Tìm hiểu về pushmail

Hằng ngày ,chúng ta phải làm việc liên quan tới email.Chúng ta không thể ngồi một chỗ để đọc email,hay trả lời email, làm như thế công việc không hiệu quả và tốn nhiều thời gian để check email trên server email.Đối với những công việc năng động,thường xuyên đi lại như :chứng khoán,kinh doanh, .việc chậm trễ vài giây có thể gây thiệt hại rất lớn. Vì vậy, người ta có cách để có thể nhận được email nhanh nhất,đọc email nhanh nhất và trả lời nhanh nhất.Công nghệ Pushmail ra đời.Cùng với smartphone,Pushmail đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu.

Email server chỉ lưu email và việc chúng ta lấy về là việc phải chủ động thực hiện. Điều này khiến cho các email quan trọng, cần được biết ngay, xử lý ngay sẽ bị trễ mất một thời gian, thông tin càng muộn thì càng mất giá trị. Do đó, thay vì phải chủ động vào “check email”. Pushmail (hoặc Direct Push Technology của Microsoft) giúp chúng ta sẽ luôn nhận được email quan trọng tức thì. Email server và điện thoại sẽ tự động giao tiếp và đẩy email từ server về thiết bị (khác với việc thiết bị định kỳ vào email server lấy email về).

Ngày nay , Pushmail được tích hợp trên nhiều loại smartphone nhưng dịch vụ Pushmail đầu tiên sử dụng trên BlackBerry.Đầu 1990.RIM- một công ty kinh doanh thiết bị không dây của Canada cho ra đời chiếc BlackBerry đầu tiên và chạy trên mạng Mobitex của họ. BlackBerry được tích hợp công nghệ Pushmail tạo nên sự thành công ngoài mong đợi.Giải pháp cho Pushmail của RIM là kết hợp email với các thiết bị của họ, phần mềm BlackBerry Enterprise Server và trung tấm xử lý (NOC).

 

doc47 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu về pushmail, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÌM HIỂU VỀ PUSHMAIL 1.Giới thiệu về Pushmail 1.1 Tìm hiểu về Pushmail và lịch sử ra đời: Hằng ngày ,chúng ta phải làm việc liên quan tới email.Chúng ta không thể ngồi một chỗ để đọc email,hay trả lời email, làm như thế công việc không hiệu quả và tốn nhiều thời gian để check email trên server email.Đối với những công việc năng động,thường xuyên đi lại như :chứng khoán,kinh doanh,….việc chậm trễ vài giây có thể gây thiệt hại rất lớn. Vì vậy, người ta có cách để có thể nhận được email nhanh nhất,đọc email nhanh nhất và trả lời nhanh nhất.Công nghệ Pushmail ra đời.Cùng với smartphone,Pushmail đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu. Email server chỉ lưu email và việc chúng ta lấy về là việc phải chủ động thực hiện. Điều này khiến cho các email quan trọng, cần được biết ngay, xử lý ngay sẽ bị trễ mất một thời gian, thông tin càng muộn thì càng mất giá trị. Do đó, thay vì phải chủ động vào “check email”. Pushmail (hoặc Direct Push Technology của Microsoft) giúp chúng ta sẽ luôn nhận được email quan trọng tức thì. Email server và điện thoại sẽ tự động giao tiếp và đẩy email từ server về thiết bị (khác với việc thiết bị định kỳ vào email server lấy email về). Ngày nay , Pushmail được tích hợp trên nhiều loại smartphone nhưng dịch vụ Pushmail đầu tiên sử dụng trên BlackBerry.