Mục tiêubài giảng.
1.Trình bầy đượccấu tạochung của tuyếnnướcbọt.
2. So sánh đượccấu tạo vàchức năng của3 loại nang tuyếnnướcbọt.
3. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của tiểuthùygan.
4. Trình bầy đượcđặc điểmtuần hoàn ở gan.
5. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của tụyngoại tiếtvà tụy nộitiết.
Ngoài những tuyến tiêu hóa nằm trong thành ống tiêu hóa chính thức còn có những
tuyến tiêu hóa lớn nằm ngoài thành ống tiêu hóa tạo thành những cơ quan riêng biệt, nhưng
các chất tiết đều đổ vào ống tiêu hóa để tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn, đó là: Tuyến
nướcbọt, tụy,gan.
9 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về tuyến tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
TUYẾN TIÊU HÓA
Mục tiêu bài giảng.
1.Trình bầy được cấu tạo chung của tuyến nước bọt.
2. So sánh được cấu tạo và chức năng của 3 loại nang tuyến nước bọt.
3. Mô tả được cấu tạo và chức năng của tiểu thùy gan.
4. Trình bầy được đặc điểm tuần hoàn ở gan.
5. Mô tả được cấu tạo và chức năng của tụy ngoại tiết và tụy nội tiết.
Ngoài những tuyến tiêu hóa nằm trong thành ống tiêu hóa chính thức còn có những
tuyến tiêu hóa lớn nằm ngoài thành ống tiêu hóa tạo thành những cơ quan riêng biệt, nhưng
các chất tiết đều đổ vào ống tiêu hóa để tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn, đó là: Tuyến
nước bọt, tụy, gan.
I. TUYẾN NƯỚC BỌT
Ngoài những tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác trong lớp niêm mạc khoang miệng, có 3
đôi tuyến nước bọt chính: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới
lưỡi. Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết, thuộc loại tuyến túi kiểu chùm nho, mỗi tuyến được
bao phía ngoài bởi một vỏ liên kết có nhiều sợi collagen. Từ vỏ phát sinh những vách liên kết
đi sâu vào nhu mô tuyến (vách gian tiểu thuỳ) chia tuyến thành những khối nang tuyến gọi là
tiểu thuỳ. Cấu tạo của tuyến gồm 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất.
1. Phần chế tiết
Là những nang tuyến hình cầu hoặc hình bầu dục, lòng nang tuyến hẹp, thành nang tuyến
được cấu tạo bởi 2 hàng tế bào:
91
TB cå biãøu mä
Vi quaín gian baìo
TB cå biãøu mä
Liãöm næåïc
Äúng trung gian
ÄÚng ván Maìng âaïy
Nang nháöy
Nang næåïc
ÄÚng trung gian
H. 1: sơ đồ cấu tạo tuyến nước bọt
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
1.1. Hàng tế bào chế tiết
Bao xung quanh lòng nang tuyến, có 2 loại tế bào chế tiết:
- Tế bào tiết nước: là những tế bào hình tháp, kích thước lớn, đáy rộng, nằm tựa trên
màng đáy . Nhân tế bào hình cầu nằm gần cực đáy, cực ngọn có nhiều vi mao ngắn và không
đều. Trong bào tương có chứa nhiều lưới nội bào hạt và riboxom, bộ Golgy phát triển và
nhiều hạt chế tiết. Các tế bào liên kết với nhau bằng thể liên kết, liên kết khe, liên kết dải
bịt. Tế bào tiết nước chế tiết dịch nước và men amylase nước bọt.
- Tế bào tiết nhầy: là những tế bào hình vuông, nhân dẹt nằm sát cực đáy, bào tương
chứa nhiều hạt sinh nhầy. Tế bào này chế tiết dịch nhầy.
1.2. Hàng tế bào cơ biểu mô
Nằm phía ngoài hàng tế bào chế tiết. Ðó là những tế bào hình sao dẹt có nhiều nhánh
bào tương nối với nhau tạo thành lưới bao xung quanh tế bào chế tiết, nhân tế bào dẹt, trong
bào tương chứa nhiều sợi actin và myosin giúp tế bào có khả năng co bóp để đẩy các chất
tiết từ lòng nang tuyến vào ống bài xuất.
