Mục tiêuhọctập
1. Trình bày đượccấu trúcvà chứcnăng của tuyếnyên
2. Giảithíchđược quan hệgiữa vùngdưới đồivà tuyếnyên.
3. Trình bày được cấu trúc và chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,
tuỵnội tiết,tuyếntùng
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về hệ nội tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
HỆ NỘI TIẾT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được cấu trúc và chức năng của tuyến yên
2. Giải thích được quan hệ giữa vùng dưới đồi và tuyến yên.
3. Trình bày được cấu trúc và chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,
tuỵ nội tiết, tuyến tùng
Tuyến nội tiết là tập hợp những tế bào đã biệt hoá để tiết ra hormon. Hormon có
cấu tạo hoá học xác định, được đổ vào máu không qua ống dẫn, đến gây đáp ứng tại các tế
bào hoặc cơ quan gọi là cơ quan "hiệu ứng", hay "đích". Các tế bào đích, cơ quan đích sẽ
đáp ứng bằng các hoạt động liên quan đến chuyển hoá, phát triển hoặc sinh sản.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại, phân loại theo nguồn gốc, phân loại theo vị trí
của tế bào đích với tuyến nội tiết và phân loại theo hình thái là hợp lý hơn cả.
Dựa vào hình thái tuyến nội tiết được phân làm 3 nhóm:
- Tuyến kiểu lưới.
- Tuyến kiểu túi.
- Tuyến tản mác.
Các tuyến nội tiết: Trong quá trình phát triển từ mầm phôi, một số tuyến nội tiết tách
rời và tạo thành những tuyến biệt lập, một số khác nằm chung với các cơ quan khác. Trong
phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến các tuyến nội tiết biệt lập, các tuyến này gồm: trục
đồi thị tuyến yên; tuyến giáp; tuyến thượng thận; tuyến cận giáp; tuyến tùng; tiểu đảo
langerhans của tuỵ tạng.
I. TUYẾN YÊN
Trục dưới đồi tuyến yên:
Nếu ở tim nút xoang được xem là "nhạc trưởng" điều khiển sự co bóp của tim
một cách tuần hoàn, thì ở hệ thống nội tiết trục dưới đồi tuyến yên có vai trò điều khiển hầu
như toàn bộ các tuyến nội tiết khác.
1. Nguồn gốc
Trong thời kỳ phôi, từ mô thần kinh của sàn gian não hình thành một tấm, tấm
này lõm xuống dưới hình thành một phễu, phễu đi sâu xuống dưới và tận cùng phình ra. Phần
phình ra sau này sẽ biệt hoá thành phần sau thần kinh tuyến yên, phần này nối với não bằng
cuống tuyến yên qua trung gian của vùng lồi giữa.
Như vậy phần sau của tuyến yên gồm: thuỳ sau thần kinh, cuống tuyến yên, lồi giữa.
Cũng vào thời kỳ này ngoại bì hầu xuất phát từ miệng nguyên thuỷ gấp lại, lõm về
phía đáy sọ tạo thành túi gọi là Rathke.
Túi Rathke tách từ thành xoang miệng, tiến về phần thần kinh của tuyến yên. Tại đây
túi Rathke biệt hoá thành 3 phần: -Phần trước - Ở dưới - Lớn nhất gọi là thuỳ trước tuyến yên;
123
123
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
Phần trên nhỏ hơn gọi là phần củ, tạo thành rãnh bọc quanh phần cuống và phần lồi giữa các
phần thần kinh.
Vì phần trước của tuyến yên phát triển mạnh, túi Rathke bị ép lại tạo thành khe: khe
Rathke. Phần trung gian của thuỳ trước tuyến yên là phần hẹp nằm giữa khe Rathke và thuỳ
sau của thần kinh (Hình 1).
Hình 1: Sơ đồ nhuồn gốc của tuyến yên
2. Cấu tạo thuỳ trước tuyến yên
Thuỳ trước tuyến yên được chia làm 3 phần: Thuỳ tuyến, phần trung gian (phần giữa),
và phần củ.
+ Thuỳ tuyến: Thuỳ tuyến lớn nhất chiếm 75% thể tích tuyến yên, chứa nhiều dạng tế
bào xếp thành dây hoặc đám. Giữa các đám tế bào tuyến là một hệ thống mao mạch rất phát
triển.
