Thận là mộtcơquanhình hạt đậu, dài 10-12cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm,cómột bờ lồi,
một bờ lõm và được bọc ngoài bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm, có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận, tĩnh
mạch thậntừtrong thận đi ra ngoài vàniệuquảnthôngvớibểthận.Ởbêntrong rốnthận,bểthận
chia thành 2 ngành dài và lớn gọi là những đài thận lớn, những ngành này lại chia thành những
nhành nhỏ ngắn hơn gọi là những đài thận nhỏ (Hình 1).
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Hệ tiết niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
HỆ TIẾT NIỆU
Mục tiêu học tập
1. Nắm được cấu trúc và chức năng của ống sinh niệu.
2. Nắm được vai trò điều hoà áp suất và thể dịch của thận.
I. CẤU TẠO THẬN
Thận là một cơ quan hình hạt đậu, dài 10-12cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm, có một bờ lồi,
một bờ lõm và được bọc ngoài bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm, có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận, tĩnh
mạch thận từ trong thận đi ra ngoài và niệu quản thông với bể thận. Ở bên trong rốn thận, bể thận
chia thành 2 ngành dài và lớn gọi là những đài thận lớn, những ngành này lại chia thành những
nhành nhỏ ngắn hơn gọi là những đài thận nhỏ (Hình 1).
Hình 1: Cấu trúc tổng quát của thận, ống sinh niệu
Trên thiết đồ bổ đôi thận qua đường dọc giữa: bằng mắt thường ta có thể phân biệt được 2 vùng
có màu sắc khác nhau, nằm xen kẽ với nhau như cài răng lược.Vùng ngoại vi gọi là vùng vỏ có
113
Bãø tháûn
Âaìi tháûn nhoí
Âaìi tháûn
låïn
Tiãøu cáöu tháûn
ÄÚng læåün gáön ÄÚng læåün xa
Tiãøu cáöu tháûn
Bãø tháûn
Truû Bertin
Thaïp tuíy
Tia tuíy
Caình daìy quai Henle
Quai Henle
Pháön âi lãn daìy cuía
quai Henle
Caình moíng
Voí tháûn
Tuíy tháûn
ÄÚng tháu
ÄÚng goïp
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
màu đỏ nâu thẩm và vùng trung tâm gọi là vùng tuỷ có màu nhạt hơn.
- Vùng vỏ: vùng vỏ thận được chia làm ba phần: phần giáp vỏ là một lớp nhu mô thận
mỏng nằm sát với vỏ xơ và ở bên ngoài đỉnh các tia tuỷ( tháp Ferrein); mê đạo là phần nhu
mô thận chen vào giữa các tia tuỷ và cột thận(còn gọi là trụ Bertin) là phần nhu mô thận chen
vào giữa các tháp thận ( tháp Malpighi).
Nhu mô thận được tạo thành bởi những đơn vị cấu tạo và hoạt động chức năng gọi là
ống sinh niệu. Mỗi thận có khoảng 1-4 triệu ống sinh niệu. Các ống sinh niệu được vùi trong
một mô liên kết gọi là mô kẽ. Cấu tạo mỗi đoạn ống sinh niệu được biệt hoá khác nhau để
đảm nhiệm chức năng riêng. Mỗi đoạn của một ống sinh niệu hoặc của các ống sinh niệu khác
nhau nằm ở các vị trí khác nhau trong nhu mô thận.
- Vùng tuỷ cấu tạo bởi 6-10 khối hình tháp gọi là tháp thận, đỉnh hướng về phía bể
thận, đáy quay về phía bờ cong lồi của thận. Ở đỉnh mỗi tháp thận có 20-25 miệng những ống
gọi là ống nhú thận mở vào đài thận nhỏ. Từ mặt đáy mỗi tháp thận, vùng tuỷ có những khía
dọc( khoảng 500 khía) toả ra vùng vỏ theo hướng nan hoa. Quan sát bằng kính hiển vi quang
học với độ phóng đại nhỏ, mỗi khía dọc ấy gọi là tia tuỷ, là một khối hình tháp nhỏ, cao, đáy
nằm trên đáy tháp thận, đỉnh hướng về phía vỏ xơ.
Mỗi khối hình tháp nhỏ ấy gọi là tháp Ferrein.
II. ỐNG SINH NIỆU (NEPHRON)
Mỗi thận có chừng 1-4 triệu nephron giữ chức năng lọc máu và tái hấp thụ nước và
điện giải, mỗi ống sinh niệu gồm (1) tiểu cầu thận, (2) ống lượn gần, (3) quai Henle, (4) ống
lượn xa. Ống thâu và ống góp có nguồn gốc phôi thai khác với ống sinh niệu, giữ chức năng
dẫn nước tiểu về đài thận (Hình 2).