Có 3 loại nang tuyến:
- Nang nước: hàng tế bào chế tiết đều là những tế bào tiết nước.
- Nang nhầy: hàng tế bào chế tiết đều là những tế bào tiết nhầy.
- Nang pha: hàng tế bào chế tiết gồm 2 loại tế bào: tế bào tiết nhầy nằm phía trong tạo
thành hàng liên tục bao xung quanh lòng nang tuyến. Một số tế bào tiết nước viền phía ngoài
các tế bào tiết nhầy tạo thành liềm nước (Liềm Gianuzzi) của nang pha.
2. Phần bài xuất
Là phần nối tiếp với phần chế tiết. Từ nang tuyến đến bề mặt niêm mạc có các loại
ồng bài xuất sau:
2.1. Ống trung gian (ống Boll)
Là những ống ngắn và nhỏ, tiếp với một hay một số ít những nang tuyến, nhận các
chất tiết từ nang tuyến đổ vào. Thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn nằm trên màng
đáy. Một số ống bài xuất trung gian họp lại thành ống lớn hơn gọi là ống vân.
2.2. Ống vân (ống Fluger )
Ống này nối tiếp với ống Boll, có kích thước lớn hơn, lòng ống rộng hơn. Thành ống
là biểu mô trụ đơn. Phần bào tương cực đáy có nhiều vân do mê đạo đáy và ty thể tạo nên.
Các ống Fluger họp lại với nhau tạo thành những ống lớn hơn gọi là những ống bài xuất gian
tiểu thùy hoặc còn gọi là những ống bài xuất lớn.
Ống trung gian và ống vân nằm trong tiểu thùy vì vậy còn gọi là ống bài xuất trong
tiểu thùy.
2.3. Ống bài xuất lớn (ống gian tiểu thùy)
Thành ống là biểu mô vuông tầng hoặc trụ tầng . Những ống này họp lại tạo thành
ống bài xuất cái dẫn nước bọt đổ trực tiếp vào khoang miệng. Thành ống bài xuất cái là biểu
mô trụ tầng, khi tới gần niêm mạc miệng chuyển thành biểu mô lát tầng không sừng hóa.
3. Phân loại tuyếnö nước bọt
Dựa vào nang chế tiết cấu tạo tuyến nước bọt, tuyến nước bọt được chia thành 3 loại:
- Tuyến nước: Các nang chế tiết của tuyến đều là nang nước, chế tiết dịch nước, không
có chất nhầy. Thuộc loại tuyến này là tuyến nước bọt mang tai.
- Tuyền nhầy: Các nang chế tiết của tuyến đều là nang nhầy, chế tiết chất nhầy, chủ
yếu là mucin. Thuộc loại tuyến này là những tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác trong lớp niêm
mạc miệng (tuyến màn hầu, tuyến khẩu cái, tuyến chân lưỡi.. .).
- Tuyến pha: Trong cấu tạo của tuyến có cả 3 loại nang chế tiết: Nang nước, nang
nhầy, nang pha chế tiết cả nước cả nhầy. Thuộc loại tuyến này là tuyến nước bọt dưới hàm,
tuyến nước bọt dưới lưỡi.
3.1 Tuyến mang tai
92
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
Thuộc loại tuyến nước, là tuyến nước bọt lớn, 25% khối lượng dịch nước bọt do tuyến
này chế tiết.
3.2. Tuyến dưới hàm
Thuộc loại tuyến pha, các nang chế tiết gồm cả 3 loại nang: nang nước, nang nhầy,
nang pha. Ở người, tuyến dưới hàm gồm 80% tế bào tiết nước, 5% tế bào tiết nhầy, 5% ống
vân, phần còn lại là mạch, thần kinh, các ống bài xuất khác. Tuyến dưới hàm chế tiết 70%
khối lượng dịch nước bọt.
