.Net không chỉ là một cái tên gọi mà nó còn đại diện cho toàn bộ các công nghệ và các khái niệm cấu thành một nền tảng để người lập trình xây dựng các ứng dụng trên đó. Visual Basic .Net có một số phiên bản thực sự là 7.0 nhưng số này ít được sử dụng.
Có thể hiểu .Net là một lớp tồn tại bên dưới các ứng dụng và cung cấp một tập các chức năng và các dịch vụ cơ bản. Lớp này chứa một tập các ứng dụng
37 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu về visual basic.net, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VISUAL BASIC.NET
I.GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ .NET:
1. .Net là gì?
.Net không chỉ là một cái tên gọi mà nó còn đại diện cho toàn bộ các công nghệ và các khái niệm cấu thành một nền tảng để người lập trình xây dựng các ứng dụng trên đó. Visual Basic .Net có một số phiên bản thực sự là 7.0 nhưng số này ít được sử dụng.
Có thể hiểu .Net là một lớp tồn tại bên dưới các ứng dụng và cung cấp một tập các chức năng và các dịch vụ cơ bản. Lớp này chứa một tập các ứng dụng và các hệ điều hành gọi là các .Net server, một tập các đối tượng gọi là .Net Framework và một tập các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các ngôn ngữ .Net gọi là Commom Language Runtime (CLR). Các phần này được tách biệt như trong hình vẽ sau:
User Application
.NET Framework
.Net Servers
Windows,BigTalk,Exchange,SQL,App Center…
.Net Devices
Hardware Components
Ghi chú: .Net không chỉ có một thứ mà nó là một tập hợp các phần mềm và các khái niệm kết hợp với nhau để cho phép tạo các giải pháp thương mại.
2. .Net server:
Mục đích lớn của .Net là thuận tiện trong xây dựng các hệ thống phân tán. Phần lớn các hệ thống kiểu này thực hiện công việc của chúng ở phần hậu (back end), ở cấp độ server. Microsoft cung cấp một tập hợp các sản phẩm phần mềm mà chúng được biết như là .Net Enterprise Servers. Chúng được thiết kế để hỗ trợ các tính năng xử lý phần hậu (back end) cần thiết của một hệ thống phân tán. Các sản phẩm này bao gồm:
Hệ điều hành server, Microsoft Windows(Server,Advanced Server, và Datacerter Servser).
Các phần mềm như là Microsoft App Center và Microsoft Cluster Server.
Một hệ thống lưu trữ thư điện tử, thông tin tự do,…,Microsoft Exchange Server.
Một động cơ chuyển đổi dạng dữ liệu dựa trên XML gọi là Microsoft BizTalk Server.
….
3. .Net Framework:
Khi chuyển qua Visual Basic .Net, nhiều thứ đã được thay đổi một cách triệt để; một trong chúng là sự phát triển của một nền tảng mới cho tất cả các công cụ phát triển của .Net. Nền tảng cơ sở này gọi là .Net Framework, cung cấp hai thứ chính: môi trường thực thi cơ sở (base runtime environment) và một tập các lớp nền tảng (foundation class). Base runtime environment cung cấp một lớp nằm giữa các chương trình và phần còn lại của hệ thống, thực hiện các dịch vụ cho các ứng dụng của người lập trình và đơn giản hóa việc xử lý đến chức năng của lớp thấp hơn. Các lớp nền tảng cung cấp một tập lớn các chức năng xây dựng sẵn, như xử lý tập tin, thao tác với XML,...
.Net Framework cũng cung cấp một tập các hàm API của riêng nó để giúp cho người lập trình tận dụng được hết các khả năng của nó. Hình sau cho thấy mối quan hệ của Framework và mã nguồn của chương trình và các dịch vụ của hệ điều hành.
User Application
.Net Framework
Operating System
Device Drivers Device Drivers
Hardware Components
Ghi chú : .Net Framework cung cấp một lớp trừu tượng trên hệ điều hành giống như hệ điều hành làm việc với phần cứng máy tính.