1. Tiểu cầu thận
Tiểu cầu thận là một khối tròn có đường kính 200(m, chứa chùm mao mạch Malpighi,
được bọc ngoài bởi một lá thành lợp bởi một hàng biểu mô lát đơn, bao quanh chùm mao
mạch Malpighi là tế bào có chân được gọi là lá tạng, giữa lá tạng và lá thành (màng ngoài của
nang Bowman được gọi là khoang nang Bowman, nơi nước tiểu sơ khởi sẽ được thành lập).
Tiểu cầu thận gồm có hai cực là cực mạch và cực niệu. Cực mạch khởi đầu bằng một
động mạch dẫn đến đi vào khoang nang Bowman, tiểu động mạch dẫn đến chia thành 2-5
nhánh, từ đó tạo thành những búi mao mạch. Các búi mao mạch này sẽ hợp nhau lại bằng một
nhánh động mạch đi, như vậy cực mạch gồm có động mạch đến và động mạch đi nằm ở tiểu
cầu thận (Hình 3)
Ở tiểu cầu thận các mao mạch được lót bởi một hàng tế bào biểu mô có lỗ thủng, các lỗ thủng
này cho phép các phân tử có trọng lượng dưới 68000 đi qua, hầu hết các ion điện giải đều đi
qua được lỗ thủng này. Bao quanh các tế bào nội mô là một màng đáy mỏng, màng đáy này
có tính chất thấm lọc, chứa collagene type IV, người ta nhận thấy rằng màng đáy tác động
như một màng lọc, cho phép các chất có trọng lượng phân tử chừng 69000 dalton đi qua, kích
thước chừng 10nm. Giữa màng đáy có hai loại tế bào bao phủ.
1.1. Tế bào có chân
Là những tế bào phủ toàn bộ mặt ngoài của màng đáy, từ một tế bào có chân sẽ phân
ra các nhánh sơ cấp, từ các nhánh sơ cấp này sẽ phân ra các nhánh thứ cấp đến bọc quanh các
màng đáy như các ngón tay bọc quanh một khối. Rãnh của các ngón tay này rộng chừng
25nm và được xem như là khe lọc, như vậy máu trong lòng mao mạch Malpyghi sẽ qua lỗ
thủng của tế bào nội mô, màng đáy và khe lọc của tế bào có chân (Hình 3, 4).
114
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
Hình 2: Sơ đồ ống sinh niệu và mạch máu cung cấp ống sinh niệu ở vùng vỏ
115
Âäüng vaì ténh
maûch cung
Âaïm räúimao maûch
Voí tháûn
ÄÚng tháu
Voí
Âäüng maûch âi
Nang Bawman
Cáöu tháûn
ÄÚng læåün gáön
ÄÚng læåün xa
Âäüng maûch dáùn âãn
Âäüng vaì ténh maûch
gian tiãøu thuìy
Tuíy tháûn
Quai Henle
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
Hình 3: Cấu trúc của tiểu cầu thận
116
Âäüng maûch dáùn âãún
Bäü maïy caûnh vi
cáöu tháûn
Vãút âàûc cuía äúng læåün II
Âäüng maûch dáùn âi
Cæûc maûch
Laï taûng (tãú baìo coï chán)
Khoang niãûu
Cæûc niãûu
Laï thaình
Båì baìn chaíi cuía
äúng læåün gáön
Nang Bowman
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
Hình 4: Sơ đồ màng lọc vi cầu thận
1.2. Tế bào gian mao mạch (Hình5) )
Hình 5: Màng lọc vi cầu thận dưới kính hiển vi điện tử tia xuyên x 9.000
117
Khoang niãûu
(khoang nang
Bowman)
Tãú baìo coï chán
Mao maûch
Läù loüc
Tãú baìo coï chán
Maìng âaïy Tãú baìo näüi mä
Tãú baìo näüi mä
Maìng
âaïy
Khe loüc
Chán så
cáúp
Chán thæï
cáúp
Thán tãú baìo coï chán
Chán så
cáúp
Chán thæï
cáúp
Nhán tãú baìo
coï chán
Nhán tãú baìo
näüi mä
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
Là những tế bào nằm giữa các tế bào nội mô của các mao mạch kế cận. Tế bào gian
mao mạch và tế bào nội mô không có màng đáy ngăn cản, người ta thấy rằng tế bào gian mao
mạch chứa nhiều khối protein và người ta cho rằng nó giữ nhiệm vụ của đại thực bào, tuy
nhiên vai trò chính của gian mao mạch vẫn chưa rõ.