3.3. Tuyến dưới lưỡi
Cấu tạo tương tự tuyến dưới hàm nhưng số lượng tế bào tiết nhầy nhiều hơn tế bào tiết
nước, 60% tế bào tiết nhầy, 30% tế bào tiết nước, 3% ống vân.
4. Mô sinh lý tuyến nước bọt
Chức năng chính của tuyến nước bọt là tiết ra nước bọt để làm ẩm, làm trơn, khoang
miệng và thức ăn trong khoang miệng và bắt đầu sự tiêu hoá carbohydrate của thức ăn. Thành
phần của nước bọt gồm: nước, chất nhầy, enzym, IgA, các chất điện giải và một số chất khác.
- Nước bọt làm ẩm, làm trơn niêm mạc miệng và thức ăn bởi nước và chất nhầy.
- Tuyến nước bọt tiết men Amylase có tác dụng thủy phân carbohydrate. Sự phân huỷ
này bắt đầu từ khoang miệng và tiếp tục đến dạ dày.
- Tế bào nang tuyến và tế bào ống bài xuất nhỏ chế tiết Lactoferin và Lysozym có tác
dụng chống khuẩn bảo vệ khoang miệng.
- Chất tiết từ các nang tuyến được gọi là nước bọt nguyên phát, có thành phần ion gần
giống với máu. Khi di chuyển từ nang tuyến qua các ống bài xuất nước bọt trở nên cô đặc và
giàu enzym nhờ quá trình tái hấp thu và bài tiết tiếp tục của các ống bài xuất (tế bào ống bài
xuất sẽ tái hấp thu Na+ và chế tiết thêm K+ ).
II. TUYẾN TỤY
Tuyến tụy gồm 2 phần:
- Phần ngoại tiết : gọi là tụy ngoại tiết.
- Phần nội tiết : gọi là tụy nội tiết hay tiểu đảo Langerhans.
Tụy được bao bọc ở phía ngoài bởi một bao liên kết mỏng. Từ bao liên kết tách ra
những vách xơ chứa mạch máu và thần kinh đi vào nhu mô tụy chia nhu mô tụy thành nhiều
tiểu thùy. Trong mỗi tiểu thùy
đều có phần ngoại tiết (97%) và
nội tiết (3%).
1. Tụy ngoại tiết
Tụy ngoại tiết là loại
tuyến túi kiểu chùm nho. Cấu
tạo gồm 2 phần: Phần chế tiết là
những nang tuyến tụy và phần
bài xuất.
1.1. Nang tuyến tụy
Là phần chế tiết ra dịch
tụy. Những nang này hình cầu ,
lòng nang tuyến hẹp. Thành
nang tuyến được cấu tạo bởi 2
hàng tế bào: hàng tế bào tuyến
(tế bào chế tiết) và hàng tế bào
trung tâm nang tuyến.
- Tế bào tuyến (tế bào
chế tiết): là những tế bào hình
tháp, kích thước lớn. Nhân tế
bào hình cầu nằm gần cực đáy.
93
Maìng âaïy
ÄÚng trung gian
Haût chãú tiãút
TB nang tuyãún
TB trung tám nang tuyãún
H. 2: Sơ đồ cấu tạo nang tuyến tuỵ
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
Trong bào tương chứa nhiều lưới nội bào hạt, nhiều ty thể và nhiều hạt chế tiết tập trung ở cực
ngọn tế bào. Các tế bào liên kết với nhau bằng các liên kết dài bịt và thể liên kết. Tế bào này
tổng hợp tất cả các enzym tiêu hóa của dịch tuỵ .
- Tế bào trung tâm nang tuyến: Các tế bào này không tạo thành hàng liên tục, nằm phủ
lên trên cực ngọn của các tế bào nang tuyến. Ðây là những tế bào hình sao hoặc hình thoi dẹt,
bào tương sáng màu, nhân nhuộm màu base đậm.
1.2. Phần bài xuất
Từ nang tuyến tuỵ đến tá tràng gồm những loại ống bài xuất sau:
- Ôúng trung gian: Tương đương với ống Boll của tuyến nước bọt. Là những ống
nhỏ, ngắn, thành ống là biểu mô vuông đơn. Ống trung gian tiếp với 1 hoặc 2 nang
tuyến, tế bào trung tâm nang tuyến chính là những tế bào lợp thành ống trung gian.