4. .Net service:
.Net có các khái niệm mà vượt xa hơn chi tiết của lập trình để mô tả cách các hệ thống được xây dựng và cách chúng có thể tương tác. Một trong các khái niệm trên là ý tưởng Web Service, chức năng được phân theo một quy luật nhất quán thông qua Internet. Các dịch vụ này cho phép một công ty hay tổ chức cung cấp chức năng mà chức năng này được thực hiện hoàn toàn bên trong môi trường của họ. Một ví dụ của các dịch vụ này là dịch vụ thanh toán hóa đơn, một công ty có các server và các ứng dụng trong chính công ty của họ mà có thể thực hiện và quản lý được việc thanh toán hóa đơn. Công ty này cung cấp dịch vụ đó cho các công ty khác thông qua dịch vụ Web. Dịch vụ này khác với việc cung cấp một trang Web thông thường; đây là một giao tiếp mà các ứng dụng hay các trang web khác có thể sử dụng chức năng được cung cấp.
5. .Net Device:
Ngày nay có rất nhiều hệ thống có thể truy xuất Internet, như là máy tính cá nhân, các đầu cuối TV-Based Internet… Tất cả các thiết bị này có thể là công cụ để người sử dụng truy xuất các ứng dụng .Net. Các thiết bị này có thể được phân vào lớp .Net Devices – một sự kết hợp phần cứng và các tính năng phần mềm được thiết kế để làm với các dịch vụ và các ứng dụng xây dựng trên .Net. Các thiết bị .Net bao gồm các máy tính chạy trên Windows và các thiết bị chạy trên Windows CE.
II. NHỮNG NÉT MỚI TRONG VISUAL BASIC .NET:
Visual Basic .Net là phiên bản mới tiếp của Visual Basic. Microsoft đã thiết kế lại các sản phẩm nhằm tạo sự dễ dàng hơn trước đây trong việc viết các ứng dụng phân tán, như Web. Visual Basic .Net có hai phần hỗ trợ cho việc tạo form (Windows Forms và Web form) và một phiên bản mới của ADO về truy cập nguồn dữ liệu. Hơn nữa, nó thể hiện đa ngôn ngữ lập trình, loại bỏ những cái cũ, vô hiệu hóa các từ khóa không hữu ích cùng với rất nhiều những thay đổi khác.
Các thuộc tính mới này sẽ cho phép bạn tạo cả ứng dụng Client/Server và ứng dụng Internet. Với Web Form và ADO.NET bây giờ bạn có thể nhanh chóng pháp triển các Web Site. Với việc thêm vào các khả năng thừa kế, ngôn ngữ Visual Basic giờ đây là một môi trường lập trình hướng đối tượng: Các giao diện trên Windows hỗ trợ các khả năng truy cập và thừa kế hiệu quả. Cuối cùng, việc cài đặt và thực thi ứng dụng đơn giản chỉ là copy chương trình qua các nơi khác chạy, không cần thiết phải đăng ký với Registry gì cả.
Visual Basic .Net tích hợp đầy đủ với những ngôn ngữ Microsoft Visual Studio .Net. Bạn không chỉ có thể phát triển các thành phần của ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình khác, các lớp của bạn cũng có thể thừa hưởng từ các lớp được viết bằng các ngôn ngữ khác sử dụng tính năng kế thừa đa ngôn ngữ. Với trình bắt lỗi, bạn có thể bắt lỗi nhiều ứng dụng với các ngôn ngữ khác nhau cho chương trình đang thực thi cục bộ hoặc từ các máy truy cập ở xa. Bất cứ ngôn ngữ nào bạn sử dụng, cơ cấu Microsoft .Net cũng cung cấp một tập hợp API cho việc sử dụng trên Windows và cả trên Internet.
1.Những thay đổi với bản thân ngôn ngữ Visual Basic:
Những phiên bản trước đây của Visual Basic hướng đến những ứng dụng Client chuẩn, trọng tâm của Visual Basic .Net với việc tạo các ứng dụng dịch vụ Web cũng tốt như các ứng dụng Client chuẩn trên Windows. Việc này được thực hiện bởi các chương trình quản lý mã chung cho cơ cấu .Net Framework và bộ diễn dịch ngôn ngữ thông dụng –Common Language Runtime. Đương nhiên, nó yêu cầu phải có những thay đổi lớn đối với ngôn ngữ Visual Basic.
