Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), chúng ta bắt đầu xây dựng
chiến lược phát triển đất nước với thời kỳ 10 năm (1991‑2000) và cho
đến nay, Việt Nam đã trải qua gần hai thời kỳ chiến lược phát triển. Để
cụ thể hoá một bước của chiến lược phát triển đất nước, từng vùng lãnh
thổ được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội. Đến thời điểm
hiện tại, quy hoạch tổng thể phát triển 6 vùng kinh tế ‑ xã hội1 ở Việt
Nam đang được trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa
phương đóng góp ý kiến.
Có phải chăng rằng chỉ có Việt Nam có quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế vùng, được xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cụ thể hoá hơn
các mục tiêu, định hướng, và giải pháp của chiến lược phát triển đất
nước đối với từng vùng? Nếu chỉ cần vào trang web tìm kiếm hàng đầu
thế giới, Google, và nhập dòng chữ “regional planning” (quy hoạch
vùng) ta sẽ nhận được 603.000.000 địa chỉ tương ứng. Như vậy, có thể
thấy rằng, quy hoạch vùng của Việt Nam không phải là mới, là duy nhất.
Trong các tài liệu, tác giả nghiên cứu, quy hoạch vùng đang được thực
hiện ở nhiều nước khác nhau, từ những nước phát triển đến những quốc
đang phát triển, nhưng khái niệm về vùng, các cách tiếp cận, những nội
dung và phương thức thực hiện quy hoạch có nhiều điểm khác biệt.
17 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ tương ứng như vậy. Mục tiêu phát triển
của vùng ĐBSH dựa vào những yêu cầu của cả nước đối với vùng
ĐBSH, yêu cầu tự thân của vùng:
Xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển
kinh tế, khoa học ‑ công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đồng thời
lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc
tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và
khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
272 Nguyễn Hoàng Hà
‑ Mục tiêu cụ thể cho từng tiêu chí như tăng trưởng, GDP/người, dân
số,... của vùng ĐBSH được dựa vào các mô hình tính toán khác nhau
cho từng chỉ tiêu (ghi rõ trong phần Phụ lục).
‑ Bố trí không gian lãnh thổ:
+ Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Phương pháp dựa trên các nghiên
cứu của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các nghiên cứu của Bộ Giao
thông Vận tải, của Bộ Công thương.
+ Đối với sự phát triển các ngành: Dựa trên các chuyên đề nghiên
cứu được đặt bài của các chuyên gia, sau đó các chuyên gia về lĩnh vực
vùng tổng hợp.
‑ Phát triển bền vững: Kết hợp với đội ngũ về Đánh giá môi trường
Chiến lược nghiên cứu lĩnh vực môi trường.
‑ Giải pháp: Tập trung nghiên cứu giải pháp cho 3 đối tượng: Nhà
nước ‑ Doanh nghiệp ‑ Công dân.
Bản Quy hoạch vùng ĐBSH được trình bày bằng văn bản và thể hiện
bố trí không gian lãnh thổ bằng hệ thống bản đồ (24 bản đồ).
4. Một số kiến nghị đối với cách tiếp cận, phương pháp và quy
trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng
4.1. Về cách tiếp cận
Chúng tôi đồng tình với cách tiếp cận của các học giả phương Tây,
khi cho rằng vùng là một đơn vị cạnh tranh của quốc gia trên phạm vi
toàn cầu. Hiện nay, mặc dù chúng ta đã có những hình dung và quan
niệm rằng vùng có không gian mở nhưng do sự hạn chế về nhân lực, về
thông tin nên có những lĩnh vực chúng ta chưa dự báo có độ tin cậy cao.
4.2. Về phương pháp
Các phương pháp lập quy hoạch hiện đang thiếu và yếu. Chúng ta
vẫn dựa vào những phương pháp lập quy hoạch trước đây, chưa có sự
“đột biến” và “cải cách” về phương pháp lập quy hoạch, ngay cả
phương pháp bản đồ GIS chưa được sử dụng một cách hiệu quả và hợp
lý. Nhiều phương pháp được phổ biến áp dụng ở các nước phương Tây
Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 273
(đã in thành giáo trình) chưa được dịch và biên soạn dành cho các cán
bộ lập quy hoạch và các sinh viên ngành kế hoạch, địa lý kinh tế... Chính
vì vậy, cần nhanh chóng nâng cao chất lượng lập và quy hoạch bằng việc
nghiên cứu và bổ sung các phương pháp định lượng và mô hình hoá
quy hoạch vùng cũng như cập nhật các lý thuyết phát triển vùng và địa
lý kinh tế.
