Bón phân qua lá, kểcảđối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết
đểlạc quan hóa vềnăng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức của nhà
nông. Đối với nhiều vụmùa ởkhắp nơi trên thếgiới, Bón phân qua lá đã minh
chứng tính hiệu quả, tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến
khích áp dụng phương pháp này kểcảtrên các loại cây trồng chưa được khảo
nghiệm tới.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu TÌM HIỂU VỀBÓN PHÂN QUA LÁ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ BÓN PHÂN QUA LÁ
Bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết
để lạc quan hóa về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức của nhà
nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, Bón phân qua lá đã minh
chứng tính hiệu quả, tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến
khích áp dụng phương pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo
nghiệm tới.
Bón phân qua lá có vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng chất dinh
dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay khắp nơi trên thế
giới, mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn nhiều hạn chế.
Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã được
chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự hội nghị quốc tế chuyên đề về Bón
phân qua lá.
Bón phân qua lá là một phương pháp dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng năng suất
và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu được áp dụng
đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về Bón phân qua lá sẽ tránh được các lầm lẫn và sẽ
làm cho nông dân thỏa mãn hơn.
1. Bón phân qua lá là gì?
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây ( lá, cuống, hoa, trái) với mục đích
nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.
2. Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá
Để hiểu được chức năng của phương pháp Bón phân qua lá, cần giải thích rõ
ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh
dưỡng bên trong cây trồng. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các
chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy
trình hấp thu thông qua màng tế bào ( plasma membrane), từ các không bài bên
trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào ( symplat) sẽ xảy ra. Theo Romheld và El-
Fouly, ( 1999), sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:
Bước 1:
Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có
đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng,
ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia vào phân bón qua lá để giảm sức căng bề mặt.
Bước 2:
Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo 3
cách sau:
Cách 1: Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào
Cách 2: Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào
Cách 3: Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ
Theo Eichert Et Al, sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao
và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số điều kiện. Một trong những điều kiện
này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm
nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với các phần chất rắn còn lại.
Bước 3: Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây
Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi
chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những
không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được
hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
Bước 4: Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:
Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không
bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ.
Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của
cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám
phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy ra
nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.
Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động ( mobile nutrients) cho các lá non, lá
còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn , điều này kích thích sự
hấp thu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ.
Các chất dinh dưỡng bất động ( immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già và lá
non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc
có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
Bước 5:
Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài.
Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra
ngoài là sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng tính cơ động của hệ mao dẫn.
LÝ DO ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN QUA LÁ
Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn
hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ cung cấp theo nhu cầu của
cây. Những sự kiện liên quan tới vùng rễ có thể kể như sau:
· Rễ bị tổn thương: Do bị bệnh hoặc tổn thương cơ học ( do xới xáo khi
chăm bón làm đứt rễ).
· Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật
- Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ
- Sự nhiễm mặn
- Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất
- Thiếu Oxy ( đất quá ướt)
- Sự hoạt động của rễ thấp ( nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kì ra
hoa và đậu trái)
- Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào ( quá khô)
· Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển nhanh, nhu
cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu mỡ.
· Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh
dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh
dưỡng bên trong cây.
- Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây
lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ
vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N và K.
- Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa
phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng
trong các mô mao dẫn.
- Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự
chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất
động
THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN QUA LÁ
Để Bón phân qua lá phù hợp, nên căn cứ trên những triệu chứng hiển nhiên có thể
nhìn thấy theo kinh nghiệm ( như thiếu dinh dưỡng) hoặc chẩn đoán dinh dưỡng
qua lá.
NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA MỘT SẢN PHẨM PHÂN BÓN QUA LÁ TỐT
Một sản phẩm phân bón qua lá tốt phải có các đặc tính sau:
- Tan hoàn toàn trong nước
- Độ tinh khiết cao, không chứa các hợp chất độc
- Hàm lượng ammonia và sulphate thấp
- Không chưa Clo
- Khả năng kết tinh dạng kim cương trong Ure thấp dưới 0,35%
- Các kim loại dưới dạng chelate
- Hàm lượng các gốc muối thấp
- Có thể dùng chung với thuốc BVTV
- Nhãn mác phải ghi rõ ràng hàm lượng các chất kết thành
- Hướng dẫn sử dụng rõ ràng ghi trên nhãn hoặc có chương trình hỗ trợ kỹ
thuật cho người sử dụng bởi nhà sản phẩm
Bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần
thiết để lạc quan hóa về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức của nhà
nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, Bón phân qua lá đã minh
chứng tính hiệu quả, tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến khích
áp dụng phương pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo nghiệm tới.
Tài liệu này nhằm cung cấp những quy luật chung để áp dụng cho đúng phương
pháp Bón phân qua lá đối với các loại cây trồng như vậy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_bon_phan_qua_la_9983.pdf