Với những thay đổi chính đòi hỏi phải tạo ra một bộ khung .Net Framework và thư viện Runtime mới, Microsoft nghĩ rằng đây cũng chính là cơ hội tốt để xóa sạch những khía cạnh lỗi để thực hiện những điều sau đây:
Đơn giản hóa ngôn ngữ và làm cho chúng phù hợp hơn.
Thêm vào những tính năng mới theo yêu cầu.
Tạo ra những chương trình nguồn dễ đọc và bảo vệ dễ dàng hơn.
Phát triển tiến trình xử lý lỗi.
Tạo các ứng dụng dễ bắt và gỡ lỗi.
2. Giao diện Windows Forms mới:
Windows Forms là một phần của cơ cấu .Net Framework với nhiều kỹ thuật mới bao gồm một cơ cấu ứng dụng thường, quản lý môi trường thực thi, bảo mật và hướng đối tượng. Windows Forms cũng đưa ra đầy đủ những hỗ trợ cho việc nhanh chóng và dễ dàng để kết nối với dịch vụ Web XML, xây dựng nên những ứng dụng nhận biết dữ liệu được tạo cơ bản trên ADO.NET. Với môi trường phát triển chia xẻ mới trong Visual Studio, các nhà phát triển có thể tạo ra các ứng dụng Windows Forms bằng bất cứ ngôn ngữ nào có hỗ trợ nền .NET
Bạn có thể tạo một ứng dụng Windows Forms như cách bạn đã làm trong phiên bản trước của Visual Basic: Đặt các điều khiển ơ û một vị trí trên form, thay đổi thuộc tính cho chúng và nhấp đúp vào điều khiển để mở Source Editor.
3. Visual Inheritance:
Visual Inheritance là một tính năng mới của Windows Forms sẽ thúc đẩy các nhà phát triển hoàn thành sản phẩm và dễ dàng sử dụng lại các chương trình nguồn cũ. Chẳng hạn, bạn có thể định nghĩa một giao diện chuẩn có chứa các phần tử như trình đơn (menu) hay là thanh công cụ (toolbar). Bạn có thể sử dụng form này trong những ứng dụng khác thông qua kế thừa và mở rộng nó đáp ứng các yêu cầu của những ứng dụng đặc biệt, hãy chú trọng đến giao diện cho người dùng thông thường và giảm bớt công việc không phải tạo lại các form tương tự.
4. Giao diện một form chính xác:
Với Windows Forms mới, những tính năng như Menu Designer, Anchoring, Docking, và nhiều điều khiển khác có thể mạnh hơn và hợp cho các nhà phát triển xây dựng giao diện người dùng trên Windows hơn.
Windows Forms cung cấp cho bạn tập hợp các kỹ thuật xây dựng ứng dụng cơ bản trên Windows. Có những điều khiển và thuộc tính mới tốt cho việc hòa hợp các giao diện người dùng; Windows Forms cũng cung cấp thuộc tính bảo mật.
5. Giao diện Web:
Web Form được tạo để chỉ định sự khác biệt giữa những kỹ thuật được sử dụng để xây dựng một ứng dụng trên Windows và chúng được sử dụng để tạo một ứng dụng trên Web. Với Visual Basic .Net, bạn có thể nhanh chóng phát triển ứng dụng để chạy được trên Internet bằng những kỹ thuật tương tự mà bạn đã học ở Visual Basic. Để tạo một ứng dụng trên Web, bạn thêm một Web form vào dự án, kéo thả các điều khiển cần thiết vào trang. Dấu mã chương trình tách biệt khỏi mã HTML.