Đầu 1990.RIM- một công ty kinh doanh thiết bị không dây của Canada cho ra đời chiếc BlackBerry đầu tiên và chạy trên mạng Mobitex của họ. BlackBerry được tích hợp công nghệ Pushmail tạo nên sự thành công ngoài mong đợi.Giải pháp cho Pushmail của RIM là kết hợp email với các thiết bị của họ, phần mềm BlackBerry Enterprise Server và trung tấm xử lý (NOC). Sự thành công của BlackBerry mang lại lợi ích cho rất nhiều công ty,làm thay đổi cách làm việc và trao đổi hợp tác giữa các công ty trở nên thuận tiện,nhanh hơn.mọi lúc ,mọi nơi. BlackBerry làm nên cuộc cách mạng ở Bắc Mỹ, BlackBerry nổi tiếng tới mức một người dùng BlackBerry thì có Pushmail và làm cho BlackBerry nổi tiếng cũng nhờ được tích hợp Pushmail. Năm 2001. Chiếc BlackBerry được bán ở Châu âu sử dụng 2 chuẩn GMS và GPRS.ngày nay có rất nhiều smartphone được tích hợp công nghệ Pushmail và có thể sử dụng nhiều môi trường truyền khác nhau như CDMA,3G,WireLess ,GMS,GPRS…..Và giải pháp được sử dụng phổ biến ngày nay là kết hợp server hỗ trợ việc Exchange email và chương trình ở client để kết nối tới server exchange. Khi email được gửi lên mailbox , đối với kiểu pull thì email vẫn nằm đó cho tới khi chúng ta truy cập vào mailbox trên email server để lấy về,còn với Pushmail thì mỗi khi email đến thì nó sẽ được đẩy (push) đến client của chúng ta (thiết bị smart phone) bằng một alert có email mới trong box ngay khi email đó đến mail server.Như vậy với Pushmail việc phân phối email theo thời gian thực (real time) 1.2 Nguyên tắc hoạt động của Pushmail Pushmail được mô tả: mail client trên smartphone (hay còn gọi là mail user agent - MUA ) đặt chế độ thường xuyên kết nối tới Server (hay còn gọi là mail delivery agent – MDA) thông qua môi trường không dây.Quá trình push là quá trình “handshake” giữa client và server.Nếu server bận khi phải xử lý nhiều yêu cầu push từ nhiều thiết bị thì quá trình sẽ bị kéo dài dẫn tới time out. Mail client sẽ ngắt kết nối với server và việc push không thành công. Vì thế, việc handshark không nên đặt thường trực dễ gây lỗi time out,để khắc phục thì tăng thời gian delay giữa các lần push. Nhìn từ bên ngoài ta thấy dường như smartphone kết nối thường trực nhưng thật ra có thời gian delay với server.Việc thiết lập thời gian delay rất quan trọng và tùy vào server, công việc của chúng ta như :kinh doanh,chứng khóan….. BlackBery là PDA đầu tiên tích hợp Pushmail và sớm mang lại sự thành công.Công nghệ Pushmail ngày càng phổ biến và ngày nay có nhiều smartphone hỗ trợ Pushmail như Chatteremail cho Treo, Nokia Intellisync Wireless Email, Roadsync, hay Sony Ericsson phones Hiện nay một số Mail server công cộng kết hợp một số mail server hỗ trợ Pushmail để mang lại sự tiện lợi cho người dùng.Người dùng không phải đăng ký mail box ở những nơi có hỗ trợ Pushmail nữa,email sẽ được forward tới mailbox của server hỗ trợ Pushmail.Một ví dụ là sự kết hợp giữa Gmail và Emoze ( 1.3 Đặc điểm của Pushmail 1.3.1. Tính đúng lúc,hợp thời: nhận mail ngay sau khi mail tới servermail sẽ được push tới smartphone,vì thế không phụ thuộc vào vị trí,thời gian nhận mail. Qúa trình phân phối mail theo kiểu “real time”. 1.3.2 . Sự thuận tiện: email sẽ tự động push tới smartphone mà không cần động tác check mail nào, chúng ta chỉ cần thiết lập các thông tin ban đầu.viêc còn lại là qiá trình handshark giữ smartphone và server exchange. 