Tìm hiểu về Sâu răng

Sâu răng phụthuộc lớn vào lối sống - đồ ăn, cách vệsinh răng miệng, lượng chất fluor có

trong nước và loại kem đánh răng dùng hàng ngày. Yếu tốdi truyền cũng đóng vai trò khá

quan trọng.

Trẻem thường dễbịsâu răng nhưng người trưởng thành cũng không là ngoại lệ. Sâu răng có

rất nhiều loại và ởnhiều vịtrí khác nhau:

• Sâu thân răng– Đây là loại sâu răng phổbiến ởtrẻem và người lớn. Thường là các

vết sâu ởbềmặt và ởkẽrăng.

• Sâu chân răng– Cùng với tuổi tác, phần lợi bao quanh răng sẽbịtụt và làm cho một

phần của chân răng hởra. Đây là vịtrí không có lớp men răng bảo vệnên sâu răng rất

dễhình thành.

• Sâu răng tái phát– Sâu răng có thểhình thành xung quanh những nơi đã hàn hay các

chụp răng giả: đó là những vịtrí mảng bám rất dễtích tụvà tạo điều kiện cho sâu răng

hình thành.

Những người bịkhô miệng (thiếu nước bọt) thường dễbịmắc sâu răng hơn. Hiện tượng khô

miệng là do bệnh lý, do dùng thuốc, do việc chữa bệnh bằng liệu pháp ion hoá hay liệu pháp

hoá học. Tuỳtheo từng nguyên nhân mà người bệnh bịkhô miệng thường xuyên hay bị1 vài

ngày hoặc 1 vài tháng.

Sâu răng có thểgây nên những hậu quảnặng nề. Nếu không được chữa trịkịp thời, vết sâu có

thểphá huỷbềmặt răng, tấn công vào tuỷvà làm nhiễm trùng chân răng. Một khi nhiễm

