉ MAC là một địa chỉ 48-bit (6-byte), được biểu diễn bởi một loạt 12
số hex. IEEE kiểm soát sự phân phối địa chỉ MAC và tất cả các nhà sản xuất
cần phải đăng ký với IEEE từ trước khi bắt đầu công việc sản xuất hàng loạt
card mạng của họ. Đăng ký này được gọi là OUI (Organizationally Unique
Identifier) và là một mã 24-bit (3 bytes). Mã OUI này là một phần của địa
chỉ MAC. Phần còn lại của địa chỉ MAC dành cho định nghĩa của nhà sản
xuất card mạng, người sẽ trao một địa chỉ MAC duy nhất đến mỗi card mạng
như đã giải thích trên. Để dễ hiểu hơn bạn có thể xem cấu trúc của địa chỉ
MAC trong hình 3.
Hình 3: Cấu trúc địa chỉ MAC (Nguồn: HardwareSecrets)
Mỗi nhà sản xuất có thể có nhiều mã OUI.
Nếu bạn biết mã OUI từ địa chỉ MAC của card mạng và có thể giải mã nó –
có thể là kiểm tra trên cơ sở dữ liệu IEEE về thông tin nhà sản xuất có mã đó
- thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra ai là nhà sản xuất thực sự card mạng của bạn.
Vì vậy bước đầu tiên là tìm ra địa chỉ MAC của card mạng. Trong Windows,
bạn có thể biết địa chỉ này một cách dễ dàng. Kích vào Start, Control Panel
và Network Connections. Sau đó kích đúp vào kết nối mạng (“Local Area
Connection”). Trong cửa sổ mới xuất hiện, kích vào tab Support và sau đó là
nút Details. Địa chỉ MAC của card mạng sẽ được liệt kê như những gì bạn
có thể xem trong hình 4 với tên “Physical Address”.
Hình 4: Tìm ra địa chỉ MAC của card mạng (Nguồn: HardwareSecrets)
Như những gì chúng tôi đã đề cập đến từ trước, địa chỉ MAC chỉ có 12 số
hex. Bạn có chỉ cần biết về 6 số đầu tiên (3 byte đầu), đây là mã OUI. Trong
ví dụ của chúng tôi trên hình 4 thì chúng là 00-17-31.
Bước tiếp theo là vào website của IEEE, nhập vào 3 byte đó dưới “Search
the public OUI listing...” và nhấn Search! Sau đó IEEE tìm kiếm và sẽ cho
bạn biết được các thông tin về công ty sở hữu số OUI đó – có nghĩa là nhà
sản xuất card mạng của bạn.
Trong ví dụ của chúng tôi, 00-17-31 thuộc về ASUS, như vậy ta có một card
mạng on-board trên bo mạch chủ ASUS.
Sau đó bạn phải vào website của nhà sản xuất để download về driver và
những thông tin hỗ trợ khác. Bạn có thể kích vào đây để có thể xem danh
sách các nhà sản xuất card mạng cũng như website của các nhà sản xuất này.
(Các danh sách được dẫn giải trong bài báo này được chúng tôi lấy từ thông
kê của HardwareSecrets).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_8821.pdf