Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và
trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những
ngón tay ăn sâu vào trung bì. Những chỗ lồi lên của trung bì giữa các nhú thượng
bì gọi là nhú trung bì.
Thượng bì chia ra thành năm lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp
sừng.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Mô học da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HỌC DA
Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da.
1. Thượng bì.(còn gọi là biểu bì .epidermis)
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và
trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những
ngón tay ăn sâu vào trung bì. Những chỗ lồi lên của trung bì giữa các nhú thượng
bì gọi là nhú trung bì.
Thượng bì chia ra thành năm lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp
sừng.
1.1. Lớp đáy.(basal stratum)
Ở lớp đáy có hai loại tế bào cùng nằm trên màng đáy là tế bào đáy (tế bào
sinh sản) và tế bào sắc tố.
Tế bào đáy có hình trụ, nằm vuông góc với đường phân cách giữa thượng
bì và chân bì (màng đáy). Chúng có bào tương bắt màu kiềm nhẹ, nhân hình bầu
dục hay dài chứa nhiều chất nhiễm sắc. Các tế bào này nằm sát nhau và dính với
nhau bằng các cầu nối bào tương. Trong một số tế bào thường thấy hình nhân chia.
Tế bào hắc sắc tố (các tế bào sáng hay các tế bào đuôi gai), có nguồn gốc
thần kinh, chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin. Khi nhuộm muối bạc thấy
tế bào có nhiều nhánh bào tương dài, trong bào tương có những hạt sắc tố đen. Khi
nhuộm hematoxylin- eosin chúng là những tế bào sáng, nhân bắt màu sẫm, bào
tương bắt màu kiềm nhẹ.
Màng đáy không bắt màu thuốc nhuộm thông thường. Khi sử dụng thuốc
nhuộm acid schiff, màng đáy bắt màu đỏ-( là một vạch mỏng, đậm đặc, thuần
nhất, vì nó chứa một lượng khá lớn polysaccarid). Nó là một hàng rào để khuyếch
tán các hạt nhỏ như thuốc nhuộm... lan vào chân bì.
1.2. Lớp gai(Stratum spinosum)
Các tế bào lớp gai có hình đa diện, nằm trên lớp đáy, có từ 5-10 hàng tế
bào. Các tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn
ở lớp đáy. Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào này không nối hẳn với nhau mà
chỉ tiếp xúc bằng các thể nốí (desmosome) chứa những hạt đậm đặc mà bản chất là
phospholipid. Khi tách các tế bào gai rời nhau ra thì thấy trên bề mặt có những
nhú bào tương giống như những cái gai. Trong bào tương có nhiều tơ trương lực
qui tụ vào các cầu nối. Chúng có thể hợp lại thành bó. Các tế bào gai cũng có khả
năng sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều
mạnh mẽ và liên tục. Khoảng từ 19-20 ngày thượng bì của người lại được đổi mới
một lần.
1.3. Lớp hạt:(Stratum glanulosum)
Các tế bào của lớp hạt gồm từ 3- 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp
gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Những hạt này xuất hiện
chứng tỏ quá trình sừng hoá bắt đầu. Keratin thuộc nhóm protein sợi có chứa
nhiều gốc aminoacid, arginin, lysin, cystidin... chúng khá bền vững với những tác
nhân hoá học như acid hoặc base. Bề dầy của lớp hạt dao động phụ thuộc vào
mức độ sừng hoá. Lớp hạt dầy ở những nơi có lớp sừng dầy. ở những nơi có á
sừng thì thường không có lớp hạt.
1.4. Lớp sáng(stratum lucidum): Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân,
nó nằm ở trên lớp hạt và gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt,
chúng sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng. Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành
do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit.
1.5. Lớp sừngeStratum corneum)
Lớp sừng ở trên cùng, các tế bào trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào tương
dầy, nhân biến mất. Trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng. Mỗi tế bào biến
thành một lá sừng mỏng, chúng chồng chất lên nhau, những tế bào ở mặt trên cùng
luôn luôn bị bong rơi ra.
1.6. Sắc tố của thượng bì:
Sắc tố ở da thuộc nhóm hắc tố, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh tác hại của
tia cực tím.