- Ôúng bài xuất trong tiểu thùy: tiếp nối với ống trung gian, thành ống là biểu
mô vuông hoặc trụ đơn. Ôúng này tương tự như ống Fluger của tuyến nước bọt.
- Ôúng bài xuất gian tiểu thùy: Lòng ống rộng, thành ống là biểu mô vuông đơn hoặc
trụ đơn.
- Ôúng bài xuất lớn và ống bài xuất cái (ống tuỵ chính và ống tuỵ phụ): lòng ống rộng,
thành ống là biểu mô trụ đơn giống biểu mô ruột non. Phía ngoài biểu mô là màng đáy. Ngoài
màng đáy là vỏ xơ chun.
2. Tụy nội tiết (tiểu đảo Langerhans)
Là những đám tế bào nội
tiết với những mao mạch phong
phú tạo thành những tiểu đảo
langerhans, nằm xen giữa các
nang tụy ngoại tiết và được ngăn
cách với tụy ngoại tiết bởi một
lớp sợi võng bao quanh mô tuyến.
Cấu tạo của mỗi tiểu đảo gồm
những dây tế bào tuyến nối với
nhau thành lưới, xen giữa các dây
tế bào là lưới mao mạch phong
phú. Các tiểu đảo có nhiều ở phần
đuôi tuỵ hơn phần đầu và phần
thân tuỵ. Bằng phương pháp hóa
mô và phương pháp nhuộm màu
đặc biệt, có 3 loại tế bào chính
được phân biệt trong tiểu đảo:
- Tế bào A: Chiếm khoảng
20% số lượng tế bào trong tiểu
đảo, thường nằm ở vùng ngoại vi
tiểu đảo. Tế bào A có kích thước
lớn nhất trong các loại tế bào của
tiểu đảo. Nhân lớn, bào tương có
chứa những hạt được gọi là hạt (
(alpha) có đặc tính không tan
trong cồn, ưa bạc. Các tế bào A
tiết ra hormone là glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết.
- Tế bào B: Chiếm khoảng 60 - 80% số lượng tế bào của tiểu đảo, nằm khắp tiểu đảo
và thường tập trung nhiều ở trung tâm tiểu đảo. Kích thước nhỏ hơn tế bào A, nhân tế bào
nhỏ, trong bào tương có chứa những hạt được gọi là hạt ((beta) có dặc tính hòa tan trong cồn,
không ưa bạc. Tế bào B chế tiết Hormone là Insulin làm hạ đường huyết.
94
H.3: Nang tuyến tuỵ ngoại và tiểu đảo Langerhans
A. Tuỵ ngoại tiết; B. Tuỵ nội tiết (tiểu đảo langerhans)
1. Tãú baìo nang; 2. Tãú baìo trung tám nang tuyãún; 3. Nang tuyãún;
4. ÄÚng baìi xuáút trong tiãøu thuyì 5. TB tuyãún tuyñ näüi tiãút 6. Mao maûch
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
- Tế bào D: Số lượng ít, kích thước nhỏ, thường nằm ở ngoại vi tiểu đảo. Bào
tương chứa những hạt ( (delta) ưa bạc và dị sắc khi nhuộm bằng xanh toluidin. Tế bào D tiết
ra hormone somatostatin có tác dụng ức chế tiết glucagon và làm giảm sự chế tiết của tuỵ
ngoại tiết.
Ngoài ra còn có tế bào F , chế tiết pancreatic polypeptide, hormone này ức chế sự chế
tiết HCO3- và enzym của tuỵ ngoại tiết và làm giảm sự chế tiết mật.