4.3. Về quy trình lập quy hoạch
Cần giải quyết một số các khó khăn sau đây:
‑ Chiến lược có trước, quy hoạch có sau và là sự cụ thể hoá các bước
của chiến lược. Nhưng trên thực tế, các quy hoạch vùng có khả năng
có trước sự ra đời về chiến lược phát triển (6 vùng kinh tế ‑ xã hội dự
kiến được Thủ tướng phê duyệt năm 2010, trong khi Chiến lược phát
triển được phê duyệt vào năm 2011, khi Đại hội Đảng XI diễn ra); quy
hoạch vùng có tầm nhìn dài hạn hơn cả chiến lược (Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế ‑ xã hội lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ
15 ‑ 20 năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm); quy hoạch tỉnh có
trước quy hoạch vùng.
‑ Tính thứ tự và ưu tiên của Quy hoạch: Quy hoạch nào trước, Quy
hoạch nào sau; Quy hoạch nào quan trọng hơn và Quy hoạch nào là có
ưu tiên thấp hơn;
‑ Chế tài và khen thưởng trong việc thực thi quy hoạch đối với
cấp Bộ, ngành và địa phương hiện chưa có; cách thức điều hành và
quản lý quy hoạch vùng không cụ thể, do đó dẫn dễ đến tính đổ vỡ
của quy hoạch.
‑ Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc lập và thẩm
định các quy hoạch là yếu và gây ra sự lãng phí. Ví dụ, những người
phê duyệt quy hoạch vùng không liên quan đến những người phê duyệt
Đánh giá môi trường chiến lược. Nếu quy hoạch tổng thể vùng được
phê duyệt trong khi đánh giá môi trường chiến lược lại không được
thông qua thì cách thức giải quyết sẽ ra sao?
‑ Cần xây dựng cơ chế phản biện xã hội đối với quy hoạch tổng thể
kinh tế ‑ xã hội, tức là cần có sự tham gia nhiều hơn của người dân và
doanh nghiệp.
274 Nguyễn Hoàng Hà
Theo tôi, để giải quyết được điều này, cần phải xây dựng cơ chế
thích hợp cho việc quy hoạch tổng thể vùng, mà trước hết cần ra đời
Luật quy hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh
tế ‑ xã hội ở Việt Nam, Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, Việt Nam.
[3] Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, Việt Nam.
[4] Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ‑CP Về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội, Hà Nội,
Việt Nam.
[5] Chương trình KX.02‑05 (2003), ‘Điểm xuất phát và cơ sở khoa học xác
định phương hướng phát triển các vùng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam’, Báo cáo phục vụ hội thảo, tháng
6 năm 2003, Hà Nội, Việt Nam.
[6] Chương trình KX. 02‑05 (2003), ‘Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu
vùng kinh tế. Thực trạng, vấn đề và phương hướng’, Báo cáo khoa học
tại hội thảo, tháng 6 năm 2003, Hà Nội, Việt Nam.
[7] Bagchi‑Sen, S. và Smith, H.L. (2006), Economic Geography. Past, Prensent
and Future, (Địa lý kinh tế. Quá khứ, hiện tại và tương lai), xuất bản lần
thứ nhất, Nxb Routledge, London, Anh.
[8] Barnes, T., Peck, J., Sheppard, E., và Tickell, A. (2004), Reading Economic
Geography, (Bài đọc địa lý kinh tế), xuất bản lần thứ nhất, Nxb
Blackwell, Malden, Hoa Kỳ.
[9] Barnett, J. (2001), Planning for a new century. The regional agenda, (Kế
hoạch cho thế kỷ mới. Chương trình nghị sự vùng), NXB Island,
Washington D.C, Hoa Kỳ.
[10] Brakman, S., Garretsen, H., và Marrewijk, C.V., 2001. An Introduction to
Geography Economics. Trade, Location and Growth, (Giới thiệu về Kinh tế
học địa lý. Thương mại, Địa điểm và Tăng trưởng).
Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 275
[11] Capello, R. và Nijkamp, P. (2009), Handbook of Regional Growth and
Development Theories, (Sổ tay về các lý thuyết tăng trưởng và phát triển
vùng), Nxb Edward Elgar, Cheltenham, Vương quốc Anh.
[12] Chant, S. và McIlwaine, C. (2009), Geographies of Development in the 21st
Century, (Địa lý học của sự phát triển trong thế kỷ 21), NXB Edward
Elgar, Cheltenham, Vương quốc Anh.
[13] Clark, G.L., Feldman, M.P., và Gertler, M.S. (2000), The Oxford Handbook
of Economic Geography, (Sổ tay Oxford về Địa lý kinh tế), xuất bản lần
thứ nhất, Nxb Oxford, Oxford, Anh.
[14] Combes, P.P., Mayer, T., và Thisse, J.F (2008), Economic Geography. The
Integration of Regions and Nations, (Địa lý kinh tế. Sự hội nhập các vùng
và các quốc gia), Nxb Đại học Princeton, Hoa Kỳ.
[15] Cooke, P. và Piccaluga, A. (2006), Regional Development in the Knowledge
Economy, (Sự phát triển trong nền kinh tế tri thức), xuất bản lần thứ
nhất, Nxb Routlege, London, Anh.
[16] Fingleton, B. (2007), New Directions in Economic Geography, (Những
định hướng mới trong địa lý kinh tế), Nxb Edward Elgar,
Northampton, Hoa Kỳ.
[17] Fischer, M.M., Hewings, G.J.D., Nijkamp, P., Snickars, F. (2009), New
Directions in Regional Economic Development, (Những định hướng mới
trong phát triển kinh tế vùng), Nxb Springer, Berlin, CHLB Đức.
[18] Frantianni, M., (2006), Regional Economic Integration, (Sự hội nhập kinh
tế vùng), xuất bản lần thứ nhất, Nxb Elsevier, Oxford, Vương quốc Anh.
[19] Gregory, D. và các cộng sự (2009), The Dictionary of Human Geography,
(Từ điển địa lý loài người), xuất bản lần thứ 5, Nxb Wiley‑Blackwell,
West Sussex, Vương quốc Anh.
[20] Hudson, R. (2005), Economic Geographies. Circuits, Flows and Spaces, (Địa
lý kinh tế. Những vòng cung, luồng dịch chuyển và không gian), xuất
bản lần thứ nhất, Nxb Sage, London, Anh.
[21] Kenney, M. và Florida, R. (2004), Locating Global Advantage. Industry
Dynamics in the International Economy, (Định vị Lợi thế Toàn cầu. Động
lực ngành trong nền kinh tế toàn cầu), Nxb Đại học Stanford, California,
Hoa Kỳ.
[22] Krugman, P. (1998), Development, Geography, and Economic Theory, (Phát
triển, Địa lý, và Lý thuyết kinh tế), xuất bản lần thứ nhất, Nxb Đại học
MIT, London, Anh.
276 Nguyễn Hoàng Hà
[23] Pike, A., Rodriguez‑Pose, A., và Tomaney, J. (2006), Local and Regional
Development, (Sự phát triển địa phương và vùng), xuất bản lần thứ nhất,
Nxb Routledge, London, Anh.
[24] Sheppard, E. và Barnes, J.T. (2005), A Companion to Economic Geography,
(Sách hướng dẫn về địa lý kinh tế), Nxb Blackwell, Victoria, Australia.
[25] Tickell, A., Sheppard, E., Peck, J., và Barnes, T. (2007), Politics and Practice
in Economic Geography, (Vấn đề chính trị và thực tiễn trong địa lý kinh
tế), xuất bản lần thứ nhất, Nxb Sage, London, Anh.
[26] Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2009), How Regions Grow.
Trends and Analysis, (Vùng tăng trưởng như thế nào. Các xu hướng và
sự phân tích), Nxb OECD, Paris, Pháp.
[27] Vertova, G. (2006), The Changing Economic Geography of Globalization,
(Quá trình đang thay đổi địa lý kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hoá), xuất
bản lần thứ nhất, Nxb Routledge, London, Anh.
Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 277
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_hoang_ha_3212.pdf