Với phương pháp nhuộm màu thông thường, người ta chia thành hai loại tế bào:
- Tế bào kỵ màu: Chiếm 50% tế bào. Ít bắt màu với phẩm nhuộm, thường đứng thành
từng đám bào tương sáng màu. Người ta chia tế bào kỵ màu làm ba loại:
+ Tế bào kém biệt hoá: Ðây có thể là những tế bào đầu dòng, có thể biệt hoá trở thành
những tế bào ưa màu.
124
124
Saìn gian naîo
Tráön xoang miãûng
Tuïi Rathke Pháön tháön kinh
Pháön thuìy træåïc
Läöi giæîaCuäúng
Nhán cáûn tháút
Läöi giæîa
Cheïo thë giaïc
Phãùu
Pháön cuí
Mä liãn kãút
Thuìy træåïc
Pháön tháön kinh
Pháön trung gian
Tuïi Rathke
Âäö thë
Nhán trãn thuìy
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
+ Tế bào ưa màu thoái hoá: Bào tương chứa một ít hạt tiết, phân tán.
+ Tế bào nang: Chiếm số lượng lớn nhất của tế bào kỵ màu. Tế bào hình sao. Những
nhánh bào tương nối với nhau thành lưới, tạo thành một hệ thống nâng dỡ tế bào ưa màu, tế
bào này có khả năng thực bào.
- Tế bào ưa màu: Có hai loại đó là tế bào ưa acid và tế bào ưa base.
+ Tế bào ưa acide chiếm 40% số lượng tế bào.
+ Tế bào ưa base chiếm 10%.
Những tế bào ưa màu có kích thước từ 12-15(, thay đổi theo độ tuổi, tình trạng hoạt
động của cơ quan đích, thai nghén.
Tế bào ưa acide thường ở ngoại vi.
Trong lúc đó tế bào ưa base phần lớn ở trung tâm của thuỳ trước.
Có nhiều phương pháp nhuộm dùng để phân biệt các nhóm tế bào ưa màu. Hiện tại
phương pháp nhuộm miễn dịch dành cho hiển vi quang học, miễn dịch cho hiển vi điện tử là
đáng tin cậy nhất.
- Tế bào ưa acide:
+ Tế bào tiết Growth hormone:
Dưới kính hiển vi điện tử những tế bào chứa những hạt có đường kính 350-400nm.
Growth hormone là một polypeptide, trọng lượng phân tử 21.5000, ảnh hưởng nhiều đến quá
trình chuyển hoá; tăng huy động acid béo tự do ở mô mỡ; tăng tân sinh protein. Growth
hormone chịu trách nhiệm trong quá trình phát triển xương. Tuy nhiên quá trình xảy ra gián
tiếp vì Growth hormone sau khi vào máu phải được đưa đến gan và thận. Ở đây Growth
hormone được biến đổi thành somatomedin. Somatomedin tác
dụng trực tiếp để làm xương phát triển.
+ Tế bào tiết Prolactin:
Rất có ái tính với Erythrosin và carmine. Những tế bào này thường nhỏ, hình dáng
không đồng đều. Trong thời kỳ thai nghén tế bào tăng thể tích: tế bào thường nằm ở vùng rìa
của tuyến, lượng tế bào ở nữ nhiều hơn. Kích thước hạt tiết ở nam chừng 200nm, ở nữ cho
con bú và thai nghén kích thước của hạt có thể đến 600nm.
Ở những tế bào giảm tiết prolactin có sự hiện diện của một lượng lớn tiêu thể trong
bào tương.
Prolactin có trọng lượng phân tử chừng 20000 có 198 acide amine. Cấu trúc phân tử
của prolactin gần giống với Growth hormone và HPL lactogen của rau thai (Humanplacental
lactogen). Phối hợp với Eostrogens và progesterone , prolactin tham gia quá trình phát triển
tuyến vú trong quá trình thai nghén. Sau khi sinh, lượng Eostrogens và progesterone giảm,
prolactin kích thích tạo sữa.
- Tế bào ưa base:
+ Tế bào kích thích tố hướng sinh dục: là những tế bào khá lớn, bào tương chứa những
hạt có đường kính 275-375nm. Bằng phương pháp nhuộm miễn dịch, người ta biết chỉ có một
tế bào tiết kích thích tố. Có hai loại hormone, đó là FSH và LH, đôi khi chúng nằm trong một
hạt tiết.
