Mề đay (MÐ)là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. Mề đay có
hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi
to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. Mề đay có thể
nổi vào buổi sớm saukhi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày.
Vị trí thường nổi Mề đay là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt
như lưng quần, nịt vú. Có dạng đặc biệt là Mề đay nổi dưới da, thường làm phù mí
mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại Mề đay này có thể đi kèm mệt, đau bụng,
đôi khi gây khó thở, chết người.
Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo
dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên 6 tuần là MÐ mãn tính
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Mề đay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mề đay
Mề đay (MÐ) là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. Mề đay có
hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi
to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. Mề đay có thể
nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày.
Vị trí thường nổi Mề đay là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt
như lưng quần, nịt vú. Có dạng đặc biệt là Mề đay nổi dưới da, thường làm phù mí
mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại Mề đay này có thể đi kèm mệt, đau bụng,
đôi khi gây khó thở, chết người.
Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo
dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên 6 tuần là MÐ mãn tính.
Nguyên nhân:
1. Thực phẩm, thức uống, gia vị:
Thức ăn hay bị “đổ thừa” nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển.
Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua,
trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất,
“lành nhất” cũng có thể gây bệnh.
2. Các chất phụ gia:
Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men,
con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
3. Thuốc men:
Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là
Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc
trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.
4. Nhiễm trùng:
Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính
như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm
mũi – họng.
5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng
cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính.
6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó
cũng có thể làm nổi MÐ.
Phát hiện nguyên nhân:
Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới
hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc.
Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế
sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực
phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ:
Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo,
khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu.
Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì
ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là
nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- me_day_209.pdf
- 22_9897.pdf