Tìm hiểu về Viêm nói chung

Viêm (từ nguyên la tinh inflammare có nghĩa là lửa cháy và từ nguyên Hán có nghĩa là nóng)

là một hiện tượng được nói đến từ thời cổ đại (niên kỷ 4 trước công nguyên), sau đó một thầy

thuốc La mã đã ghi nhận 4 triệu chứng kinh điển của viêm: sưng, nóng, đỏ, đau. Virchow

(1821-1902) lại xác nhận thêm một dấu hiệu thứ năm của viêm là: mất chức năng. Tuy nhiên

suốt một thời gian dài nhiều thế kỷ, các nhà y học vẫn coi viêm như là một hiện tượng có hại

đối với cơ thể. Mãi đến nhiều thập kỷ sau, với những nghiên cứu về kính hiển vi học, hóa

sinh, miễn dịch học v.v., khẳng định rằng: viêm là một phản ứng không mang tính chất đặc

hiệuvà hoàn toàncó lợichocơ thể.

Từ đó, người ta đưa ra một định nghĩa của viêm như sau: Viêm là quá trình phản ứng tự

vệ của cơ thể, của tổ chức và các thành phần dịch th

pdf10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Viêm nói chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở người là các hạch lympho, các nang lympho có mặt khắp nơi trong cơ thể để sau đó biệt hóa thành lympho B trưởng thành, khi gặp các kháng nguyên của cơ thể thì trở thành lympho B có trí nhớ. Cuối cùng chúng biến thành tương bào (plasmocyte) để sản xuất ra kháng thể dịch thể lưu hành trong máu.bao gồm IgA, IgM, IgD, IgE. Ngược lại các lympho B cũng được hoạt hóa dưới tác động của đại thực bào đã ăn kháng nguyên và của lympho bào T. 3.1.3. Dòng lympho T Ở tủy xương cũng dưới dạng tiền lympho T, sau đó đi qua tuyến ức (thymus) trở thành lympho T trưởng thành (vì vậy còn được gọi là lympho bào phụ thuộc tuyến ức). .Lympho T chiếm tỷ lệ 70-80% tổng số lympho lưu thông trong máu ngoại vi, có đời sống dài tới nhiều năm và thường di chuyển theo mạch bạch huyết đến các hạch kế cận hoặc khắp nơi, có vai trò nhận diện các tế bào lạ đối với cơ thể để tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Cả ba dòng tế bào nói trên không hoạt động độc lập mà trái lại chúng hoạt động hỗ trợ hợp đồng nhau, tùy theo tính chất của sự xâm nhập mà chúng có thể biến hình từ loại này sang loại khác để đối phó. 3.2. Hệ liên kết Hệ này bao gồm các tế bào thuộc mô liên kết tại nơi viêm xảy ra. Khi mô bị viêm, các tế bào liên kết trước đây ở trạng thái tĩnh nay sẽ được hoạt hóa. Phản ứng của hệ này nhằm tạo nên những tế bào mới. Nhiều tế bào trở nên di động và sinh sản mạnh. Sự sinh sản phụ thuộc vào sự mất chất nhiều hay ít. Đặc biệt, để đáp ứng với sự tăng cường chuyển hóa của vùng quanh ổ viêm, các nụ huyết quản mọc ra thực sự để cung cấp máu và các tế bào viêm đến tham gia: đó là các huyết quản tân tạo. Các thành phần đó tạo nên một mô hạt viêm (mô hạt viêm thường gặp trong những tổn thương mất chất như viêm loét dạ dày) hoặc tăng sinh các tế bào xơ, tạo sẹo nhằm bù đắp vùng tổn thương. 3.3. Hệ biểu mô - Hệ này bao gồm các lớp tế bào biểu mô phủ ở bề mặt da và biểu mô tuyến lót mặt trong lòng các ống tuyến .Trong điều kiện bình thường các lớp biểu mô này có vai trò như “ hàng rào bảo vệ “ tạo nên ranh giới giữa môi trường bên ngoài và cơ thê.