trùng lan rộng, chỉcó thểchữa trịbằng cách điều trịtuỷ, làm tiểu phẫu hoặc nhổbỏrăng.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Sâu răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Răng khoẻ Chớm sâu Sâu Sâu răng là gì? Sâu răng phụ thuộc lớn vào lối sống - đồ ăn, cách vệ sinh răng miệng, lượng chất fluor có trong nước và loại kem đánh răng dùng hàng ngày. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò khá quan trọng. Trẻ em thường dễ bị sâu răng nhưng người trưởng thành cũng không là ngoại lệ. Sâu răng có rất nhiều loại và ở nhiều vị trí khác nhau: • Sâu thân răng – Đây là loại sâu răng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Thường là các vết sâu ở bề mặt và ở kẽ răng. • Sâu chân răng – Cùng với tuổi tác, phần lợi bao quanh răng sẽ bị tụt và làm cho một phần của chân răng hở ra. Đây là vị trí không có lớp men răng bảo vệ nên sâu răng rất dễ hình thành. • Sâu răng tái phát – Sâu răng có thể hình thành xung quanh những nơi đã hàn hay các chụp răng giả: đó là những vị trí mảng bám rất dễ tích tụ và tạo điều kiện cho sâu răng hình thành. Những người bị khô miệng (thiếu nước bọt) thường dễ bị mắc sâu răng hơn. Hiện tượng khô miệng là do bệnh lý, do dùng thuốc, do việc chữa bệnh bằng liệu pháp ion hoá hay liệu pháp hoá học. Tuỳ theo từng nguyên nhân mà người bệnh bị khô miệng thường xuyên hay bị 1 vài ngày hoặc 1 vài tháng. Sâu răng có thể gây nên những hậu quả nặng nề. Nếu không được chữa trị kịp thời, vết sâu có thể phá huỷ bề mặt răng, tấn công vào tuỷ và làm nhiễm trùng chân răng. Một khi nhiễm trùng lan rộng, chỉ có thể chữa trị bằng cách điều trị tuỷ, làm tiểu phẫu hoặc nhổ bỏ răng. Làm thế nào để nhận biết răng sâu? Thường chỉ nha sĩ mới có thể nói bạn có bị sâu răng hay không bởi các vết sâu đa số phát triển dưới bề mặt răng, đó là nơi bạn không thể nhìn thấy. Vốn được chuyển hoá từ các chất hidrat cácbon (đường và tinh bột) có trong thức ăn, các mảng bám axit dần dần làm hại men răng và ngà răng. Khi sâu răng phát triển đến độ cần thiết, phần men răng bị phá huỷ hoàn toàn và vết sâu mới bắt đầu lộ diện. Trong phần lớn trường hợp, vết sâu thường bắt đầu từ các rãnh trên bề mặt nhai của răng phía trong, ở kẽ các răng và ở gần viền lợi (cổ răng). Nhưng vị trí cũng không nói lên nhiều, cách tốt nhất để chăm sóc và chữa trị răng miệng đó là thường xuyên đi thăm khám nha sĩ. Làm thế nào để tránh sâu răng? • Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và nên sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày nhằm loại bỏ hết các mảng bám ở kẽ răng và dưới lợi. • Nên đi khám răng thường xuyên. Việc chăm sóc bảo vệ răng có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của mảng bám và khiến những vấn đề nhỏ mắc phải không bị trầm trọng thêm. • Nên có chế độ ăn hợp lý, hạn chế thức ăn có đường. Nếu có dùng các loại thức ăn đó thì nên dùng trong bữa ăn, không nên ăn vặt. Làm được như vậy, bạn sẽ giảm thiểu sự tấn công của các axit lên răng. • Nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ răng có chứa chất fluor, nhất là kem đánh răng. Và đảm bảo rằng nước uống gia đình bạn dùng hàng ngày cũng có chứa chất đó. • Nếu các thức uống ở nhà bạn không có chứa fluor, hãy nhờ nha sĩ kê cho 1 danh sách các thức bổ sung chất đó. Mảng bám răng? Mảng bám răng là một chất dính, không màu có chứa vi khuẩn và đường, được hình thành liên tục trên răng. Mảng bám răng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về lợi, nó có thể vôi hoá và trở thành cao răng nếu không được lấy đi thường xuyên. Làm thế nào để nhận biết mảng bám răng? Mảng bám răng có ở tất cả mọi người – vi khuẩn nằm trong các mảng bám này phát triển không ngừng trong miệng. Chúng sống nhờ vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và nước bọt trong miệng. Mảng bám này tạo ra axit tấn công liên tục lên răng làm mất men răng, gây nên sâu răng. Vì vậy nếu không loại bỏ mảng bám, lợi sẽ bị rát và viêm (lợi đỏ, sưng và chảy máu). Viêm lợi sẽ phát triển thành viêm quanh răng và có thể dẫn đến mất răng. Làm thế nào để không có mảng bám răng? Để hạn chế