Hình 6: Cấu trúc của tế bào gian mao mạch
2. Ống lượn gần:
Ống lượn gần bắt đầu từ cực niệu của tiểu cầu thận, các ống này thường được lợp bởi
hàng tế bào hình khối vuông đứng trên một màng đáy, nhân nằm ở giữa. Ống lượn gần rất dài
và chạy vòng quanh trong vùng vỏ. Ở bề mặt tự do, ống lượn gần có rất nhiều bờ bàn chải,
trung bình bờ bàn chải dài 1(m. Về mặt cực đáy của tế bào ống lượn gần bào tương gấp lại
thành từng nếp gọi là mê đạo đáy, bên trong chứa nhiều ty thể, mê đạo đáy được xem như là
có vai trò vận chuyển các chất tái hấp thụ xuyên qua gian chất thận, sự vận chuyển này cần
năng lượng do ATP cung cấp.
3. Quai Henle
Có hình chữ u, gồm có 4 phần: (1) phần đi xuống dày có cấu tạo gần giống như ống
lượn gần, (2) phần mỏng đi xuống , (3) phần mỏng đi lên, (4) phần dày đi lên, có cấu tạo gần
giống như ống lượn xa. Ở phần ngoài của tuỷ thận, phần dày đi xuống của quai Henle có
đường kính chừng 60(m, sau đó trở thành hẹp để thành phần mỏng đi xuống có đường kính
12(m. Phần quai Henle ít bờ bàn chải, phần mỏng đi lên được xem như là giữ chức năng tái
hấp thụ chủ động natri vào trong gian chất của thận.
1/7 số nephron nằm ở vùng cận vỏ và như vậy được gọi là những nephron sát tuỷ,
phần còn lại phần lớn nằm ở vùng vỏ, tất cả các nephron tham dự vào quá trình lọc, tái hấp
thụ, tiết. Những nephron cận tuỷ có quai Henle rất dài và đi sâu xuống phần tuỷ thận, những
quai này chứa phần ngắn dày đi xuống nhưng có phần mỏng và phần đi lên dài (cành quai
Henle). Những cành mỏng của quai Henle ở vùng cận tuỷ có nhiệm vụ tạo ra độ ưu trương
cho môi trường gian chất tuỷ thận.
4. Ống lượn xa
Tiếp nối phần đi lên của quai Henle được bọc ngoài bởi một màng đáy và lợp bởi biểu
mô trụ đơn. Tế bào của biểu mô ống lượn xa thường ít bờ bàn chải, có lòng rộng hơn, bào
tương ít ưa acide hơn. Người ta thấy rằng ống lượn xa có nhiều bộ golgi ở vùng đáy, ống lượn
118
Tãú baìo gian mao maûch
Tãú baìo coï chán
Maìng âaïy
Baìo tæång cuía tãú baìo näüi
mä
Mao maûch
Mao maûch
Mao maûch Mao maûch
Tãú baìo coï chán
Maìng âaïy
Baìo tæång cuía tãú baìo näüi
mä
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
xa ngắn hơn ống lượn gần và cũng chạy vòng trong vùng vỏ. Có một điểm mà ống lượn xa
đến tiếp xúc với động mạch dẫn đi của tiểu cầu thận gọi là vết đặc(macula densa) , vai trò của
vết đặc có lẽ là duy trì áp suất thẩm thấu của dịch trong lòng ống lượn xa.
5. Ống thâu, ống góp
Thâu nhận nước tiểu từ ống lượn xa và chảy vào ống Bellini, ống này sẽ mở rộng vào
đỉnh của tháp thận. Những ống thâu nhỏ có đường kính chừng 40(m nhưng những ống lớn
hơn ở vùng đỉnh của tháp thận có thể lên tới 200(m (Hình 6).
III. BỘ MÁY CẠNH VI CẦU THẬN (JUXTAGLOMERULAR APPARATUS)
Gần cực mạch của tiểu cầu thận động mạch dẫn đến lớp cơ bị thay đổi tạo thành những tế bào
gọi là tế bào cận tiểu cầu có nhân hình elip, trong bào tương chứa rất nhiều hạt nhuộm PAS
dương tính. Vết đặc của ống lượn xa thường nằm sát vùng này hình thành bộ máy nằm cạnh
vi cầu thận. Khảo sát bằng kính hiển vi điện tử người ta thấy tế bào cận vi cầu thận chứa
nhiều hạt tiết protein, nhiều lưới nội bào có hạt, nhiều bộ golgi. Các hạt tiết có đường kính 10-
40nm, những tế bào cận tiểu cầu này tiết renin, renin sẽ biến đổi angiotensinogen thành
angiotensin I. AngiotensinI sẽ bị men chuyển thành angiotensin II làm cho vùng vỏ thượng
thận tiết aldosterone, aldosterone làm cho thận giữ muối và nước tăng thể tích máu, hậu quả là
làm tăng huyết áp .