ø + Da: nhờ lớp biểu mô lát tầng có sừng hóa nên có thể ngăn cản vi khuẩn, virus .Chỉ khi lớp da bị xây xát các tác nhân mới có cơ hội xâm nhập được. + Niêm mạc: Trong cơ thể có nhiều loại cấu trúc niêm mạc như vùng miệng họng, thực quản, cổ tử cung có cấu trúc gần giống với da cũng có cơ chế tương tự. Còn niêm mạc trụ chế tiết nhầy của hốc mũi, khí phế quản, dạ dày, ruột, các chất nhầy có chứa các men tiêu hủy có tác dụng như một màng che chở bề mặt niêm mạc. Khi có viêm các chất nhầy tăng lên rõ rệt (viêm mũi xuất tiết, viêm đường ruột xuất tiết) hoặc viêm mất chất, các tế bào biểu mô cũng quá sản để tái tạo tổn thương .Tuy nhiên, hệ biểu mô tuy có tham gia quá trình viêm nhưng rất ít và còn tùy thuộc vào sự hủy hoại nhiều hay ít và tùy thuộc vào phủ tạng. Đặc biệt, trong viêm kéo dài thường thấy hiện tượng dị sản biểu mô. Ví dụ dị sản biểu mô trụ thành biểu mô lát tầng trong viêm phế quản mạn, viêm cổ tử cung mạn... 24 4. Giai đoạn sửa chữa, phục hồi hoặc hủy hoại 4.1. Quá trình sửa chữa Là quá trình loại bỏ những mảnh mô vụn, những chất hoại tử, dị vật và cả dịch phù của viêm. Quá trình đó có thể xảy ra: - Trong cơ thể: đại thực bào (đã ăn và tiêu hủy những sản phẩm viêm) cũng như dịch phù đều được vận chuyển theo đường tĩnh mạch, mạch bạch huyết. - Ngoài cơ thể: những sản phẩm viêm khi có quá nhiều, sẽ được thải bỏ ra ngoài cơ thể (qua da, theo đường ống tự nhiên, hoặc theo lỗ dò mới hình thành) - Theo kiểu nhân tạo: Phẫu thuật rạch rộng ổ viêm có thể thúc đẩy nhanh quá trình dọn sạch. Nếu tác nhân gây viêm được loại khỏi thì viêm có thể chấm dứt và tổn thương sẽ được dọn sạch mau chóng, dịch phù viêm sẽ được rút đi dần, ổ viêm sẽ đi vào quá trình hàn gắn, các tế bào xơ sẽ tái tạo dần và có sự sắp xếp theo như cấu trúc cũ. Ngược lại, nếu hoại tử và mất chất nhiều, sự xơ hóa rộng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của các phủ tạng. 4.2. Quá trình hủy hoại Nếu tác nhân gây viêm không bị giảm đi, tế bào và mô sẽ bị hủy hoại, quá trình viêm cứ tiếp diễn, chuyển từ cấp tính sang bán cấp và viêm mạn tính, có lúc thì rầm rộ, có lúc thì âm ỉ. Viêm càng kéo dài thì sự sửa chữa càng khó, dù có khỏi, vùng mô bị tổn thương cũng để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng đến chức năng của mô bị viêm. 4.3. Quá trình hàn gắn Là quá trình thay thế các mô và các tế bào bị hủy hoại bằng mô hoặc tế bào mới, bao gồm 2 hiện tượng: Tái tạo (thường dẩn đến sự phục hồi hoàn toàn của mô nguyên thủy ). Sửa chữa (thường dẫn đến kết quả xơ hóa, sẹo hóa). 