Tim mạch và trắc nghiệm gắng sức với sự đo lường những trao đổi khí
Có một thời gian dài trắc nghiệm gắng sức được cho là nguy hiểm ở
những bệnh nhân suy tim và không mang lại những hướng dẫn đáng kể,
nhưng từ khi những nghiên cứu của Franciosa năm 1979 (1) và của Weber
và Janicki năm 1982 (2), thì ngựơc lại, chúng ta biết đựơc rằng những test
gắng sức có một giá trị lớn. Nhiều thông số khác nhau cũng được lượng giá
khi làm gắng sức và bằng cách xác định những vùng chuyển hoá chuyển tiếp
bởi phương pháp thông khí hiện được cho là một trong những chọn lựa
lượng giá có thể là tiến bộ nhất (3,4). Trong y văn cũng ghi nhận, những
bệnh nhân suy tim mà không có khả năng thực hiện trắc nghiệm gắng sức thì
có tiên lượng xấu hơn vì những lý do cũng dễ hiểu. Có lẽ là do trắc nghiệm
gắng sức cho phép đánh giá dự trữ của sự tái thích nghi tim mạch và tuần
hoàn khi gắng sức, vì vậy những phương pháp thông thường để lượng gía
chức năng tim (huyết động, siêu âm tim, xạ ký.) chỉ lượng giá được chức
năng này khi nghỉ và có thể đánh giá không đúng (quá mức hoặc thấp hơn)
những khả năng của sự phản ứng của hệ thống tuần hoàn khi có một gắng
sức.
Trong thực hành lâm sàng, khả năng cơ năng khi gắng sức của một
bệnh nhân được lượng giá bằng cách xác định sự tiêu thụ oxy tối đa (VO2
max) và ngưỡng kỵ khí (SA).
Phương pháp này được thực hiện trên máy đo lường sức cơ để:
-Xem xét những sự tương ứng giữa công suất cơ học (watts) và sự
tiêu thụ oxy (VO2) (5) ;
-Sử dụng những tiêu chuẩn (theo cổ điển dựa trên xe đạp gắng sức);
-Lượng giá những dấu hiệu nhận được và dễ dàng thực hiện các mẫu
máu lúc gắng sức.
Với sự gắng sức tăng từ từ đến tối đa bởi sự gia tăng công suất mà
dẫn đến sự kiệt sức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_6.pdf