1.3.4. Tính an toàn : không như check mail theo kiểu pull cần có máy tính để truy cập vào mail box, pushmail chỉ lưu trữ mail ở server và smartphone nên an toàn hơn,1 thiết bị thứ ba không thể truy cập để đọc trộm mail cũng như virus cho điện thoại ít hơn máy tính. 1.3.5. Tính tiện lợi: không chỉ email pushmail con có thể đính kèm theo PDF, DOC, XLS, PPT, PPS, ZIP, RAR, HTML, pictures….. mà hầu hết các smartphone có tích hợp các chương trình để đọc những file này. 1.3.6. Tính mềm dẻo : người dùng có thể thiết lập bộ lọc để loại bỏ mail spam,mail độc hại,lên danh sách những người cần gửi. 1.3.7. Tính kinh tế: việc đầu tư vào 1 chiếc smartphone để sử dung pushmail rẻ hơn rất nhiều so với laptop hay destop và không phài vấn đề của doanh nhân. 1.4. Phân biệt Pull Mail và Push Mail: Sự khác nhau cơ bản giữa Pull Mail và Push Mail đó chính là cách thức, thời gian lấy mail về thiết bị di động. 1.4.1 Pull Mail: Mail server chỉ lưu email và việc chúng ta lấy về là việc phải chủ động thực hiện. Điều này khiến cho các email quan trọng, cần được biết ngay, xử lý ngay sẽ bị trễ mất một thời gian, thông tin càng muộn thì càng mất giá trị. Thao tác nhận mail do người sử dụng quyêt định. 1.4.2 Push Mail: Thay vì phải chủ động vào “check email”. Pushmail (hoặc Direct Push Technology của Microsoft) giúp chúng ta sẽ luôn nhận được email quan trọng tức thì. Mail server và điện thoại sẽ tự động giao tiếp và đẩy email từ server về thiết bị (khác với việc thiết bị định kỳ vào mail server lấy email về). Nhận/gửi email ngay lập tức như SMS. Thậm chí với Windows Mobile, bạn dùng cùng 1 chương trình quản lý SMS để đọc email. Tuy nhiên, bên cạnh Email đó, chúng ta còn có khá nhiều các thông tin khác quan trọng như: Danh bạ, lịch hẹn, công việc cần làm. Chỉ không cẩn thận một chút là các contact sẽ biến mất khỏi điện thoại. Do đó, kèm theo cùng với dịch vụ Pushmail thường là các dịch vụ về đồng bộ dữ liệu, đây sẽ là một trong những dịch vụ cần thiết và có tính quan trọng, giúp cho chúng ta có thêm công cụ, tiện ích… bảo đảm và phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. 1.5. Push E-Mail ở Việt Nam và thế giới: 1.5.1Việt Nam: Ở Việt Nam, do hạ tầng kĩ thuật chưa cho phép, các mạng di động chưa hỗ trợ Push Mail, phần lớn điện thoại không hỗ trợ Wifi, chỉ còn 1 cách để sử dụng Push Mail là qua GPRS. Tuy nhiên, cước GPRS hiện nay còn cao, chưa phù hợp với đa số người dùng. Đặc biệt, việc thiếu các thiết bị hỗ trợ Push Mail. BlackBerry, thương hiệu nổi tiếng với công nghệ Push Mail vẫn còn xa lạ với người Việt Nam. Các hãng điện thoại khác mới bắt đầu sản xuất các thiết bị di động hỗ trợ Push Mail, giá thành khá đắt. Tất cả các nguyên nhân trên đã làm hạn chế công nghệ Push Mail ở Việt Nam. Hiện nay, có rất ít các Website hỗ trợ Push Mail cho di động, mới chỉ có website www.ppcvn.com và www.handheld.com.vn , Gnet (đang triễn khai) ở Việt Nam hỗ trợ công nghệ này. Push mail được nhiều doanh nghiệp quan nước ngoài rất quan tâm. Khi mà họ đã đầu tư một hệ thống mail cho các văn phòng của họ ở các nước, và ở các nước ấy họ đều có thể sử dụng Push mail cho các thiết bị cầm tay của họ nhưng ở VN thì chưa được vì các nhà cung cấp ở Việt Nam chưa có dịch vụ cộng thêm này (ví dụ như ở Việt Nam thì chưa có dịch vụ BlackBerry từ các nhà cung cấp như Vinaphone, Mobifone...), và nếu muốn thì lại phải đăng ký dịch vụ di động ở các nước xung quanh rồi dùng roaming để dùng tại Việt Nam, và đây là một lãng phí lớn. Tuy nhiên hiện nay, cũng đã có 1 bộ phận không ít những người dùng thiết bị hỗ trợ Push Mail như Pocket PC Windows Mobile hay Iphone, Blackberry. Dù rằng trước mắt chỉ là thích thú vì mới lạ, chứ thực ra ở Việt Nam hiện nay chưa hỗ trợ công nghệ này. 1.5.2 Trên thế giới: Tại Mỹ, nơi mà BlackBerry quá phổ biến, thì 95% doanh nhân Mỹ dùng BB làm phương tiện cá nhân hàng ngày, vì do nhu cầu của công việc cần tính cạnh tranh cao (thông tin đáp ứng tức thời). Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của RIM vẫn tăng tới gần 9% điều đó nhờ vào sự tăng trưởng của các thuê bao đăng ký, điều đó nói lên rằng số lượng người sử dụng BlackBerry ngày càng nhiều, vì tính năng của nó. Sự ra đời của các dòng điện thoại hỗ trợ Push Mail, với xu hướng công nghệ mới, đã tạo ra sự thu hút giới doanh nhân cũng như giới trẻ đam mê công nghệ. Việc đáp ứng thông tin chính xác,kịp thời, hay những email trong công việc được chuyển tới người dùng ngay lập tức, đã góp phần quan trọng cho công nghệ Push Mail phát triễn trên thế giới. 2.Vai trò của Pushmail 2.1 . Gởi nhận mail trước khi có Push Mail: Thư tín được gửi trên Internet thông qua TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Email có thể sử dụng rất nhiều giao thức Internet, các giao thức này là phương thức chuẩn công nghiệp cho việc truyền tải dữ liệu. Tối thiểu, bạn cũng phải có giao thức được sử dụng bởi các máy chủ mail vào– còn được gọi là “máy chủ người nhận”, thường là POP3 và IMAP. Các máy chủ mail đi (outgoing) - những máy chủ có nhiệm vụ gửi mail đến một hòm thư nào đó - sử dụng SMTP. Một công ty có thể có một máy chủ thẩm định riêng (LDAP) và có lẽ cả việc cung cấp các thành phần khác như lịch biểu (thường liên quan đến cơ sở dữ liệu SQL), Web mail (sử dụng các trình duyệt Web, với nó các giao thức tương đương là HTTP và IMAP), và kho lưu trữ tập trung của cấu hình máy khách (ACAP). Mỗi một giao thức phục vụ cho một nhu cầu khác nhau hoàn toàn. Ví dụ, POP3 được thiết kế để hỗ trợ cho các máy khách đã ngắt kết nối và nhẹ tải. IMAP cung cấp kho lưu trữ máy chủ của các thư mục mail. LDAP cung cấp sự thẩm định không chỉ cho các hệ thống mail mà còn chon các ứng dụng khác. Mỗi một giao thức liên quan đến một vấn đề riêng. Tuy nhiên hầu hết các giao thức này đều quan trọng, và nó tuỳ thuộc vào giao thức nào hợp với bạn. Có thể công ty của bạn cho là IMAP thiết thực hơn POP3 vì ngày nay IMAP thường được sử dụng phổ biến hơn POP3, mặc dù vậy cả hai đều có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta hãy xem xét một chút về những ưu nhược điểm này. IMAP phổ biến hơn vì mail vẫn nằm trong máy chủ. Hầu hết các máy khách mail (MUA) đều cho phép người dùng có thể đồng bộ dữ liệu với ổ cứng cục bộ - sự cần thiết khi di động, như trên các chuyến bay chẳng hạn – tuy nhiên, vị trí chính của các thư tín là trên máy chủ. IMAP cho phép việc quản trị trở lên dễ dàng hơn đối với các nhà quản lý CNTT vì chỉ có một máy tính để backup và nó cũng dễ dàng kiểm soát lượng không gian ổ tiêu tốn bằng việc hạn chế kích thước mailbox. Người dùng hiểu rõ giá trị khả năng truy cập mail của họ từ bất kỳ máy tính nào đang sử dụng MUA nào đó phù hợp, và vì IMAP có thể lưu trạng thái thư tín (như xem một thư đã được đọc hoặc được reply hay chưa) và giữ các thư đã được gửi đi. IMAP (riêng SSL IMAP, có bổ sung thêm các tính năng mới) cũng có thể kích hoạt sử dụng băng tần một cách hiệu quả. Thay vì download các thư đến hòm thư của người dùng, mặc định IMAP gửi header của thư (người gửi, người nhận và dòng tiêu đề,…). Chỉ có các