3. Mô sinh lý học
- Tụy ngoại tiết tiết ra dịch tụy đổ vào tá tràng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức
ăn ở ruột non. Thành phần chủ yếu của dịch tụy gồm: nước, các ion (HCO3-, Ca++, Na+) và
các enzym tiêu hóa protein, tinh bột và glycogen, các triglyceride thức ăn. Sự chế tiết của
dịch tuỵ được điều hoà bởi 2 hormone là pancreozymin (secretin) và cholescystokinin do tế
bào nội tiết đường ruột ở tá tràng chế tiết. Pancreozymin làm tăng tiết dịch tuỵ nghèo enzym
nhưng giàu HCO3- (bicarbonate) . HCO3- do tếú bào ống bài xuất chế tiết, làm trung hoà
tính acid của vị chấp tạo môi trường PH trung tính thích hợp cho các enzym của dịch tuỵ tham
gia thuỷ phân các thành phần thức ăn. Cholescystokinin làm giảm tiết dịch tuỵ nhưng dịch tuỵ
giàu enzym .
- Tụy nội tiết tiết ra các hormone tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết là
glucagon và insulin.
III. GAN
Gan là tuyến lớn nhất
trong cơ thể với những chức
năng rất đa dạng và quan
trọng. Gan được bao bọc ở
phía ngoài bới một bao liên
kết được gọi là bao Glisson
và ngoài cùng là biểu mô
phúc mạc. Rốn gan là nơi đi
vào nhu mô gan của động
mạch gan, tĩnh mạch cửa
cùng với mô liên kết xuất
phát từ bao liên kết và là nơi
đi ra của tĩnh mạch gan, ống
gan và mạch bạch huyết.
Mạch máu và mô liên kết đi
vào nhu mô gan phân nhánh
và chia nhu mô gan thành
nhiều khối nhỏ gọi là tiểu
thuỳ gan. Mỗi tiểu thùy gan
được xem như là đơn vị cấu
tạo và chức năng của gan.
1. Tiểu thùy gan
1.1. Phân chia tiểu thuỳ gan
Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của gan có thể được giải thích tốt nhất qua 3
cách phân chia tiểu thuỳ gan: tiểu thuỳ cổ điển, tiểu thuỳ cửa, nang gan.
- Tiểu thuỳ gan cổ điển: cách phân chia tiểu thuỳ này dựa trên cơ sở hướng chảy của
dòng máu qua gan. Mỗi tiểu thuỳ gan là một khối nhu mô gan có hình nhiều góc (5 -6 góc).
Mỗi góc có một khoảng chứa mô liên kết gọi là khoảng cửa. Mỗi khoảng cửa chứa nhánh tĩnh
mạch cửa, nhánh động mạch gan, và ống dẫn mật. Máu từ các nhánh nhỏ của động mạch gan,
tĩnh mạch cửa ở khoảng cửa đi vào các mao mạch nan hoa (mao mạch trong tiểu thuỳ) chảy
qua tiểu thuỳ theo hướng đi vào trung tâm và đi ra khỏi tiểu thuỳ ở tĩnh mạch trung tâm tiểu
95
Khoaíng cæía
Beìtãú baìo
gan
Mao maûch
nan hoa Ténh maûch trung tám tiãøu thuyì
H.4: Sơ đồ cấu tạo nhu mô gan
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
thuỳ. Từ tĩnh mạch trung tâm toả ra những dây tế bào gan gọi là bè Remak. Ở gan người, mô
liên kết giữa các tiãøu thuyì êt
phaït triãøn nãn ranh giåïi giæîa
caïc tiãøu thuyì khäng rõ. Ranh
giới tiểu thuỳ gan người có thể
phân biệt dựa vào vị trí của
khoảng cửa ở ngoại vi tiểu
thuỳ và tĩnh mạch trung tâm ở
trung tâm tiểu thuỳ.
- Tiểu thuỳ cửa: cách
phân chia tiểu thuỳ này chủ
yếu dựa vào hướng chảy của
dịch mật, hoàn toàn ngược lại
với hướng chảy của máu. Tiểu
thuỳ cửa có dạng hình tam
giác với trung tâm tiểu thuỳ là
khoảng cửa và 3 tĩnh mạch
trung tâm của 3 tiểu thuỳ cổ
điển ở 3 góc tam giác của tiểu
thuỳ cửa. Mật được tế bào gan
tạo ra chảy vào các vi quản
mật ở giữa các tế bào gan và
dây tế bào gan về hướng ống
mật ở khoảng cửa và đổ vào
những ống mật đó.
