Ngứa là một triệu chứng cơ năng thường gặp ở các bệnh da và được
định nghĩa “là một cảm giác buộc người ta phải gãi”. Ngứa có thể khu trú
hoặc toàn thân. Mỗi ngày, một người có thể gãi nhiều lần với triệu chứng
ngứa không liên tục, không có ý thức, không gây cảm giác khó chịu và thường
ngứa nhiều hơn về đêm. Đó là ngứa sinh lý.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Ngứa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngứa
Ngứa là một triệu chứng cơ năng thường gặp ở các bệnh da và được
định nghĩa “là một cảm giác buộc người ta phải gãi”. Ngứa có thể khu trú
hoặc toàn thân. Mỗi ngày, một người có thể gãi nhiều lần với triệu chứng
ngứa không liên tục, không có ý thức, không gây cảm giác khó chịu và thường
ngứa nhiều hơn về đêm. Đó là ngứa sinh lý.
Ngứa sẽ trở thành bệnh lý khi nó gây ra các tổn thương do gãi hoặc khi nó
khiến người bệnh phải tìm đến thầy thuốc.
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và hỏi bệnh. Tuy nhiên,
có thể không có các thương tổn cơ bản trên da. Khi đó, có thể củng cố thêm chẩn
đoán bởi các thương tổn thứ phát do gãi trên da người bệnh như: vết xước da và
các vết cào gãi, thậm chí loét da; sẩn ngứa (sẩn huyết thanh, sẩn cục); lichen hóa;
bội nhiễm (chốc, viêm da mủ).
Chẩn đoán phân biệt
Các cảm giác trên da khác như đau rát hay đau đớn: thường không kết hợp
với các thương tổn do gãi.
Chẩn đoán căn nguyên
Dựa trên hỏi bệnh để xác định:
- Tính chất khu trú hay lan tỏa của triệu chứng.
- Mức độ của triệu chứng ngứa (mất ngủ, rối loạn hành vi), mức độ trầm
trọng của các tổn thương do gãi, ảnh hưởng đến toàn trạng, công việc, giấc ngủ.
- Các tình huống khởi phát hoặc các yếu tố làm tăng triệu chứng (như sự
tăng tiết mồ hôi, thức ăn...) hay yếu tố làm dịu triệu chứng (ví dụ như tắm nước
lạnh...).
- Thời gian xuất hiện triệu chứng trong ngày.
- Tiến triển của triệu chứng (cấp tính, có cực điểm hay mạn tính).
- Các thuốc đã uống hoặc bôi tại chỗ.
- Các dấu hiệu toàn thân.
- Các tính chất khác có thể xảy ra.
Khám thực thể:
- Các thương tổn da: có thể cho phép định hướng đến một bệnh da đặc hiệu
có liên quan đến triệu chứng ngứa.
- Chứng vẽ nổi trên da: là những vạch mề đay do gãi.
- Các hạch ngoại biên, triệu chứng gan to hoặc lách to.
Chẩn đoán căn nguyên của triệu chứng ngứa lan tỏa
Ngứa lan tỏa với các thương tổn da đặc hiệu:
Triệu chứng ngứa có thể do nhiều bệnh da gây nên. Việc chẩn đoán bệnh
dựa vào đặc điểm lâm sàng và/hoặc mô bệnh học của các thương tổn cơ bản. Các
bệnh da thường gặp có các thương tổn cơ bản đặc hiệu kèm theo triệu chứng ngứa:
- Mề đay và chứng vẽ nổi trên da.
- Viêm da cơ địa.
- Nhiễm ký sinh trùng ngoài da: ghẻ, chí rận.
- Vảy nến: 50% bệnh nhân vảy nến có triệu chứng ngứa.
- Lichen phẳng.
- Bệnh da bọng nước do nguyên nhân tự miễn: triệu chứng ngứa thường
gặp và có thể xuất hiện trước các thương tổn mề đay hay bọng nước (trong bệnh
Pemphigoid), trước các mụn nước hay bọng nước (trong bệnh viêm da dạng
herpes).
- Nấm da.
Ngứa lan tỏa với các thương tổn da không đặc hiệu: khám lâm sàng chỉ
thấy các tổn thương da do gãi.
Bệnh toàn thân:
- Ứ mật: ngứa có thể gặp do ứ mật trong hoặc ngoài gan, kèm theo hoặc
không kèm theo vàng da (thường ngứa dữ dội gây mất ngủ trong những trường
hợp vàng da tắc mật do ung thư đường mật hoặc ung thư tụy). Ngứa thường gặp
trong xơ gan mật nguyên phát.
- Suy thận mạn phải thẩm phân lọc máu (suy thận cấp không gây ngứa).
- Bệnh máu ác tính: bệnh tế bào lympho, chứng tăng hồng cầu vaquez
(ngứa tăng khi tiếp xúc với nước, đặc biệt là khi tắm nước nóng), bạch cầu cấp
dòng lympho mạn tính...
- Các bệnh nội tiết và chuyển hóa: cường giáp trạng (nhất là Basedow), suy
giáp trạng.