FSH là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 29000 gồm 204 acide amine, gồm hai
chuỗi ( và (.
125
125
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
LH có trọng lượng phân tử 29000, cũng gồm 204 acide amine, chuỗi ( có 89 acide
amine và chuỗi ( có 115 acide amine, kích thích trứng chín, duy trì hoàng thể ở nam giới, LH
kích thích tế bào leydig, kích thích tiết testosterone.
+ Tế bào tiết TSH:
Là những tế bào lớn, hình đa diện, dễ phân biệt dưới kính hiển vi điện tử do có những
hạt tiết TSH có đường kính 120-200nm xếp sát màng tế bào. Tế bào cho phản ứng PAS
dương tính vì TSH là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 28000 có 201 acide amine, gồm
hai chuỗi ( và (. Chuỗi ( có cấu tạo giống chuỗi ( của FSH và LH.
+ Tế bào hướng vỏ thượng thận:
Những tế bào này hình đa diện, nhân nằm lệch về một phía, bộ Golgi phát triển, lưới
nội bào có hạt nằm sát màng bào tương, những hạt tiết rất lớn 375500nm. Những hạt này chứa
proopimelanocortin. Ở trong lòng của hạt proopimelanocortin bị phân cắt để tạo thành ACTH,
( lipopropin (( LPH), ( LPH có thể bị phân cắt biến thành ( MSH(( melanocyte stimulating
hormone) và (Endomorphine (Hình 2).
II. VÙNG DƯỚI ÐỒI
Vùng dưới đồi là một mô thần kinh. Ở đây các thân neurone chế tiết các chất
kích thích hoặc ức chế. Những chất này được chứa trong các túi tiết(hạt tiết), các hạt này sẽ
theo trụ trục để chạy xuống phần sau tuyến yên hoặc phần lồi giữa cuống não thuỳ. Các thân
neurone này thường tập trung thành từng đám gọi là nhân não. Các hạt tiết đã được phát hiện
là: - Somatostatin: có 14 acide amine, được phát hiện từ 1978 nhưng là loại hormone sớm
nhất được tổng hợp bằng con đường tái tụ hợp, somatostatin tham gia các phản ứng tiết
growth hormone. Những hạt somatostatin được tổng hợp từ thân neurone nằm ở nhân trên thị.
Dopamin: được tổng hợp từ thân neurone của nhân cung, ức chế tiết prolactin. Ở đây
người ta cũng tìm thấy PRF ( prolactin releasing factor) công thức hoá học chưa rõ, có tác
dụng kích thích tiết prolactin.
- GRH: Gonadotropin releasing hormone có 41 acide amine được tiết từ thân neurone
cạnh thất, làm gia tăng ATCH.
Phần củ: có hình ống, bao quanh cuống tuyến yên và lồi giữa. Là một vùng giàu mao
mạch (mao mạch sơ cấp), những dây tế bào tiết FSH và LH thường nằm dọc mạch máu. Ở
vùng này thường có những nang nhỏ chứa một chất vô định hình.
Phần trung gian: là một vùng hẹp chứa những tế bào ít ưa base. Những tế bào này có
những hạt có đường kính 200-300nm. Chức năng của tế bào này chưa rõ, túi Rathke thấy ở
người lớn, thỉnh thoảng người ta quan sát được những túi nhỏ lợp bằng biểu mô vuông đơn,
chứa chất keo.
1. Phần thần kinh:
Phần thần kinh gồm: thuỳ sau thần kinh, phễu cuống và lồi giữa.
Phần này chứa chừng 100000 trụ trục, là những sợi thần kinh không myelin, giữa chức
năng chế tiết. Nhân của tế bào này nằm ở nhân trên thị và cận não thất. Khi vào tuyến yên
chúng ở tận cùng màng đáy của mao mạch. Những hạt chế tiết này từ thân của neurone sẽ
theo trụ trục đến tích luỹ ở những phần tận cùng màng đáy. Chúng sẵn sàng tiết vào máu tuỳ
theo nhu cầu của cơ thể.
126
126
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
Hình 2: Sơ đồ cung cấp máu cho tuyến yên
Tế bào thần kinh chế tiết:
- Những tế bào thần kinh chế tiết có tính chất như những tế bào thần kinh chính thức.