thư đã được chọn gửi đến hộp thư và máy khách mới có thể lấy về phần văn bản mà không lấy về các file đính kèm. Tuy vậy, IMAP cũng có nhược điểm. Nếu một công ty giữ tất cả các mail trên một máy chủ, trong trường hợp không backup kịp thời cộng với số lượng email có thể là rất lớn, điển hình như các đính kèm hoặc các ảnh nhúng; nhiều công ty giải quyết vấn đề này bằng cách tạo các nguyên tắc về không gian đĩa (như tối đa là 100MB), điều đó sẽ làm khó chịu cho người dùng, nhất là những người thực sự cần đến nhiều nhu cầu. Rõ ràng, IMAP email không thể truy cập mà không có kết nối Internet hoặc việc đồng bộ với một máy tính cục bộ nào đó. Nhiều tranh luận giữa các chuyên gia về POP email chỉ là một khía cạnh của IMAP. Vì các thư được tải về vào một máy tính riêng, nên kích thước hộp thư bị hạn chế bởi không gian đĩa có sẵn của người dùng, và các thư có thể được xem vào bất kỳ lúc nào khi đã tải về – tuy vậy nó chỉ có thể xem từ trên chính máy đã tải về nếu người dùng không có thiết lập cụ thể lưu lại mail đã tải trên máy chủ. Nó cũng cho người dùng một cảm giác về sự riêng tư, POP3 được sử dụng rộng rãi cho các kết nối dial-up và nó làm việc với một máy khách email cũ hơn (do người dùng giữ) Về phía người dùng, họ check mail trên máy tính nhiều hơn là điện thoại. Điện thoại hỗ trợ check mail còn ít. Nếu có, chỉ là check mail qua GPRS, nhưng qua giao diện web của nhà cung cấp mail ( giống như truy cập internet bình thường), chưa có một chuẩn nào cho check mail trên di động. 2.2 Lợi ích khi dùng Pushmail 2.2.1 Tính tiện lợi và lưu động của pushmail: Không thể 1 ngày chúng ta bật máy tính lên và check email liên tục.Đối với công việc văn phòng thì có thể làm được nhưng đối với những công việc quan trọng thì rất bất lợi,ví dụ như chứng khoán yêu cầu phải di chuyển nhiều và liên tục, người dùng có thể không cần check mail mà mail sẽ tự động alert khi nó đến như SMS.Nếu dùng SMS để liên lạc thì vấn đề nghẽn mạng và SMS tới trễ là điều không thể tránh khỏi.Đối với chứng khoán việc chậm trễ vài giây cũng gây nên thiệt hại lớn.Pushmail có cơ chế khắc phục việc pushmail chậm và trách time out dẫn tới mất kết nối tới server mail. 2.2.2. Xóa bỏ khoảng cách địa lý: So với SMS cũng có nhiều tính năng giống pushmail thì pushmail có ưu điểm hơn.Thiết bị smartphone dùng pushmail không phụ thuộc vào khu vực địa lý đang sử dụng.Mỗi khi qua một nước khác ta lại phải dùng mạng di động khác thì SMS mới hoạt động được.Vấn đề ở đây ta phải nhớ mã nước,mã vùng và mạng di dộng đang dùng.Với pushmail chỉ cần có smartphone và wireless đây là những chuẩn ở bất kỳ đâu cũng dùng.Đồng thời một đặc điểm nữa là việc gửi mail tính theo dung lượng chứ không tính theo ký tự như SMS nên nội dung gửi nhiều hơn,ta có thể đính kèm các tập tin quan trọng trong pdf,excel,doc….mà hầu hết các thiết bị martphone có thể đọc được mà không cần cần máy tính. 2.2.3 Tính bảo mật: Việc check mail bằng máy tính có thể gây vấn đề về bảo mật như mất mail,mail bị đọc trộm hay người dùng có thể bị dính virus,trojan,spy…có thể mất tài khoản mail.Ngoài ra máy tính thường hư hỏng hơn smartphone dẫn tới mất mail.thất thóat mail…..Vấn đề đó được khắc phục phần lớn khi có pushmail.Không ai có thể sử dụng smartphone ngoài người sở hữu nó,các chương trình mã độc cho smartphone không nhiều và smartphone có cơ chế quản lý tài khoản,thông tin