- Nang gan: cách phân
chia tiểu thuỳ này dựa trên
những thay đổi về nồng độ oxygen, chất dinh dưỡng, chất độc tác động lên tế bào gan khi
máu chảy qua mao mạch nan hoa. Nang gan có dạng hình thoi chứa 2 tĩnh mạch trung tâm và
2 khoảng cửa ở 4 góc của nang gan hình thoi. Ðường nối giữa 2 khoảng cửa của nang gan
chia nang gan thành 2 phần hình tam giác. Dọc theo đường nối này là các nhánh tận của động
mạch gan và tĩnh mạch cửa dẫn máu đổ vào các mao mạch nan hoa. Mỗi phần hình tam giác
của nang gan được chia thành 3 vùng: vùng I, II, III. Vùng I gần với các nhánh tận của động
mạch gan và tĩnh mạch cửa, vùng III gần tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. Máu trong các mao
mạch nan hoa ở vùng I có nồng độ oxygen, chất dinh dưỡng và chất độc cao hơn những vùng
khác.
1.2. Cấu tạo của tiểu thuỳ gan (tiểu thuỳ cổ điển)
Tiểu thùy gan hình đa diện, có kích thước từ 1- 2mm, được ngăn cách với nhau bởi
những vách liên kết mỏng gọi là dải Kiernann. Ở góc giữa các tiểu thùy, vách liên kết dày lên
gọi là khoảng Kiernann (khoảng cửa). Trong khoảng cửa có chứa các nhánh của động mạch
gan, tĩnh mạch cửa và ống mật.
Thành phần cấu tạo của một tiểu thùy gan gồm: ở giữa tiểu thùy là một tĩnh mạch lớn
gọi là tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, từ tĩnh mạch trung tâm tỏa ra vùng ngoại vi tiểu thùy là
lưới mao mạch trong tiểu thuỳ được gọi là mao mạch nan hoa. Bên cạnh mao mạch nan hoa là
những dây tế bào gan gọi là bè Remark. Nằm giữa 2 mặt giáp nhau của các tế bào gan là
những ống dẫn mật nhỏ gọi là vi quản mật.
1.2.1. Tế bào gan
Tế bào gan là những tế bào hình đa diện, nhân hình cầu, các tế bào nằm sát nhau và
liên kết với nhau bằng các phức hợp liên kết (vòng bịt, thể liên kết) tạo thành những dây tế
96
1
2
3
H. 5: Sơ đồ minh hoạ tiểu thuỳ gan
1. Tiểu thuỳ cổ điển 2. Tiểu thuỳ cửa 3. Nang gan
PS. Khoaíng cæía; CV. Ténh maûch trung tám ; I, II, III vuìng nang gan
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
bào gọi là bè Remak. Trong bào tương có chứa nhiều lưới nội bào hạt, lưới nội bào không hạt,
bộ Golgy phát triển, nhiều lysome, nhiều hạt vùi Glycogen và Lipid.
Bề mặt của mỗi tế bào gan được tiếp xúc với thành mao mạch nan hoa qua khoảng
Disse và với bề mặt của những tế bào gan khác. Mặt tế bào gan hướng về khoảng Disse có
nhiều vi mao nhúng trực tiếp vào huyết tương trong khoảng Disse, mặt tiếp xúc với tế bào
gan khác tạo thành vi quản mật và mặt bên liên kết chặt với nhau.
1.2.2.Vi quản mật
Vi quản mật
là phần đầu của hệ
thống ống dẫn mật.