Các phiên bản trước đây của công cụ Visual Studio đã cố gắng đơn giản hóa công việc phát triển trên Web. Ví dụ, Visual Basic đã cung cấp hỗ trợ cho DHTML Client và WebClasses; Visual InterDev phục vụ trong cho phát triển bằng ASP. Web Form đưa ra những giải pháp làm việc hữu dụng hơn để xây dựng Web với Visual Basic .Net. Web Form mô tả sự biến đổi của ASP và Web Classes, cung cấp cách tốt nhất cho cả hai mô hình.
6.Chuyển biến từ VB6:
Microsoft xem xét hai yếu tố khi thiết kế Visual Basic .Net: Sử dụng lại mã đã có của các ứng dụng trước đây đặt cơ sở cho phép chạy trên cùng cơ cấu .Net hoặc xây dựng lại nền tảng từ đầu tận dụng tối ưu các tính năng mới của.Net và hệ điều hành. Phục vụ hầu hết những tính năng yêu cầu bởi khách hàng và bảo đảm rằng Visual Basic chuyển sang thế hệ của ứng dụng Web. Microsoft quyết định xây dựng VB.Net từ đầu, hoàn toàn mới, không phụ thuộc bất kỳ mô hình nào trước đây cả.
Visual Basic .Net là nền tảng cơ bản, từ việc phát triển ứng dụng Windows đến việc xây dựng ứng dụng trên Web. Vì lý do này, chương trình của bạn cần phải được nâng cấp để khai thác hết những thuận lợi của VB.Net. Microsoft cung cấp công cụ Update Wizard (nâng cấp theo sự hướng dẫn từng bước) để giúp bạn thi hành tác vụ này. Khi bạn mở một dự án của VB6 trong VB.Net, Upgrade Wizard sẽ chạy tự động và tạo ra một dự án mới của VB.Net được lấy từ dự án đang có của bạn.
Khi dự án của bạn đã nâng cấp, ngôn ngữ được chỉnh sửa lại vì những thay đổi cú pháp và các form VB6 được chuyển thành Windows forms. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải tự làm một số thay đổi trong mã của bạn mỗi khi nâng cấp vì các đối tượng và các thuộc tính ngôn ngữ hoặc không có sự tương đương trong VB.Net. Sau khi nâng cấp, có thể bạn cũng muốn hiệu chỉnh ứng dụng của mình để khai thác các mặt thuận lợi của một số tính năng mới hơn trong VB.Net.
Upgrade Wizard bắt đầu khi bạn mở một ứng dụng VB6. Nó sẽ hỏi bạn về kiểu của dự án và tập hợp các chọn lựa cho ứng dụng.
Bước tiếp theo là chỉ ra nơi bạn muốn lưu dự án .Net mới. Nên nhớ rằng dự án mới sẽ không được hiệu chỉnh. Mỗi lần hoàn thành, dự án mới sẽ được mở lại trong cửa sổ Solution Explorer. Bạn có thể cho hiển thị Upgrade Report để xem những gì hữu dụng mà bạn cần trong quá trình nâng cấp dự án. Lưu ý hai phần sau:
Preparing Your VB 6 Application for the Upgrade to VB.Net (chuẩn bị ứng dụng VB6 để nâng cấp thành VB.Net).
The Transistor from VB6 to VB.net (Chuyển tiếp từ VB6 sang VB.net).
III. GIAO DIỆN CỦA CỬA SỔ ỨNG DỤNG:
Trước khi bạn bắt tay vào thiết kế giao diện cho ứng dụng, bạn cần phải biết rõ mục đích của ứng dụng từ đó chọn lựa các kiểu ứng dụng mà Windows hỗ trợ để xây dựng giao diện. Có ba kiểu ứng dụng Windows được dùng phổ biến nhất đó là kiểu ứng dụng xử lý mỗi lần chỉ một tài liệu (Single Document interface – SDI), kiểu xử lý cùng một lúc nhiều tài liệu ( Multiple Document interface –MDI), kiểu hiển thị xử lý phân cấp Explorer. Kiểu SDI và MDI đã có từ các phiên bản Windows 3.1, tuy nhiên kiểu Explorer hiện đang dùng rất phổ biến trong các ứng dụng Windows hiện đại.