Sắc tố (melanin) ở da do tế bào sắc tố (melanocyte) tổng hợp. Cứ khoảng
10- 15 tế bào đáy lại có một tế bào sắc tố. Bình thường các tế bào sắc tố nằm
xen lẫn với các tế bào đáy, khi sắc tố cần nhiều thì tế bào sắc tố (melanocyte) có
cả ở trong lớp gai (vùng da bị rám nắng) và trong các đại thực bào ở chân bì.
1.7. Tế bào Langerhans : là một loại tế bào riêng biệt, nằm ở lớp gai. Cho
tới nay phần lớn các tác giả cho rằng tế bào này là tiền đồn của hệ thống miễn
dịch tế bào của cơ thể.
2.Trung bì (còn gọi là chân bì.Dermis)
Về cấu trúc trung bì gồm 3 thành phần :
+ Những sợi chống đỡ, sợi tạo keo là những sợi thẳng không phân nhánh
cấu tạo bởi những chuỗi polypeptit ( khoảng 20 loại axit amin). Sợi tạo keo có thể
bị phá huỷ bởi men colagenaza do vi khuẩn tiết ra. Sợi chun là những sợi lớn hơn
có phân nhánh, nó bắt nguồn từ sợi tạo keo. Sợi lưới tạo thành màng lưới mỏng
bao bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi. Cấu trúc của nó giống hệt sợi tạo keo.
+ Chất cơ bản là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin,...Nó bị phá huỷ
bởi tryosin.
+ Tế bào gồm tế bào xơ hình thoi hoặc hình amíp, có tác dụng làm da lên
sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển
hoá heparin, histamin.
+ Ngoài các thành phần trên ở trung bì còn có những động mạch, tĩnh
mạch, bạch mạch ( hệ thống này được bắt nguồn từ các đám rối ở sâu )và hệ thống
thần kinh của da.
3. Hạ bì .(còn gọi là mô dưới da.Subcutaneous)
Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đệm biệt hoá
thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì,
trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.
4. Phần phụ của da.
Gồm có thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã , nang lông và móng
4.1. Thần kinh da được chia làm 2 loại : có vỏ bọc myelin ( thần kinh não
tuỷ) và thần kinh không có vỏ myelin ( thần kinh giao cảm ). Có mạch máu, thần
kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.
Có 5 loại tiểu thể :
- Tiểu thể Water Pacini có nhiều ở lòng ngón tay cho biết cảm giác sờ mó.
- Tiểu thể Golgi- Mazzoni giống loại trên nhưng nhỏ hơn.
- Tiểu thể Ruffini cho biết cảm giác nóng.
- Đĩa Meckel- Ranvier và tiểu thể Meisser cho cảm giác tiếp xúc.
- Tiểu thể Krause cho cảm giác lạnh.
4.2. Tuyến mồ hồi gồm có 3 phần :
- Cầu bài tiết hình tròn khu trú ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tế bào
giữa là những tế bào bài tiết, chung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc.
- Ống dẫn đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết.
- Ống dẫn đoạn qua thượng bì có đoạn xoắn ốc, càng ra ngoài càng xoắn
nhiều , gồm một lớp tế bào có nhiễm hạt sừng.
4.3. Tuyến bã : nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết.
Mỗi tuyến bã có nhiều thuỳ, mỗi thuỳ gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là những
tế bào trẻ giống tế bào lớp cơ bản, rối đến lớp tế bào to chứa những hạt mỡ, trong
cùng có những lớp tế bào chứa đầy mỡ làm căng vỡ tế bào, ròi chảy ra ngoài thành
chất bã(sebum). ống tiết được cấu tạo bởi tế bào sừng.
4.4. Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp
cận với tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp da trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Mỗi nang lông có 3 phần : miệng nang lông thông với mặt da, cổ nang- phần này
bé lại và bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.
2.5.Móng:
Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu
ngón. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau
và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dầy
đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở
nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm
lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá
sừng mà không có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch. Chân bì của
thân móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với
mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên chân bì
vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_1817.pdf