cá nhân,lịch làm việc….rất tiện lợi. Hạn chế khi dùng Pushmail 2.3.1. Đồng bộ: Đã nói tới pushmail thì rmail phải được push ngay khi tới server, server mail quả lý không tốt thì email không được push kiệp thời dẫn đến chậm trễ mail gây thiệt hai cho người dùng. 2.3.2. .Dung lượng: Email ngoài dạng text,người dùng còn đính kèm các file PDF, DOC, XLS, PPT, PPS, ZIP, RAR, HTML, pictures…gây việc push và nhận mail chậm hơn.Nếu media dùng để pushmail thì GPRS nhận mail chậm nhất và gây khó khăn khi nhận mail.Vì vậy cần phải nén mail có dung lượng nhỏ hay chỉ nhân dạng text còn file đính kèm có thể nhận trên máy tính. 2.3.3. Bảo mật: Wireless là media không an toàn nhất,dễ bị mất thông tin nếu bảo mật smartphone không kỹ,những sơ xuất do chúng ta tạo ra có thể lam mất các mail quan trọng. 2.3.4. Spam mail: Việc nhận mail bằng alert rất tiện lợi,nhưng đôi khi gây cho chúng ta khó chịu với các mail spam,không cần thiết. Chúng ta không thể 1 ngày nhận mấy trăm mail gây rất nhiều phiền toái,ảnh hưởng tới cong việc,vì vậy việc thiết lập các bộ lọc rất quan trọng. 2.3.5. Các trang web lừa đảo: Việc sử dụng máy tính có web browser tích hợp nhiều add on cảch báo các trang web độc hại,có hệ thống firewall,internet security bảo về chúng ta trước mọi virus,trojan,spy….còn trên smartphone việc hỗ trợ rất hạn chế nên chúg ta cần cản thận với các email không rõ nguồn gốc,yêu cầu xác nhận thông tin quan trọng liên quan tới ngân hàng….. 2.3.6. Server busy: Việc pushmail sẽ bị gián đoạn vì lỗi time out (client yêu cầu server và server không xử lý kịp).Vì vậy việc xác dịnh thời gian gửi các yêu cầu đến server cần phải hợp lý. 3. Quá trình nhận mail và gửi mail 3.1 Quá trình xử lý client và server Một công nghệ mới mang lại nhiều hiệu quả của DirectPush đó là nó có khả năng duy trì kết nối HTTPS giữa máy chủ Exchange và thiết bị di động, mỗi một session được duy trì bằng các xung nhịp. Bằng cách này, máy chủ Exchange có thể thông báo cho thiết bị di động xem có cần thay đổi mailbox liên kết hay không và nếu có sự thay đổi trong mailbox thì máy chủ có thể chỉ thị một đồng bộ. Khi thiết bị giữ được một session mở đối với máy chủ Exchange thì một số người có thể cho rằng điều này là khá xa xỉ. Tuy nhiên ở đây thiết bị đơn giản chỉ đặt và đợi đáp ứng, nó không cần phải gửi hoặc nhận dữ liệu trong trạng thái này. Nói cách khác, không cần việc trao đổi dữ liệu trừ khi có một sự thay đổi nào đó được phát hiện trong mailbox hoặc xung nhịp bị hết hạn. . Hình 1: quá trình kết nối client và server Quá trình Direct push giống như những request HTTP nhỏ tới những website mà mất một khoảng thời gian đáp ứng dài. Nội dung của những gói này được mã hóa bằng cách sử dụng Secure Sockets Layer (SSL), khiến cho quá trình nhận dạng direct push trở nên khó hơn.. 3.2. Các bước thực hiện. Những bước dưới đây cung cấp cái nhìn tổng thể về quá trình direct push: 1. Client đưa ra 1 thông điệp HTTP message được biết như là 1 request Ping tới Exchange server, hỏi Server xem có bất kỳ thay đổi nào xuất hiện trong mailbox của user trong 1 thời gian giới hạn trước.Trong request ping, client xác định những thư mục mà cần Exchange theo dõi những thay đổi. cụ thể như trong Inbox, Calendar, Contacts, và Tasks. 