Vi quản mật là
những ống nhỏ,
đường kính 1- 2(m
nằm giữa các mặt
giáp nhau của các tế
bào gan. Vi quản mật
không có thành
riêng, lòng vi quản
mật là khoảng gian
bào giãn rộng giữa 2
tế bào gan kế cận,
thành của nó là sự
biến đổi của màng tế
bào gan đối diện với
khoảng gian bào giãn
rộng đó. Dọc theo rìa
của vi quản mật,
màng tế bào gan
được liên kết với
nhau bằng phức hợp
liên kết để ngăn mật
trong vi quản mật
chảy vào khoảng
gian bào hẹp ở 2
bên. Các vi quản mật được nối thông với nhau dẫn mật từ vùng trung tâm ra vùng ngoại vi
tiểu thùy để đổ mật vào ống dẫn mật trung gian ở ngoại vi tiểu thùy (ống Hérring). Các ống
trung gian dẫn mật vào ống mật ở khoảng cửa và tiếp tục đến ống dẫn mật ngoài gan.
1.2.3. Mao mạch nan hoa
Mao mạch nan hoa thuộc mao mạch kiểu xoang có đường kính lòng mạch lớn và rộng
hẹp không đều. Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mô có lỗ thủng và không liên
tục, không có màng đáy. Giữa mao mạch nan hoa và tế bào gan là khoảng dưới nội mô hẹp
gọi là khoảng Dísse, chứa đầy huyết tương. Khoảng Disse được xem như những mao mạch
bạch huyết ở gan , dịch trong khoảng Disse được dẫn vào mạch bạch huyết ở khoảng cửa.
Mao mạch nan hoa nhận máu tư ìtĩnh mạch cửa và máu từ động mạch gan.
Ngoài tế bào nội mô lợp thành mao mạch, thành mạch còn có một loại tế bào
có kích thước lớn hơn, hình sao nằm sâu vào lòng mạch gọi là tế bào Kupffer. Tế bào này có
nhiều nhánh bào tương nằm xen giữa các tế bào nội mô, có khả năng di động và thực bào.
Ðó là những đại thực bào có nguồn gốc từ mono bào.
1.2.4. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy
97
2
4
1
2
H. 6: Sơ đồ cấu tạo vùng mao mạch nan hoa
1. TB näüi mä; 2, Vi quaín máût; 3. TB gan. 4. TB kupffer. 5. TB måî
5
3
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy nhận máu từ các mao mạch nan hoa. Lòng tĩnh mạch
rộng, thành mỏng chỉ gồm một lớp tế bào nội mô và một ít mô liên kết bao quanh. Các tĩnh
mạch trung tâm tiểu thuỳ tập trung máu từ các mao mạch nan hoa để đổ vào tĩnh mạch gan.
2. Khoảng cửa (khoảng Kiernann)
Là mô liên kết nằm ở góc giữa các tiểu thuỳ gan chứa các nhánh của tĩnh mạch cửa,
của động mạch gan, các ống mật.
- Tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa có lòng rộng hơn động mach gan, thành mỏng, được
lợp bởi một lớp nội mô, phía ngoài là một lớp xơ- chun.
- Ðộng mạch gan: Lòng hẹp tròn đều, thành dày. Lớp cơ của động mạch tương đối
dày.
- Các ống dẫn mật trong gan: gồm có:
+ Ôúng trung gian Herring: tiếp với một vi quản mật, thành ống là biểu mô
vuông đơn thấp.
+ Ôúng mật quanh tiểu thùy: lòng rộng hơn ống Herring, thành ống là biểu mô vuông
đơn. Các ống quanh tiểu thuỳ mở vào ống dẫn mật gian tiểu thuỳ ở khoảng cửa. + Ôúng
gian tiểu thùy: lòng rộng, thành ống là biểu mô trụ đơn.
3. Tuần hoàn gan
Gan nhận máu từ 2 nguồn: tĩnh mạch cửa, động mạch gan.
- Tĩnh mạch cửa: tĩnh mạch cửa được tạo thành từ tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo. Tĩnh
mạch mạc treo cung cấp máu nghèo oxygen, giàu chất dinh dưỡng từ những mao mạch của
thành ruột non. Tĩnh mạch lách mang
những sản phẩm tư ì sự phân huỷ
hồng cầu từ các xoang tĩnh mạch lách.