1.Giao diện kiểu SDI:
SDI là loại chương trình bình thường và đơn giản nhất, nó không yêu cầu chương trình chạy phải mở cùng lúc nhiều của sổ. Tài liệu chỉ xử lý trong cùng một cửa sổ form của chương trình. Nhiều thể hiện của chương trình có thể chạy đồng thời để xử lý cùng lúc nhiều tài liệu. Hoặc ngay trong chương trình bạn có thể tạo độc lập các form đơn xử lý tách biệt nhau. Mặc dù, chương trình theo giao diện SDI khá đơn giản và dễ xử lý nhưng đôi khi ứng dụng của bạn lại cần một giao diện kiểu đa tài liệu (MDI) cho phép làm việc đồng thời với nhiều cửa sổ tài liệu khác nhau.
2. Giao diện kiểu MDI:
Giao diện MDI thường bao gồm một form cha chứa cùng một lúc nhiều cửa sổ form con với các chức năng khác nhau.
Giới thiệu về Form Cha:
Trong những phiên bản trước của VB, form cha được xem là khung chứa tất cả những form con trong ứng dụng, form cha có một số đặc điểm hạn chế sau:
Một ứng dụng chỉ có thể có một form MDI cha.
Chỉ có điều khiển mang thuộc tính Align mới được đặt trực tiếp vào form MDI.
Bạn không thể dùng phương thức Print hoặc bất kỳ các phương thức đồ hoạ nào để hiển thị dữ liệu trong form MDI.
Tuy nhiên trong Visual Basic .Net, hầu hết những giới hạn trên đã được loại bỏ. Các đặc điểm nổi bậc của form cha giờ đây bao gồm:
Khi bạn thu nhỏ form cha, form này và tất cả những cửa sổ con của nó được hiển thị gom lại như một biểu tượng đơn trên thanh công cụ. Khi form cha được khôi phục lại kích thước, tất cả cửa sổ form con đều trở về kích thước và vị trí nguyên thuỷ của nó.
Nếu form con có một menu, bạn có thể thiết đặt thuộc tính để xác định các menu con được hiển thị trên form chính như thế nào.
Một đặc điểm mới đối với một form MDI là ứng dụng có thể định nghĩa nhiều hơn một form MDI cha. Điều này cho phép bạn tạo một ứng dụng hoàn chỉnh bao gồm một hoặc nhiều cửa sổ form cha gồm một hoặc nhiều form con. Form con cũng có những đặc điểm ảnh hưởng tới hoạt động của nó:
Cửa sổ con không thể được di chuyển ra ngoài giới hạn của cửa sổ cha.
Khi một form con được thu nhỏ, hình tượng của nó được hiển thị trong cửa sổ cha chứ không nằm trên thanh công cụ Taskbar.
Một cửa sổ con được phóng lớn che lấp hoàn toàn vùng làm việc của cửa sổ cha. Tiêu đề của cửa sổ con cũng được kết hợp với tiêu đề của cửa sổ cha và hiển thị trên thanh tiêu đề của cửa sổ cha.
Phiên bản .Net của VB không yêu cầu bạn phải định nghĩa một form con. Bất kỳ một form nào không phải form cha đều có thể được sử dụng một cách đơn giản như một form con bằng cách đặt thuộc tính MDIParent ở thời điểm chạy ứng dụng.
3. Giao diện kiểu Explorer:
Kiểu Explorer được xem như một giao diện chuẩn trong những năm gần đây, nó là một kiến trúc sử dụng cùng một lúc nhiều thành phần điều khiển trên một giao diện SDI. Các điều khiển mà bạn dùng trong việc tạo giao diện Explorer này là:
TreeView
ListView
ImageList
PictureBox
Đặt những điều khiển này làm việc cùng nhau sẽ tạo nên giao diện Explorer. Explorer thường dùng để hiển thị và trình bày theo kiểu dữ liệu phân cấp và cấu trúc.