2. Khi Exchange nhận được request này, nó theo dõi xem những thư mục được chỉ định cho đến khi xuất hiện những thay đổi: • ] Thời gian giới hạn đã hết. Nếu nó xảy ra, Exchange đưa ra 1 đáp ứng HTTP 200 OK tới client. • ] Có thay đổi trong một trong những thư mục chẳng hạn như có mail tới.Nếu xảy ra Exchange đưa ra 1 đáp ứng và nhận diện thư mục nào có thay đổi. 3. Client trả lời lại những phản hồi từ Exchange server theo những trường hợp sau đây: • ] Nếu là 1 đáp ứng HTTP 200 OK nói rằng không có thay đổi gì xảy ra, nó lại đưa ra request Ping. ] Nếu nhận được đáp ứng khác HTTP 200 OK,client đưa ra 1 request đồng bộ hóa lần nữa giữa những thư mục có thay đổi. khi quá trình đồng bộ hoàn thành, client lại đưa ra 1 request Ping. • ] Nếu không nhận được bất kì phản hồi nào từ Exchange server trong khoảng thời gian định trước, nó hạ thấp khoảng thời gian trong request Ping và sau đó gửi lại 1 request. Client nhận được phản hồi rỗng sẽ biết đã hết thời gian và phát một tín hiệu request khác tới Exchage, Và cứ như thế lặp lại, Client yêu cầu Exchage phản hồi,hết thời gian Exchange báo rỗng và client phát request mới,cứ tiếp tục có sự kêt nối client và server thường xuyên- quá trình gọi là “heartbeat.".Trước khi gửi request mới từ client ,client sẽ gửi tín hiệu đồng bộ cho server báo có sự thay đổi. Giữa client và server duy trì kết nối liên tục để nhận mail.Trong lúc chúng ta không nhận hay gửi mail thì kết nối vẫn còn.Client duy trì bằng cách thực hiện kết nối TCP liên tục với server mặc dầu không gửi packet nào.Giữa client và server mã hóa dữ liệu (mã hóa mail) cho mục đích bảo mật bằng SSL hỗ trợ cho HTTP. 3.3. Đồng bộ trong gửi và nhận: (hình minh họa) Hình 2: đồng bộ trong gửi và nhận Kí hiệu “T” mô tả thời gian thực hiện Quá trình trao đổi thông tin diễn ra như sau: 1. Client “thức dậy” và gửi 1 HTTP request trên Internet tới Exchange Server, và sau đó đi vào tình trạng “ngủ” - sleep. Để giữ cho phiên làm việc hoạt động, request định khoảng nhịp - heartbeat interval, là khoảng thời gian mà server chờ đợi PIM hay mail mới đến trước khi gửi tín hiệu OK tới client. Trong hình trên,heartbeat interval là 15 phút. Heartbeat interval được xác định động; Client tự nó xác định dựa vào các điều kiện của mạng và 1 kết nối HTTP nhàn rỗi bao lâu thì được quy định dựa vào mạng - operator network. 2. Bởi vì không có PIM hay mail nào đến trong thời gian Heartbeat interval, server trả về giá trị HTTP 200 OK. 3. Việc trả lời của Server đánh thức client. Bởi vì kết nối không hết hạn thời gian suốt quá trình chờ đợi ở trên, client xác định rằng mạng có thể hỗ trợ những kết nối nhàn rỗi - idle connections cho ít nhất trong khoảng thời gian này. Vì thế client tăng thời gian rỗi lên. 4. Client gửi lại 1 request, có thề với khoảng thời gian chờ lớn hơn, vì thế nó khởi tạo lại quá trình. 5. Suốt khoảng thời gian heartbeat interval, server nhận được 1 thay đổi PIM change (chẳng hạn như thông tin Calendar mới) và ngay lập tức thông báo tới client. ở hình trên,nó xuất hiện 23 phút sau khi khoảng nhịp đầu tiên bắt đầu. 6. Đáp ứng của Server đánh thức Client. Sau đó client đồng bộ thông tin. Khi mà quá trình đồng bộ kết thúc, client lại gửi lại 1 HTTP request và sau đó vào trạng thái ngủ - sleep. 3.4 Vấn đề bảo mật trong quá trình Pushmail. 