Tĩnh mạch cửa cung cấp 70 - 75 %
lượng máu ở gan và đi vào gan qua
rốn gan nằm ở mặt dưới gan. Khi vào
gan, tĩnh mạch cửa phân nhánh lần
nữa để tạo các tiểu tĩnh mạch cửa xâm
nhập vào nhu mô gan và đổ máu vào
các mao mạch nan hoa.
- Ðộng mạch gan: là một
nhánh của động mạch chậu, đi vào
gan và cũng phân nhánh dọc theo tĩnh
mạch cửa. Cùng với các nhánh của
tĩnh mạch cửa, các nhánh động mạch
gan đổ máu giàu oxygen vào mao
mạch nan hoa, cung cấp khoảng 25
-30% lượng máu ở gan.
- Mao mạch nan hoa (xoang
gan): là những mao mạch máu trong
tiểu thuỳ gan, nằm giữa các dây tế bào
gan và nhận máu từ các nhánh của cả
tĩnh mạch cửa và động mạch gan.
Máu pha trộn của động mạch và tĩnh
mạch chảy qua mao mạch nan hoa
vào các tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ.
Giữa mao mạch nan hoa và dây tế bào
98
H. 7: Sơ đồ cấu tạo và tuần hoàn gan
TM trung
tám tiãøu
thuyì
TM gan
Äúng máût
TM cæía
ÂM gan
Tiãøu thuyì ggan
ÄÚng máût
ÂM TM
Tuyãún tiãu hoaï - Mä Phäi
gan là khoảng Disse chứa huyết tương. Những chất trong máu trực tiếp tiếp xúc với nhung
mao ở cực ngọn tế bào gan ở khoảng Disse. Qua khoảng Disse tế bào gan hấp thu oxygen,
chất chuyển hoá, chất độc và bài xuất các sản phẩm chế tiết của tế bào .
- Tĩnh mạch trung tâm: nằm ở trung tâm tiểu thuỳ gan, nhận máu từ các mao mạch nan hoa và
tập trung đổ vào các tĩnh mạch gan.
- Tĩnh mạch gan: các tĩnh mạch gan tập trung máu nghèo oxygen và chất dinh dưỡng
từ các tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ và hợp lại thành tĩnh mạch lớn hơn đi ra khỏi gan ở mặt
dưới và đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
4. Ðường dẫn mật ngoài gan
Gồm 2 ống gan phải và gan trái, ống gan chung, ống mật chủ, ống túi mật và túi mật.
Chúng đều có cấu tạo tương tự như nhau:
- Lớp niêm mạc: Biểu mô phủ niêm mạc là biểu mô trụ đơn gồm tế bào mâm khía và tế bào
hình ly tiết nhầy. Lớp đệm nằm dưới lớp biểu mô là mô liên kết có chứa một số
ú tuyến nhầy.
- Lớp xơ cơ: Nằm ngoài lớp niêm mạc, ở ống gan không có cơ. Ở ống mật chủ có 2
lớp cơ ( lớp trong:cơ vòng, lớp ngoài: cơ dọc). Ở phần cuối ống mật chủ cũng như bóng mật-
tụy (bóng vater) đều có vòng cơ thắt. Ở túi mật những bó xơ và cơ không có hướng nhất định.
5. Chức năng gan
Gan có nhiều chức năng quan trọng và hầu hết các chức năng này do tế bào gan thực
hiện.
- Chức năng tiêu hoá (chức năng ngoại tiết): gan tạo mật đổ vào tá tràng tham gia vào
quá trình tiêu hóa thức ăn. Mật do tế bào gan tổng hợp và bài xuất vào các vi quản mật, từ đó
mật được dẫn về các đường dẫn mật trong và ngoài gan.
- Chức năng chuyển hóa: gan tham gia vào các quá trình chuyển hóa protid, lipid,
glucid.
- Chức năng tiêu độc: tế bào gan thực hiện chức năng tiêu độc bằng các phản ứng
chuyển hoá khác nhau đối với chất độc nội sinh và ngoại sinh.
- Các chức năng khác: chức năng bảo vệ, chức năng dự trữ một số vitamin và một số
khoáng chất.
99
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_baigiangyhoc_blogspot_com_2914.pdf