IV. TUẦN HOÀN THẬN
Mỗi thận nhận máu từ động mạch thận, khi vào thận thường chia 2 nhánh: nhánh trước
và nhánh sau. Ngay ở trong vùng rốn thận, các nhánh này chia ra nhiều nhánh nhỏ để tạo
thành các động mạch liên thuỳ. Ở giữa vùng vỏ và vùng tuỷ thì động mạch liên thuỳ hình
thành động mạch cung. Từ động mạch cung sẽ chia nhánh thành các tiểu động mạch gian tiểu
thùy, các nhánh này sẽ chạy thẳng góc với bao thận. Các tiểu động mạch gian tiểu thuỳ sẽ tạo
thành các vùng bờ tiểu thuỳ chứa các tia tuỷ và vùng cận mê đạo vỏ. Từ các động mạch gian
tiểu thùy sẽ xuất phát các động mạch dẫn đi, các động mạch dẫn đi này sẽ cung cấp máu cho
tiểu cầu thận. Ðộng mạch gian tiểu thuỳ còn cung cấp máu cho động mạch dẫn đến, ống lượn
gần và ống lượn xa sau khi đã qua động mạch dẫn đi.
Ðộng mạch thẳng là những động mạch chạy thẳng góc với vỏ thận, những động mạch
này cung cấp máu cho vùng tuỷ thận và quai Henle . Tĩnh mạch thận chạy theo đường của
động mạch thận.
V. GIAN CHẤT THẬN
Vùng vỏ và vùng tuỷ thận chứa những phần đặc biệt nằm giữa các mạch máu, các ống thận,
các bạch mạch, những tế bào này được gọi là tế bào kẽ thận, được xem như là những tế bào
sợi và một số tế bào Lymphocyte. Trong tuỷ thận, nhiều tế bào gian chất chứa nhiều hạt nhỏ
lipit trong bào tương của chúng. Những tế bào này có thể tạo ra các hormone làm hạ huyết áp.
VI. SINH LÝ THẬN
Thận có nhiệm vụ điều hoà các thành phần hoá học của nội môi trường bằng một quá
trình siêu lọc, tái hấp thụ chủ động, hấp thụ thụ động và chế tiết. Sự lọc xảy ra ở tiểu cầu thận,
trong quá trình lọc thì các ống lượn gần sẽ tái hấp thụ các chất điện giải cần thiết, các protein,
các đường, giữ cho cân bằng nội mô. Trong mỗi phút, 2 thận lọc khoảng 125ml nước tiểu,
124ml được tái hấp thụ, chỉ có 1ml bị thải ở đài thận. Trong 24 giờ, lượng nước tiểu vào
khoảng 1,5l.
1. Quá trình lọc
1 phút máu chảy qua 2 thận chừng 1,2-1,3 lít. Như vậy toàn bộ máu trong cơ thể chảy
qua thận trong 5 phút. Áp suất thuỷ tĩnh của chùm mao mạch malpighi cao hơn những mao
119
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
Hình 7: Cấu trúc của các đoạn ống sinh niệu
120
ÄÚng læåün gáön vaì pháön âi
xuäúng daìy cuía quai Henle
ÄÚng læåün xa vaì pháön âi
lãn daìy cuía quai Henle
Pháön moíng cuía quai Henle
ÄÚng tháu
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
mạch khác, áp suất này khoảng 45mmHg, đối lại với áp suất này là áp suất thẩm thấu keo
20mmHg, áp suất thuỷ tĩnh của nang Bowman 10mm Hg, áp suất thật để đẩy máu qua vi cầu
thận là 15 mmHg. Những protein có trọng lượng phân tử lớn hơn 70000 không thể qua vi cầu
thận, một lượng nhỏ albumin có thể qua vi cầu thận nhưng phần lớn được tái hấp thụ, lỗ thủng
của tế bào nội mô có kích thước 70-90nm. Theo nhiều tác giả, quá trình lọc xảy ra ở màng
đáy. Kính hiển vi điện tử cho thấy ferritin có trong lượng phân tử 650000 có thể qua lỗ thủng
tế bào nội mô nhưng bị giữ lại ở màng đáy, màng đáy không những kiểm soát lọc về phương
diện kích thước mà còn kiểm soát lọc về điện tích. Những chất đa hoá trị như heparan sulfate
và chondroitin sulfate proteoglycans có điện tích âm sẽ bị đẩy.
