Tìm hiểu việc sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học ở Pháp và Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trước thực tế số lượng các trường đại học trong cả nước đã vượt

quá con số đưa ra trong Quyết định 37/2013/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng

lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020, việc sáp nhập,

hợp nhất và giải thể các cơ sở giáo dục đại học là tất yếu và cần thiết để

xây dựng những đại học lớn, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Bài báo trình

bày kinh nghiệm sáp nhập, liên kết các tổ chức giáo dục đại học và nghiên

cứu ở Pháp và Trung Quốc. Đối với mỗi quốc gia, bối cảnh giáo dục đại

học trong nước, các làn sóng sáp nhập, những tác động tích cực và tiêu

cực từ việc sáp nhập và liên kết đều được phân tích rõ. Phần cuối của bài

viết sẽ là những bài học rút ra đối với việc quy hoạch mạng lưới giáo dục

đại học ở Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu việc sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học ở Pháp và Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường tốt hơn cho giảng dạy và nghiên cứu. Nhiều ngành học phải chịu ảnh hưởng tiêu từ việc sáp nhập bởi sự lắp ghép một cách cơ học các lĩnh vực có vẻ có liên quan. Nhiều tổ chức vẫn tiếp tục hoạt động với cơ cấu tổ chức trước khi sáp nhập, không đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của xã hội và thị trường. Một số tổ chức được hưởng danh tiếng có được từ trước khi sáp nhập nhưng phải chịu sự chi phối/ảnh hưởng của các tổ chức khác. Trong một số trường hợp, những căng thẳng, thậm chí là xung đột về ý thức hệ và cách tiếp cận trong GD nổi lên giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức mới được sáp nhập. - Về chi phí: Việc cải cách không thể không cần đến kinh phí và việc cắt giảm chi phí là rất khó khăn. Sau khi hợp nhất, các cuộc đàm phán mới về hội nhập bắt đầu, đó là những cuộc đàm phán không có hồi kết gây tốn kém về nhân lực và tài chính. Chi phí về vận chuyển giữa các trường là một chi phí lớn, đặc biệt khi khoảng cách giữa các trường là đáng kể. - Sự khác biệt về tổ chức và vùng miền: Mỗi tổ chức đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong ba chức năng cơ bản của các tổ chức GD ĐH là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội. Vì sự khác biệt về mặt tổ chức và vùng miền có ý nghĩa quan trọng trong các hệ thống GD ĐH hiện đại nên các trường cần phải định vị một cách chiến lược cho chính mình, không nhất thiết phải theo đuổi cả ba nhiệm vụ. Sự hiểu biết và bảo vệ sự khác biệt có vẻ bị lãng quên trong quá trình sáp nhập ĐH ở Trung Quốc hiện nay. 3. Bài học cho quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học ở Việt Nam Trước thực tế, số lượng các trường ĐH trong cả nước đã vượt quá mục tiêu mà Quyết định 37/2013/QĐ-TTg của Chính phủ đề ra về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, cao đẳng, giai đoạn 2006 - 2010, việc tái cấu trúc, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD ĐH trên toàn quốc là việc làm cần thiết và cấp bách. Bộ GD&ĐT đã có dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở GD ĐH công lập và dự kiến trình Thủ tướng vào quý II năm 2020. - Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội của đất nước là sự mở rộng hệ thống GD ĐH. Hiện nay, ở Việt Nam, không ít các trường ĐH, cao đẳng gặp khó khăn trong tuyển sinh, chất lượng đào tạo chưa đảm bảo. Điều đó đặt nền GD ĐH của Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề về kiểm soát chất lượng và hiệu quả. Trong khi đó, ngân sách nhà nước có hạn, không thể tiếp tục bao cấp cho hệ thống sự nghiệp, trong đó có GD. Xu hướng sáp nhập, liên kết và giải thể ĐH là một hướng đi phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. - Ở cấp độ quốc gia, việc sáp nhập các trường ĐH phải có hướng đi rõ ràng, lộ trình thích hợp với sự định hướng tổng thể của nhà nước. Từ kinh nghiệm ở Trung Quốc, Đảng và Nhà nước đã xây dựng các chính sách GD và khoa học để đưa nền GD ĐH đạt tới đẳng cấp quốc tế, các làn sóng sáp nhập được thực hiện từ quy mô cấp tỉnh rồi mở rộng ra toàn quốc. Ở Pháp, các phong trào sáp nhập được bắt đầu từ quy mô nhỏ, ở cấp trường và nhận được Hoàng Minh Sơn, Bùi Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Thu Hằng NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM sự hỗ trợ của Bộ và chính quyền địa phương để đưa ra một cấu trúc sáp nhập ở cấp khu vực và cấp vùng. Vì vậy, cần có một cơ quan nhà nước với các đại diện từ các trường liên quan đứng ra điều phối quá trình sáp nhập và một ủy ban giám sát theo dõi, hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro. - Ở cấp độ cơ sở GD ĐH, để xây dựng được một tổ chức GD thống nhất và