4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hàn gắn - Tuổi người bệnh: việc hàn gắn vết thương sẽ rất nhanh đối với người trẻ, và chậm hơn đối với người trưởng thành và rất chậm đối với người già yếu. - Vị trí: một vết thương ở vùng da đầu thường hàn gắn nhanh hơn vết thương vùng lưng, một vết thương ở mặt trước bàn tay thường hàn gắn nhanh hơn một vết thương ở mặt sau (cũng bàn tay đó). Hình 4: Hậu quả của viêm A. Xấu. 1) Viêm cấp: BCĐN 2) Viêm bán cấp: BCĐN - Lympho 3) Viêm mạn: tế bào xơ - tương bào 4) Áp xe: các vùng hoại tử B. Tốt. 1) Phù nề hoàn toàn 2) Lên sẹo 3) Xơ hóa 25 - Chế độ dinh dưỡng: việc hàn gắn vết thương sẽ chậm hơn ở người thiếu ăn. - Trình trạng bệnh: bệnh tiểu đường (hàn gắn vết thương sẽ chậm đi vì vách mạch máu đã chịu nhiều tác động xấu), bệng ung thư, bệnh bạch huyết (gây cản trở cho việc huy động bạch cầu), bệnh lao, AIDS v.v... - Sử dụng quá nhiều thuốc: Các thuốc chống viêm, chống ung thư sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ cơ thể IV. LỢI VÀ HẠI DO VIÊM 1. Lợi của viêm Quá trình viêm thường tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể nhằm khu trú vùng tổn thương, bảo vệ các mô lành kế cận, hình thành nhiều yếu tố để trung hòa hủy diệt các tác nhân xâm nhập và hàn gắn vết thương. 2. Tác hại của viêm Quá trình viêm cũng có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể: tạo ra các triệu chứng, sưng, nóng, đỏ, đau, gây hủy hoại mô, làm vỡ các tạng, gây lỗ dò để lại nhiều di chứng dẫn đến hậu quả xấu trong quá trình tái tạo và sửa chữa. V. PHÂN LOẠI VIÊM 1. Phân loại theo mô bệnh học 1.1. Viêm xuất tiết: Do hiûên tượng phù viêm xuất tiết dịch vào mô kẽ hoặc vào các khoang cơ thể, ví dụ như tràn dịch màng phổi, màng tim v.v... 1.2. Viêm xung huyết: Do giãn mạch tạm thời biểu hiện dưới dạng ban đỏ. 1.3. Viêm chảy máu: Do hồng cầu thoát mạch vào mô kẽ như chảy máu ở da, niêm mạc, viêm cầu thận chảy máu. 1.4. Viêm tơ huyết: Gồm dịch xuất tiết, huyết tương và tơ huyết. Viêm họng giả mạc trong bệnh bạch hầu, giai đoạn đầu của viêm phổi cấp, các hốc phổi chứa đầy hồng cầu và tơ huyết. 1.5. Viêm huyết khối: Do viêm thành mạch, viêm nội tâm mạc, như viêm tắc tĩnh mạch huyết khối 1.6. Viêm mủ: Do ứ đọng bạch cầu đa nhân giải phóng các men phân hủy tế bào và mô liên kết của vùng viêm, như viêm mủ màng phổi, viêm mủ ruột thừa. 1.7. Viêm loét: Gặp trong các tổn thương mất chất do mô hoại tử bong ra như viêm loét niêm mạc miệng, dạ dày. 2. Phân loại theo lâm sàng 2.1. Viêm cấp: Quá trình viêm kéo dài vài ngày gồm chủ yếu là phản ứng huyết quản huyết và xâm nhập nhiều bạch cầu đa nhân .Viêm cấp có thể phục hồi hoàn toàn hoặc hình thành các ổ áp xe hoặc trở thành viêm mạn. 2.2. Viêm bán cấp: Thường kéo dài nhiều tuần hoặc vài tháng, chủ yếu là giai đoạn phản ứng mô và hiện diện tổ chức hạt như viêm loét da. 2.3. Viêm mạn: Quá trình viêm kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Bao gồm phản ứng sửa chữa, tăng sinh tổ chức xơ. Kết luận: Không thể coi viêm như là một bệnh mà đây là phản ứng hữu hiệu của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vật lạ. Do vậy người thầy thuốc cần nhận thức rõ và can thiệp đúng lúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai04_viem_baigiangyhoc_blogspot_com_719.pdf
Tài liệu liên quan