- Thuốc: một số thuốc gây ngứa do tính chất dược lý của nó (như thuốc
phiện...) hoặc gián tiếp gây ứ mật. Các thuốc khác gây ngứa bởi cơ chế “dị ứng”.
- Nhiễm ký sinh trùng: các ký sinh trùng nội sinh di chuyển đến các mô và
tăng bạch cầu ái toan (bệnh nang sán, bệnh ấu trùng sán chó, sán lá, bệnh giun
lươn, giun đũa, giun xoắn...) có thể gây ngứa, thậm chí có thể phát ban thoáng qua
và không đặc hiệu (sẩn mề đay, các thương tổn dạng chàm...).
- Một số bệnh toàn thân khác: thiếu máu, thiếu sắt, hội chứng cận u, ung
thư...
Các yếu tố môi trường:
- Các tác nhân kích thích: thực vật, tơ thủy tinh, các chất tẩy rửa...
- Ngứa do nước: thường xuất hiện ngay khi tiếp xúc với nước ở nhiệt độ
thông thường và không có bất cứ một biểu hiện nào trên da trừ triệu chứng ngứa.
- Khô da: là một nguyên nhân chủ yếu của triệu chứng ngứa do yếu tố môi
trường, đặc biệt hay gặp ở người già.
- Môi trường tự nhiên: sự biến đổi nhiệt độ, ẩm độ.
Một số nguyên nhân khác:
- Bệnh Pemphigoid bọng nước.
- Bệnh của hệ thống thần kinh trung ương (tổn thương não hoặc tủy) có thể
liên quan đến triệu chứng ngứa.
- Thiếu sắt, thiếu các vitamin.
Chẩn đoán căn nguyên của triệu chứng ngứa khu trú
Tất cả các bệnh da đều có thể liên quan đến triệu chứng ngứa khu trú, ít ra
cũng ở giai đoạn đầu của bệnh.
Các bệnh nấm: nhiễm nấm candida hoặc các bệnh nấm da thường gây
ngứa và kết hợp với thương tổn da đặc hiệu.
Các bệnh ký sinh trùng:
Nhiễm ký sinh trùng ngoài da: thường gây ngứa khu trú kèm theo hoặc
không có thương tổn cơ bản.
- Ngứa ở gáy và da đầu, cần tìm chí, rận, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.
- Ngứa do ghẻ: lây lan, đôi khi bị cả một gia đình, ngứa tăng về đêm,
thương tổn da nổi bật và đặc trưng là các đường hầm trên da do ghẻ cái đào để đẻ
trứng và các thương tổn không đặc hiệu (vết cào gãi, vết xước, mụn nước...) khu
trú ở các kẽ ngón, mặt trước cổ tay, nách trước, bộ phận sinh dục ngoài...
Bệnh giun sán: bệnh giun chỉ, giun móc, giun lươn...
Nhiễm ký sinh trùng tại chỗ: viêm da ở những người bơi lội: xuất hiện các
dát đỏ ngứa và rải rác vài giờ sau khi tắm ở ao, thường do các loại giun sán của
chim, vịt.
Ngứa do côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, rệp...): đây là một nguyên nhân
thường gặp gây ngứa theo mùa và kết hợp với các thương tổn dạng mề đay, đôi
khi ở trung tâm có điểm xuất huyết hoặc hoại tử.
Ngứa da đầu: do không dung nạp với mỹ phẩm hoặc thuốc xịt tóc; tình
trạng gàu da đầu; vảy nến hoặc viêm da tiết bã nhờn; viêm da thần kinh.
Ngứa do tâm thần
Việc chẩn đoán thường dựa vào chẩn đoán loại trừ (đôi khi chẩn đoán rất
khó khăn vì tất cả các tình trạng ngứa nặng có thể ảnh hưởng đến tâm thần người
bệnh), dựa vào biểu hiện bề ngoài của người bệnh: vẻ trầm uất, hung hăng xung
đột, chứng sợ ung thư, trạng thái bồn chồn lo lắng... Chỉ khi ngứa giảm sau điều trị
bệnh tâm thần mới cho phép khẳng định chẩn đoán chứng ngứa do tâm thần.
Ngứa ở một số cơ địa đặc biệt
Ngứa ở phụ nữ mang thai:
- Do tình trạng ứ mật trong gan của phụ nữ mang thai: ngứa toàn thân, ngứa
dữ dội, xét nghiệm máu có tăng các transaminase và/hoặc các muối mật.
- Một số bệnh da bọng nước tự miễn đặc hiệu ở phụ nữ mang thai
(pemphigoide, phát ban đa dạng...).
Chứng ngứa tuổi già (“lão suy”): rất thường gặp, do một số thay đổi sinh
lý liên quan đến sự lão hóa da và do hiện tượng khô da ở người già. Triệu chứng
ngứa ở tuổi già có khi gây mất ngủ, nặng hơn có thể gây chứng trầm uất.
Ngứa ở người nhiễm HIV: thường gặp ở bệnh nhân AIDS. Ngứa có thể đi
kèm hoặc không đi kèm với tình trạng phát ban dạng sẩn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngua_8846.pdf