3.4.1 Password Policy và Data Encryption( Mã hóa dữ liệu): Pushmail sử dụng media truyền dẫn là wireless, GPRS là những media không an toàn,media cùng chung rất dễ theo dõi ,nghe trộm,lấy cắp thông tin.Vì vậy vấn đề quan trọng là có một chính sách bảo mật mật khẩu cũng như dữ liệu (email) cũng rất quan trọng. Trong quá trình gửi mail và nhận mail giữa client và server,mật khẩu được mã hóa sử dụng SSL . SSL(Secure Socket Layer) là một giao thức(protocol) cho phép truyền đạt thông tin một cách an toàn qua mạng.SSL mã hóa không chỉ là mật khẩu mà còn mã hóa cả dữ liệu truyền đi đảm bảo độ an toàn bằng cách mã hóa và giải mã sự liệu bằng các thuật toán và sử dụng cặp khóa public và private. 3.4.2 Certificate và authentication ( vấn đề xác thực) Lần đầu kết nối với server,Việc xác thực và chứng thực rất quan trọng trong pushmail nhằm xác định chính xác client có thực sự đúng đang truy cập vào server tránh trường hợp kẻ xấu mạo danh để nghe trộm và đánh cắp thông tin. Chứng thực cũng bảo vệ việc bị kẻ xấu ngồi ở giữa hai bên, lừa gạt cả hai bên nghĩa là kẻ xấu sẽ nói với server nó là client và nói với client nó là server để đọc được dữ liệu trao đổi giữa hai bên. Sau khi chứng thực thì quá trình xác thực giữ client và server diễn ra theo kiểu truyền thống là mật khẩu để xác định client có quyền truy cập hay không. Công nghệ Direct Push là công nghệ tích hợp trong exchange server dùng để pushmail khi mail tới server và được push ngay tới smartphone tương tự với khả năng chuyển đổi e-mail của thiết bị cầm tay BlackBerry do hãng Research In Motion phát triển. Công nghệ Direct Push (nhận mail bằng thời gian thực tức có thể nhận mail ngay tức thời, đồng bộ máy tính check mail) thể hiện sự mạnh mẽ từ phiên bản 5. Sang phiên bản mới, khả năng tìm kiếm email, gửi thư từ danh bạ, linh hoạt ghi chép, danh bạ, e-mail... đều thực hiện suôn sẻ. Chưa hết, nó còn có thể hiển thị e-mail dưới dạng html. Khi tin gửi hoặc nhận email gửi đến bằng đường link, bạn chỉ cần trỏ bút, mọi việc sẽ tự kết nối.Direct Push, Exchange 2003 SP2 còn được trang bị công cụ nén dữ liệu mới, tăng khả năng đồng bộ hoá với Outlook; và các trình điều khiển bảo mật an toàn hơn. Direct Push làm việc bằng việc giữ kết nối HTTPS tồn tại giữa thiết bị di động và Exchange 2007 CAS(Client Access Server). Vì công nghệ Direct Push sử dụng các yêu cầu HTTPS dài, do đó sóng mang và tường lửa của bạn phải được cấu hình với một giá trị time-out mặc định trong khoảng 15 đến 30 phút. Nếu giá trị này ngắn hơn thì việc thiết bị khởi tạo một yêu cầu HTTPS mới sẽ xảy ra nhiều hơn. Điều này không những tốn kém nguồn cấp mà còn gây ra nhiều vấn đề khác khi mà dữ liệu sẽ phải truyền tải nhiều hơn. Nếu giải pháp tường lửa trong tổ chức dựa trên ISA Server 2004 hoặc 2006, thì bạn có thể tham khảo những thông tin chi tiết về nó tại đây. 4. Điều kiện sử dụng Pushmail 4.1. Loại SmartPhone: Mặc dù Push Mail đã tồn tại nhiều năm trên những hệ thống có dây, một trong những hệ thống đầu tiên sử dụng với di động, những thiết bị không dây “always on” bên ngoài Châu Á là dịch vụ BlackBerry của Research In Motion. Tại Nhật Bản, “Push Mail” đã trở thành chuẩn trong thiết bị di động kể từ năm 2000. BlackBerry: BlackBerry sử dụng những thiết bị Mail User Agent (trạm mail người dùng) không dây và BlackBerry Enterprise Server được gắn vào 1 hệ thống mail bình thường ví dụ như Mail Exchange Server của Micrsoft. BES theo dõi E-Mail Server, và khi nó nhìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai viet Pushmai.doc
Tài liệu liên quan