IV. LẬP TRÌNH TRONG MÔI TRONG .NET:
.NET Framework cung cấp một mô hình lập trình chung (Common Programming Model), là mô hình bao gồm ngôn ngữ lập trình và rất nhiều các tính năng. Nếu bạn biết về các ngôn ngữ khác như C++ thì cơ cấu này sẽ giúp cho bạn thấy được các khả năng tham chiếu mã lệnh của bạn đến những ngôn ngữ khác. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được dựa vào không gian tên (namespace), phương thức và các lớp tương thích với tất cả các ngôn ngữ được .Net hỗ trợ. Nghĩa là khi sử dụng Visual Basic.Net, bạn có thể viết một chuỗi hiển thị sử dụng phương thức WriteLine() của đối tượng. Mỗi ngôn ngữ .Net sẽ sử dụng phương thức giống nhau từ đối tượng giống nhau.
Định nghĩa các namespace chính:
Namespace được dùng để nhận dạng một nhóm các đối tượng, chẳng hạn như điều khiển ListBox, TextBox, những điều khiển là các thành phần của hệ thống.
Microsoft tạo namespace để ngăn cản sự nhập nhằng về tên và các tham chiếu trở nên đơn giản khi sử dụng các nhóm đối tượng lớn như lớp thư viện.
Hầu hết các lớp và phương thức mà bạn sẽ sử dụng khi lập trình trong VB.Net là các thành phần của một namespace. Bảng sau là một danh sách các namespace và các lớp quan trọng trong .Net Framework. Các namespace này là những gì bạn sẽ tìm để dùng khi học phát triển ứng dụng với .Net.
Namespace
Diễn Giải
System
Bao gồm các lớp cơ bản mà các chương trình đều sử dụng, như Object, Char, String
System.IO
Cung cấp các lớp cho phép đồng thời và không đồng thời viết và đọc trên dòng dữ liệu và tập tin
System.Drawing
Cung cấp cơ chế truy cập đến lớp đồ hoạ cơ bản GDI
System.Collection
Chứa các lớp định nghĩa các tập hợp đối tượng khác nhau, như danh sách , hàng đợi, và mảng
System.Threading
Cung cấp các lớp và các giao diện có khả năng lập trình đa tuyến hay đa tiểu trình.
System.Reflection
Chứa các tập hợp của các lớp và các giao diện cung cấp chủ yếu về kiểu, phương thức và các trường.
System.Security
Chứa tập hợp của các lớp và namespace cung cấp sự hỗ trợ bảo mật đối với một ứng dụng, như Permission and Policy.
System.Net
Cung cấp các lớp và các namespace về lập trình mạng, như Connection and IP Address.
System.Data
Chứa các lớp và các namespace cấu tạo nên kiến trúc của ADO.NET.
System.Data.OleDb
Cung cấp các lớp về hệ quản trị CSDL, cho phép truy cập đến nguồn dữ liệu OLE DB.
System.Data.SqlClient
Cung cấp các lớp về hệ quản trị CSDL, cho phép truy cập đến nguồn dữ liệu của SQL Server.
System.Web.Services
Cung cấp các lớp hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ Web XML.
System.Web.UI
Cung cấp các lớp và các namespace hỗ trợ sự phát triển trong môi trường Web.
System.Windows.Forms
Cung cấp các lớp và namespace hỗ trợ sự phát triển trong môi trường Windows
Nên nhớ rằng bạn sẽ sử dụng hầu hết các namespace thậm chí bạn không thể nhận ra là mình đang sử dụng nó. Ví dụ, khi bạn khởi động một ứng dụng và bắt đầu thêm các điều khiển vào form tức là bạn đang sử dụng namespace System.Windows.Forms.
2. Các thủ tục (hàm) tự viết:
Có hai loại chính trong Visual Basic.Net. Loại thứ nhất gọi là các thủ tục, nó thực hiện công việc nào đó và không trả về giá trị nào, loại này được gọi là subroutine( viết tắt là Sub). Loại thứ hai là các hàm, cũng thực hiện công việc nào đó, nhưng có trả về một giá trị, loại này có tên là function. Các thủ tục và hàm có tên gọi chung là routine.
a. Thủ tục:
Thủ tục là một khối code VB.Net thực hiện một số công việc, ví dụ như phương thức Console.WriteLine thực hiện công việc in văn bản ra màn hình, nhưng không trả về giá trị nào. Ta sử dụng các thủ tục để thực hiện các tác vụ giống nhau trong các chương trình.