các mảng bám răng cần phải chăm sóc răng một cách đầy đủ. Bạn hãy ghi nhớ các điểm sau : • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế mảng bám trên tất cả các bề mặt rănng. • Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày để lấy mảng bám giữa các răng và dưới lợi, ở những chỗ bàn chải không tới được. • Hạn chế các thực phẩm ngọt và tránh nhấm nháp cả ngày. • Khám nha sĩ thường xuyên để lấy cao răng và kiểm tra răng miệng. Lấy cao răng hạn chế các mảng bám và cao răng tích tụ trên răng và dưới chân răng. Cao răng là gì? Cao răng là do các mảng bám bị vôi hoá mà thành. Cao răng hình thành ở thân răng, vùng quanh răng và dưới lợi. Việc hình thành cao răng này lại tạo nên một bề mặt rất thuận lợi cho gia tăng mảng bám. Một khi các vi khuẩn gây hại nhân rộng sẽ dẫn đến sâu răng, các bệnh về lợi và viêm quanh răng. Cao răng không chỉ gây hại cho răng và lợi mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ. Do cấu tạo lỗ xốp, cao răng rất dễ hấp thụ màu. Vì thế, nếu bạn hút thuốc hay có thói quen uống trà, cafe, việc tránh hình thành cao răng là điều vô cùng cần thiết. Làm gì nếu bạn có cao răng? Trái với mảng bám là tập hợp của các vi khuẩn không màu, cao răng rất dễ nhận biết nếu nó hình thành trên lợi. Thường cao răng sẽ có màu vàng nhạt, xám nhạt hay thậm chí là màu đen. Cách tốt nhất để nhận biết và loại bỏ cao răng là đến thăm khám nha sĩ. Có thể ngăn chặn sự hình thành của cao răng? Muốn ngăn chặn sự hình thành của cao răng, bạn nên đánh răng đúng cách, nhất là với kem đánh răng có chứa chất diệt cao răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa. Một khi cao răng đã hình thành, chỉ có nha sĩ mới loại bỏ được chúng bằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, người ta gọi đó là lấy cao răng. Cao răng là mối đe doạ nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng và nó sẽ khiến cho nụ cười của bạn kém phần quyến rũ. Một khi cao răng hình thành, chỉ có phương pháp lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng mới loại bỏ được chúng. Các bộ phận khác nhau của răng? • Thân răng: là phần trên của răng, phần duy nhất có thể nhìn thấy một cách thông thường. Hình dáng của thân răng quyết định chức năng của răng. Ví dụ như các răng cửa thường sắc và có hình cái kéo, có chức năng cắt thức ăn; còn răng hàm thì có bề mặt rộng để nghiền thức ăn. • Viền lợi: là nơi ngăn cách giữa răng và lợi. Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách sẽ làm tăng sự tích luỹ các mảng bám và cao răng ở viền lợi gây viêm lợi và các bệnh về lợi. • Chân răng: là phần răng nằm trong xương. Chân răng chiếm khoảng 2/3 độ dài của răng và giữ cho răng ở đúng vị trí. • Men răng: Lớp bao phủ ngoài cùng trên thân răng. Men răng là lớp mô cứng nhất và chứa nhiều muối khoáng nhất của cơ thể. Tuy nhiên nếu không vệ sinh răng sạch sẽ, sâu răng sẽ tấn công vào men răng. • Ngà răng: một lớp của răng, nằm dươí men răng và tạo nên chân răng. Ngà răng là nơi có hàng triệu ống nhỏ li ti nối giữa miệng và tuỷ răng. Sau khi tấn công men răng lỗ sau tiếp tục đi vào ngà răng. • Tuỷ răng: là một lớp mô mềm nằm ở vị trí chính giữa của tất cả các răng. Đó là nơi chứa nhiều mạch máu và các dây thần kinh. Khi lỗ sâu tấn công vào tuỷ thường gây đau nhức. • Lợi: những mô màu hồng bao quanh răng và xương được gọi là lợi, chúng hình thành nên một hàng rào bảo vệ cổ chân răng. Nếu lợi bị viêm thì đó là bệnh viêm lợi, còn nếu xương bị viêm tức là bạn bị viêm quanh răng. • Xương ổ răng: là xương hàm bao quanh răng. Viêm quanh răng có thể gây tiêu xương ổ răng, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. • Dây chằng quanh lợi: các sợi cơ của mô liên kết nằm giữa xương ổ răng và chân răng. Các dây chằng này có chức năng giữ cho răng ở đúng vị trí. Thế nào là bệnh về lợi? Khi lợi bị viêm và có tác động xấu đến xương quanh răng được gọi là bệnh về lợi. Các bệnh này là hậu quả của các vi khuẩn trên các mảng bám, chất dính không màu tấn công lên răng. Nếu không đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để loại trừ các mảng bám, chúng sẽ càng tăng