phát triển bền vững, cần tìm hiểu về chuyên môn đào tạo, mục tiêu và định hướng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi trường để thống nhất tầm nhìn và các giá trị chung. Ngoài ra, các lí do, sự cần thiết, cấp bách của việc sáp nhập và tiềm năng phát triển của các bên liên quan cũng cần được truyền thông rõ ràng và liên tục trước và trong suốt quá trình sáp nhập tới cán bộ, giảng viên, sinh viên để việc sáp nhập và quy trình nội bộ của trường được diễn ra thuận lợi [6]. - Từ kinh nghiệm thành lập các cục nghiên cứu và giảng dạy ĐH của Pháp (PRES), Việt Nam có thể thành lập các cụm trường trong khu vực, phân cấp và ủy quyền cho các chủ thể, dẫn dắt họ từng bước hướng tới sự tự chủ và chịu trách nhiệm, phối hợp các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu nhằm thúc đẩy số lượng các ấn phẩm quốc tế, cải thiện danh tiếng của nền GD ĐH trong nước. Việc tạo ra các phòng thí nghiệm liên kết đưa các nhà nghiên cứu từ các trường ĐH và trung tâm nghiên cứu xích lại gần nhau, góp phần làm gia tăng số lượng các ấn phẩm khoa học nhưng đồng thời cũng đem lại những bài học có giá trị về việc quản lí để quá trình thiết lập mối quan hệ giữa các trường và các viện không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan, cụ thể là việc xếp hạng của các đơn vị. - Không nên ghép các trường một cách cơ học mà phải tổ chức các trường phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực để thích hợp với nền kinh tế thị trường và dịch vụ GD. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh và thành phố có quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Hơn nữa, ĐH đa lĩnh vực cũng chứng tỏ một số ưu thế như: đào tạo đại cương tốt nhờ đội ngũ giáo sư thuộc các lĩnh vực khoa học, phát triển tốt công tác nghiên cứu và phục vụ xã hội vì các ngành nghiên cứu hiện nay không tồn tại một cách đơn lẻ mà luôn có sự kết hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thích nghi tốt với thị trường nhân lực luôn thay đổi. Tài liệu tham khảo [1] Andrée Sursock, (2015), Mergers and Alliances in France: Incentives, Succes Factors and Obstacles, pp. 17-31, in Adrian Curaj, Luke Georghiou, Jennifer Cassingena Harper, Eva Egron-Polak (Editors), Mergers and Alliances in Higher Education: International Practice and Emerging Opportunities, Springer Open. [2] Monteil, J. M., (2004), 0403249 Direction de la recherche et de l’enseignement supérieur. Circulaire. République Française. [3] Hayhoe, R, (1989), China’s universities and Western academic models, Higher Education, 18(1), 49-85. [4] Rui Yang, (2015), Institutional Mergers in Chinese Higher Education, pp. 123-144, in Adrian Curaj, Luke Georghiou, Jennifer Cassingena Harper, Eva Egron-Polak (Editors), Mergers and Alliances in Higher Education: International Practice and Emerging Opportunities, Springer Open. [5] Qiaochu Liua, Donald Pattonb, Martin Kenney, (2018), Do university mergers create academic synergy? Evidence from China and the Nordic Countries, Research Policy, pp.98-107. [6] Hoang Minh Son, Vu Van Yem, Nguyen Thi Huong, (2019), Sáp nhập, hợp nhất, liên minh các cơ sở giáo dục đại học - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội- Nghiên cứu Giáo dục, Vol. 35, No. 3 (2019) 46-58. STUDYING THE MERGING OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS IN FRANCE AND CHINA - LESSONS FOR VIETNAM Hoang Minh Son1, Bui Thi Thuy Hang2, Do Thi Thu Hang3 1 Email: hoang.minhson@hust.edu.vn 2 Email: hang.buithithuy@hust.edu.vn Hanoi University of Science and Technology No.1 Dai Co Viet, Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam 3 VNU University of Education, Vietnam National University, Hanoi 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Email: hang.dtt@vnu.edu.vn ABSTRACT: In fact, the number of universities in Vietnam has exceeded the figure set out in the Decision 37/2013/QD-TTg of the Prime Minister on the Planning of Universities and Colleges Network in the 2006-2020 period; therefore, the merging, amalgamation and dissolution of higher education institutions is indispensable and necessary to build large, international- competitive universities. This article examines the experience of mergers and alliances in higher education in France and China. For each country, the domestic higher education context, the waves of mergers, as well as its positive and negative effects will be analyzed. The final part of the article will present lessons learned for the planning of higher education network in Vietnam. KEYWORDS: Higher education; university mergers; world; planning higher education network; Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_viec_sap_nhap_cac_co_so_giao_duc_dai_hoc_o_phap_va.pdf
Tài liệu liên quan