Thông thường, nếu chương trình có một phần code được thực hiện nhiều lần, nên cho chúng vào các thủ tục. Sau đó, để sử dụng chúng chỉ cần dùng tên ta đặt cho đoạn code đó. Để tạo một thủ tục ta cần sử dụng từ khoá Sub. Ví du ï:
Sub LoadCmbLP()
cmbMaLP.BeginUpdate()
cmbMaLP.DataSource = objDataView
cmbMaLP.DisplayMember = "malp"
cmbMaLP.ValueMember = "malp"
cmbMaLP.EndUpdate()
End Sub
b. Hàm:
Tạo các hàm riêng cho phép người lập trình tạo các khả năng mới trong chương trình. Tạo một hàm tương tự như tạo các thủ tục, nhưng định nghĩa thêm kiểu của dữ liệu trả về. Bên trong hàm, phải xác định giá trị trả về, như bên dưới:
Function TênFunction (giátrị1 As Type,…)As Kiểutrảvề
Code thực hiện công việc
Return Giátrịtrảvề
End Function
c. Scope –Tầm ảnh hưởng:
Scope là khả năng nhìn thấy được của các biến trong chương trình, nghĩa là các hàm hay thủ tục nào đó có thể sử dụng một biến đã cho. Nếu tất cả các hàm và thủ tục có thể xử lý tất cả các biến của chương trình sẽ gây lỗi rất khó bắt lỗi.
Ta có thể khai báo biến ở ngoài các thủ tục để các biến này có thể được sử dụng cho nhiều thủ tục khác nhau. Nếu khai báo kiểu này, có thể dùng các từ khoá khác, Public và Private:
Public: Các biến public được sử dụng trong toàn ứng dụng. Chúng được gọi là biến toàn cục. Nên ít sử dụng các biến kiểu này, nhưng nó hữu dụng khi cần một vài giá trị được sử dụng tại nhiều nơi trong chương trình, ví dụ như biến kết nối đến cơ sở dữ liệu, hay đường dẫn đến một file.
Private: các biến Private chỉ sử dụng được trong module hay class, nơi mà chúng được khai báo. Các biến Private thường được sử dụng trong các ứng dụng khi cần một giá trị chỉ có thể sử dụng trong nhiều thủ tục. Tạo một biến với từ khoá Private cho phép các thủ tục hay hàm trong module hay class đó xử lý biến đó.
d. Tầm ảnh hưởng và các thủ tục:
Cũng như các biến, các thủ tục và các hàm cũng có tầm ảnh hưởng. Tầm ảnh hưởng của các thủ tục và các hàm cũng có ý nghĩa như tầm ảnh hưởng của các biến: nó cho biết những vị trí nào trong chương trình có thể sử dụng các thủ tục và hàm.
Các từ khoá để định nghĩa tầm ảnh hưởng của các thủ tục và hàm cũng giống như với các biến.
Public : các thủ tục và hàm public có thể được gọi từ bất kỳ phần nào trong chương trình. Đây là giá trị mặc nhiên nếu như không đặt bất kỳ từ khoá nào.
Private: các thủ tục và hàm Private chỉ có thể được gọi từ các hàm và thủ tục ở trong cùng một module hay class, nơi có định nghĩa chúng.
V.TRUY CẬP DỮ LIỆU VỚI .NET:
ADO.NET:
ADO.NET là kỹ thuật truy xuất dữ liệu và là một phần của .NET Framework. Nó sẽ là công cụ của người lập trình để truy xuất dữ liệu khi lập trình trong VB.Net và là bước phát triển kế tiếp của ADO/OLEDB. Công nghệ OLEDB bên dưới vẫn tồn tại, và OLEDB provider vẫn là phương pháp chính để ADO.NET trao đổi với các hệ cơ sở dữ liệu cụ thể, nhưng bên trên l