lên và không chỉ gây nhiễm trùng lợi, răng mà cả phần xương bao quanh bảo vệ răng. Nếu để lâu răng sẽ có nguy cơ bị tụt lợi, bị rụng hoặc bắt buộc phải nhổ. Các bệnh về lợi trải qua 3 giai đoạn: • Viêm lợi - giai đoạn đầu tiên của bệnh. Viêm lợi là do sự tích luỹ các mảng bám ở viền lợi. Nếu như việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không loại bỏ được các mảng bám thì các chất độc sẽ gây rát mô quanh lợi và gây nên viêm lợi. Bạn có thể thấy chảy máu khi đánh răng và khi vệ sinh răng bằng chỉ tơ nha khoa. Bệnh viêm lợi có thể bị mắc lại, nhưng xương và các mô liên kết quanh răng để bảo vệ răng thì sẽ không hồi phục lại như ban đầu. • Viêm quanh răng - giai đoạn xương và các sợi cơ quanh răng bị tiêu và không trở lại như trước nữa. Các khoảng trống bắt đầu được hình thành ở giữa răng và lợi, chúng là nơi chứa thức ăn và mảng bám. Một phương pháp điều trị thích hợp và biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả sẽ kìm hãm sự tiến triển của bệnh. • Viêm lợi mức độ cao: bệnh viêm lợi đã tiến triển, cơ và xương bao quanh răng bị tiêu huỷ dẫn đến răng bị di chuyển và lung lay. Bạn sẽ thấy việc ăn nhai bị thay đổi, nếu các biện pháp điều trị đưa ra không mang lại hiệu quả như mong đợi thì răng của bạn sẽ phải nhổ. Làm thế nào để nhận biết bệnh về lợi? Các bệnh về lợi có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, nhưng thường thấy nhất là ở những người trưởng thành. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ mau chữa khỏi. Hãy đến khám nha sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau : • Lợi bị đỏ, sưng và đau. • Lợi bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ tơ nha khoa. • Răng dường như dài hơn vì bị tụt lợi. • Lợi không dính chặt vào răng nữa và tạo ra khe hở. • Sự thay đổi vị trí của răng khi nhai. • Có mủ giữa răng và lợi. • Hôi miệng hoặc có vị đắng trong miệng. Làm thế nào để điều trị các bệnh về lợi? • Trong giai đoạn đầu của các bệnh về lợi, bạn hãy chải răng sạch sẽ và dùng chỉ tơ nha khoa. Vệ sinh răng miệng sẽ giúp hạn chế các mảng bám răng. • Các mảng bám răng nếu để lâu sẽ hình thành cao răng. Vì vậy vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp duy nhất hạn chế các mảng bám trên răng. Hãy đến nha sĩ để lấy cao răng. • Lấy cao răng sâu dưới lợi giúp san bằng các mảng bám ở chân răng và hạn chế khả năng tích luỹ của chúng. Bạn nên đến khám nha sĩ để điều trị ngay từ khi bệnh mới bắt đầu, trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh của bạn đã phát triển qua giai đoạn đầu thì phải điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.. Lợi khoẻ Viêm lợi Viêm quanh răng Nhiệt và loét miệng là gì? Đó là những vết sưng, tổn thương ở miệng, môi hay lưỡi. Có nhiều loại thương tổn nhưng được biết đến nhiều nhất là nhiệt miệng, ecpet (mụn rộp), bạch sản và nấm candida. Chúng ta sẽ nói thêm về các bệnh đó ở phần sau. Nếu bạn có 1 thương tổn ở miệng thì yên tâm rằng bạn không phải là trường hợp cá biệt, có khoảng 1/3 dân số bị mắc chứng bệnh này. Tuy vậy, những thương tổn miệng, những vết rát hay nhiệt miệng có thể khiến bạn bị đau, bị xấu đi và có thể khiến việc ăn nhai hay nói chuyện của bạn trở nên khó khăn. Một tổn thương miệng không thể được chữa dứt điểm chỉ trong 1 tuần và phải nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ. Người bệnh sẽ được chỉ định làm sinh thiết (lấy mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu) để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và các nguy cơ về ung thư hay AIDS... Làm thế nào để nhận biết nhiệt miệng hoặc các thương tổn khác? Các dạng tổn thương miệng có thể được nhận biết qua các dấu hiệu sau : • Nhiệt miệng là những vết rộp nhỏ màu trắng hoặc những vết loét màu đỏ. Hay bị nhầm lẫn với bệnh ecpet có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng trên thực tế nhiệt miệng không phải là bệnh truyền nhiễm. Dấu hiệu dễ phân biệt nhất đó là nhiệt miệng thường xuất hiện trong khoang miệng còn ecpet thì chỉ ở xuất hiện ở phía ngoài miệng. Nhiệt miệng hay bị tái phát nhiều lần, có thể to hoặc nhỏ, các vết nhiệt phân bổ ở nhiều nơi hoặc tập hợp thành 1 nhóm. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân thực sự gây nên nhiệt miệng xong các nhà khoa học vẫn tin rằng hệ thống miễn dịch, vi khuẩn hay virut chính là thủ phạm. Các nhân tố như stress, ngoại thương, dị ứng, ngộ độc thuốc lá, thiếu sắt hay các vitamin khác hoặc yếu tố di truyền cũng có thế được xem là các tác nhân gây bệnh. • Ecpet simplex là 1 đám các mụn nước nhỏ gây đau nằm ở vùng xung quanh môi, đôi khi dưới mũi hoặc trên cằm. Ecpet là căn bệnh lây nhiễm dễ dàng do 1 loại virut mang tên ecpet gây nên. Người bệnh có thể bị lây từ nhỏ, nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt hoặc bị nhầm lẫn với bệnh cúm hay cảm mạo. Một khi bị lây bệnh, virut ecpet sẽ ẩn trú trong cơ thể người bệnh, chúng có thể phát triển thành bệnh hoặc cứ thế ngủ yên trong cơ thể. • Bạch sản là mảng dầy màu trắng thường xuất hiện ở mặt trong của má, trên lợi hoặc trên lưỡi. Hút thuốc lá nhiều chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh này, ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác như các thiết bị răng không phù hợp hay má bị tái tổn thương nhiều lần. Khoảng 5% trường hợp mắc bạch sản chuyển biến thành ung thư vì vậy làm sinh thiết là bước đầu tiên được chỉ định. Bạch sản có thể tự khỏi khi người bệnh ngưng dùng thuốc lá. • Bệnh nấm candida là 1 loại bệnh do nấm candida albican gây nên, được nhận diện dưới dạng các mảng màu kem, vàng trắng xám hoặc đỏ và thường ở các vị trí ẩm ướt của miệng. Bệnh này thường gây đau và hay xuất hiện ở những người phải đeo các thiết bị răng miệng, trẻ sơ sinh hay những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Người bị chứng khô miệng hay những người đã và đang dùng kháng sinh đều có khả năng mắc bệnh cao. Làm thế nào để chữa nhiệt và loét miệng? • Nhiệt miệng – là bệnh hay tái phát nhưng có thể được chữa khỏi trong vòng từ 7- 10 ngày. Việc dùng kem bôi, thuốc giảm đau sẽ giúp giảm thiểu tạm thời những khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Nước xúc miệng diệt trừ vi khuẩn cũng được chỉ định nhằm giảm đau rát. Đôi khi nha sĩ sẽ kê thêm 1 số thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm thứ phát. • Ecpet – Các đám mụn nước sẽ được chữa khỏi và lặn trong khoảng 1 tuần. Do không có thuốc chữa triệt để bệnh ecpet nên các mụn nước này sẽ xuất hiện trở lại dưới tác động của ánh nắng mặt trời hay khi người bệnh bị stress, bị dị ứng hoặc bị sốt. Để giảm thiểu tạm thời những khó chịu, người bệnh có thể tự mua thuốc tê hoặc đến khám nha sĩ để được kê đơn thuốc kháng virut nhằm hạn chế sự lây lan của mụn nước. • Bạch sản - Bước đầu tiên để chữa căn bệnh này là loại bỏ tác nhân gây nên tổn thương. Ở một số người điều này có nghĩa là bỏ thuốc lá, ở người khác là chỉnh sửa lại các thiết bị răng để tránh làm tổn thương miệng. Nha sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, theo dõi những tổn thương đó 3 hoặc 6 tháng 1 lần tuỳ theo vị trí, kích cỡ và loại thương tổn. • Bệnh nấm candida - Muốn chữa trị phải loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh. 1. Nên đánh rửa sạch sẽ các thiết bị răng miệng và tránh đeo vào ban đêm. 2. Nếu nguyên nhân là do dùng thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai, nên giảm liều lượng thuốc dùng hoặc đổi phương pháp điều trị. 3. Việc dùng nước bọt nhân tạo sẽ trợ giúp rất nhiều cho những bệnh nhân bị khô miệng. 4. Đối với những nguyên nhân khó tránh hoặc nan y, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng nấm. 5. Điều tối quan trọng là cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Mụn nước Nhiệt miệng Hôi miệng là gì? Vấn đề hôi miệng xuất hiện ở rất nhiều người. Ước tính có khoảng 40% dân số mắc phải căn bệnh này. Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: • Vệ sinh răng miệng không đủ sạch (sử dụng bàn chải đánh răng và chỉ tơ nha khoa không đúng cách) • Ăn các thực phẩm có hành, tỏi. • Hút thuốc và uống ruợu. • Khô miệng do một số loại thuốc, hoặc dùng nhiều loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ và chảy nước dãi trong khi ngủ. • Mắc các bệnh chung chung như ung thư, tiểu đường, bệnh về gan hoặc thận. Làm thế nào để nhận biết hôi miệng? Một cách để nhận biết mùi hôi của miệng là lấy tay che miệng, sau đó thở ra bằng miệng và hít vào bằng mũi. Một cách khác là nhờ ai đó để biết miệng bạn có mùi hôi hay không. Bạn cũng nên biết rằng nhiều người miệng có mùi rất hôi khi ngủ dậy do nước bọt tiết ra axit hoà với thức ăn còn sót lại trong miệng và lên men. Vì vậy, đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng trước khi ngủ, chải răng và lưỡi sau khi ngủ dậy sẽ giúp hạn chế mùi hôi vào buổi sáng. Làm thế nào để tránh hôi miệng? Ngoài việc tránh dùng các thực phẩm gây mùi, bạn có thể giảm bớt hôi miệng theo các cách sau: • Đánh răng sạch sẽ 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót trong miệng. • Tháo các thiết bị răng miệng vào buổi tối và đánh rửa sạch sẽ trước khi đeo lại. • Đi khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Nếu chải răng và dùng chỉ tơ không cải thiện mùi hôi, hãy đến khám nha sĩ vì đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Chỉ có nha sĩ mới biết nguyên nhân của mùi hôi trong miệng bạn có phải là do viêm lợi, khô miệng hay các mảng bám cao răng hay không. Làm thế nào để biết răng cần điều trị? Đối với tất cả các chấn thương răng miệng, cần đến khám nha sĩ ngay lập tức để đưa ra kế hoạch điều trị cần thiết. Nha sĩ sẽ kiểm tra vùng bị tổn thương và chụp X quang nếu cần. Nếu bạn thấy đau khi răng bị gãy, nứt hoặc mẻ thì trước tiên hãy mua thuốc giảm đau ở hiệu thuốc. Hãy cố gắng giữ mẩu răng bị vỡ để đưa cho nha sĩ. Nếu răng của bạn bị rụng ra hoàn toàn do bị thương, hãy mang đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Răng của bạn sẽ có thể được gắn lại hoặc trồng lại trong miệng. Làm thế nào để điều trị các vấn đề sau? Răng bị mẻ - Nếu răng không bị đau và bị mẻ ít thì bạn sẽ là người quyết định bao giờ chữa và chữa như thế nào. Tuỳ theo mức độ quan trọng của chỗ mẻ, có thể chỉ cần mài răng hoặc đánh bóng răng để giữ thẩm mỹ. Ngoài ra bạn có thể làm vơ-nia, chụp răng hoặc hàn răng. Bạn có thể yêu cầu nha sĩ giải thích về các phương án khác nhau này. Nếu chỗ hàn hoăc răng giả bị mẻ thì cần làm lại. Răng bị nứt hoặc gãy - Nếu răng bạn bị nứt hoặc gãy thì cần điều trị ngay khi có thể, tránh để tình trạng nặng hơn. Trong mốt số trường hợp cần điều trị tuỷ hoặc nhổ răng. Nếu vết nứt không chỉ ở trên men răng mà còn vào ngà răng thì phương án tốt nhất là làm chụp cho răng. Bạn nên biết rằng vết nứt không phải luôn luôn nhìn thấy được, ngay cả trên fim X quang. Răng bị nứt hoặc gãy thường có triệu chứng sau : đau khi nhai, buốt khi uống nước lạnh; ăn đồ dai và nóng, buốt khi có luồng khí thổi vào. Răng rụng – Trong trường hợp này, muốn cứu được răng cần tiến hành việc trồng lại càng sớm càng tốt. Mỗi phút trôi qua số lượng các tế bào chết ở chân răng ngày càng nhiều. Sau khi răng bị rụng, hãy cầm vào thân răng và không để răng bị khô. Bạn nên bảo quản răng trong sữa, trong nước bọt hoặc trong huyết thanh sinh lý và đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Tốt nhất là trồng lại răng trong vòng 30 phút sau khi răng bị rụng, không nên để quá 2 tiếng. Sau khi trồng lại, có những trường hợp cần điều trị tuỷ răng sau 1 hoặc 2 tuần khi răng đã cố định. Những răng bị mất vĩnh viễn, do nhổ hoặc do tai nạn, phải được thay thế để tránh các vấn đề khó khăn khi ăn nhai và nói chuyện, để hạn chế sự di chuyển của các răng bên cạnh hay tránh làm hại khớp thái dương hàm cũng như hạn chế việc tiêu xương hàm. Các răng đã mất có thể thay thế bằng cầu răng, hàm giả tháo lắp hoặc trồng răng. Gãy hàm - Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người khác bị gãy hàm thì không nên chạm vào. Hãy lấy khăn mùi xoa hoặc khăn quàng quấn quanh cằm và thắt nút trên đỉnh đầu để giữ cho hàm ở nguyên vị trí. Dùng gạc lạnh để tránh bị phù. Hãy đến khám cấp cứu ngay lập tức và liên lạc với nha sĩ. Răng bị mẻ ở phía trước. Răng bị rụng vĩnh viễn. NHA KHOA MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsau_rang_2886.pdf
Tài liệu liên quan