2. Ống lượn gần
Tất cả glucose, amino acide và khoảng 85% NaCl và nước được tái hấp thụ. Sự tái hấp
thụ này nhờ enzime Na/K-ATPase. Sự hấp thụ protein phần lớn được thực hiện theo cơ chế
ẩm bào. Ngoài ra ống lượn gần còn thải ra một số chất như creatinine, para-aminohippuric
acid, đỏ phenol.
3. Quai Henle
Chất lọc rời quai Henle là đẳng trương , quai Henle của ống sinh niệu cần để tạo nên
sư û ưu trương của nước tiểu. Phần đi xuống của quai Henle thấm tự do đối với nước nhưng
toàn bộ nhành lên là không thấm nước. Trong phần dày đi lên của quai Henle , ion Chlor được
vận chuyển chủ động ra khỏi nhành với Natri vận chuyển thụ động theo Chlor. Ðộ thẩm thấu
ở đỉnh tháp thận cao hơn 4 lần ở máu.
4 Ống lượn xa
Là nơi trao đổi ion điện giải. Aldosterone làm cho Natri tái hấp thụ và Kaki bị thải ở
ống lượn xa. Ống lượn xa cũng là nơi bài tiết Hydrogene, amoniac, điều này cần thiết cho sự
điều hoà acide, base trong máu.
5. Ống thâu
Ống thâu chịu ảnh hưởng của ADH, ADH làm thay đổi tính thấm của ống thâu và
nước được tái hấp thụ vào trong gian chất của tuỷ thận.
6. Cơ chế cô đặc và pha loãng nước tiểu
Cơ chế pha loãng và đậm đặc nước tiểu một phần là do hoạt động của quai Henle.
ADH ngăn cản sự tái hấp thụ nước làm đậm đặc nước tiểu, khi thiếu ADH thì thành của ống
thâu sẽ không thấm với nước, do đó sự làm đậm đặc nước tiểu sẽ không còn nữa, sinh ra đái
tháo nhạt.
VII. ÐƯỜNG BÀI XUẤT NGOÀI THẬN
1. Ðài thận, bể thận và niệu quản
Cấu tạo mô học của đài thận, bể thận và niệu quản tương tự nhau, thành gồm 3 lớp:
- Niêm mạc: gồm lớp biểu mô trung gian (đa dạng tầng) và lớp đệm là mô liên kết
nhiều sợi chun.
- Lớp cơ: gồm 2 lớp: lớp cơ dọc ở trong và lớp cơ vòng ở ngoài.
- Vỏ ngoài: là một màng liên kết xơ liên tục với vỏ xơ của thận.
2. Bàng quang
Thành bàng quang có cấu tạo tương tự phần đài thận, bể thận và niệu quản, nhưng có
những đặc điểm khác sau:
121
Hãû tiãút niãûu - Mä phäi
- Biểu mô trung gian có những tế bào hình vợt nhô lên dễ nhận biết.
- Niêm mạc bàng quang nhẵn khi chứa đầy nước tiểu và có nhiều nếp nhăn khi bàng
quang rỗng.
- Cơ bàng quan khá dày, các sợi cơ xếp chéo theo nhiều hướng.
- Vỏ ngoài được lợp bởi lá tạng màng bụng.
3. Niệu đạo:
Niệu đạo ở nam giới có 3 đoạn: niệu đoạn tiền liệt tuyến, niệu đạo màng và niệu đạo
dương vật. Ở nữ, niệu đạo tương đương với đoạn niệu đạo tiền liệt ở nam. Thành niệu đạo
gồm:
- Lớp niêm mạc: gồm 2 lớp
+ Lớp biểu mô: Khác nhau ở nam và nữ. Ở nam, biểu mô niệu đạo từ cổ bàng quang
đến ụ núi là biểu mô trung gian giống bàng quang. Từ ụ núi trở ra là biểu mô trụ giả tầng. Ở
nữ, biểu mô niêm mạc là biểu mô lát tầng.
+ Lớp đệm: là mô liên kết nhiều sợi chun, nhiều mao mạch.
- Lớp cơ: gồm 2 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở trong và lớp cơ vòng ở ngoài.
122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_baigiangyhoc_blogspot_com_0426.pdf