Tuy nhiên trong bào tương chứa nhiều thể NISSL hơn. Trụ trục chứa nhiều hạt chế tiết.
Những hạt này có đường kính từ 100-200nm, bao quanh bởi màng sinh học cơ bản. Ở phần
tận cùng của trụ trục, chúng tụ tập dày đặc, ở phần đối diện với mao mạch, có lổ thủng, có thể
127
127
Naîo tháút III
Cheïo thë giaïc
Âäüng maûch
caính trong
Phæïc håüp mao maûch så cáúp
Âäüng maûch beì
Ténh maûch cæía
Ténh maûch tuyãún yãn
Hãû thäúng mao maûch thæï cáúp
Âäüng maûch tuyãún yãn dæåïi
Âäüng maûch tuyãún yãn trãn
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
quan sát dưới kính hiển vi quang học, thường được gọi là thể Herring. Ngoài những hạt tiết
thì phần tận cùng của trục còn có những hạt có đường kính tương đương với túi chứa acetyl
cholin (10-60nm), chức năng này chưa rõ.
- Các hạt tiết chứa oxytocin hoặc vasopressin, neurophysine: một loại protein đặc hiệu
chứa những nhóm hormone và ATP. Hai nhóm này đều có 9 acide amine, có cấu trúc vòng
nhờ cầu nối disulfure. Tuy nhiên thành phần acide amine hơi khác nhau và chúng gây những
hiệu ứng rất khác nhau. Peptide của hormone được tổng hợp từ ribosom vào lưới nội bào và
gồm neurophysine, sau đó đưa vào bộ golgy và cuối cùng được chứa ở các hạt. Hạt theo tuyến
trụ trục đến phần sau của tuyến yên, vasopressin (ADH) và oxytocin được tích luỹ ở phần tận
cùng của trụ trục và được tiết vào máu khi có xung động thần kinh từ vùng dưới đồi kích
thích. Nhân trên thị tiết phần lớn vasopressin, trong lúc nhân cạnh thất tiết oxytocin.
Tế bào tuyến yên: là một tế bào thần kinh đệm, những tế bào này có hình sao. Nhánh
bào tương bám vào mạch máu và các trụ trục của dưới đồi tuyến yên và các mao mạch. Bào
tương của tế bào có nhiều hạt mỡ, hạt sắc tố của tế bào được xem như tương đương với thần
kinh đệm sao của hệ thần kinh trung ương.
III. TUYẾN THƯỢNG THẬN
Tuyến thượng thận là hai tuyến có hình liềm nằm trên thận.
Mỗi tuyến có trọng lượng chừng 4 gram, tuy nhiên trọng lượng thay đổi tuỳ theo tình
trạng sinh lý của cơ thể.
Bao bọc bên ngoài là một lớp vỏ xơ giàu collagene. Nhu mô tuyến chia làm hai vùng
rõ rệt:
- Vùng vỏ có màu vàng.
- Vùng trung tâm có màu nâu đỏ gọi là vùng tuỷ. Tuỷ và vỏ thượng thận có nguồn gốc
khác nhau.
+ Vùng tuỷ: có nguốn gốc từ mào hạch thần kinh. Trong thời kỳ phôi các mào hạch sẽ
di cư đến cực trên của thận. Tại đây các tế bào ( neurone) bị mất các nhánh và biệt hoá biến
thành tế bào chế tiết.
+ Vùng vỏ: có nguồn gốc trung bì. Các tế bào trung mô bao quanh mào hạch biệt hoá
để biến thành vùng vỏ.
Cấu tạo:
- Vùng vỏ: chiếm hầu hết thể tích của tuyến, từ ngoài vào trong có thể chia thành 3
lớp:lớp cung, lớp bó, lớp lưới.
+ Lớp cung:chiếm chừng 15% thể tích của tuyến. Hình thành do những tế bào hình trụ
hoặc hình tháp xếp sát vào nhau, chen giữa là các mao mạch.
Ở gần lớp vỏ xơ, những đám tế bào này chạy thành từng cột, lượn quanh thành hình vòng
cung. Nhân tế bào hình trứng, bào tương acide chứa những hạt mỡ rải rác. Lưới nội bào không hạt
rất phát triển, ít ribosome tự động, nhiều ty thể hình trứng. Bộ Golgi pháttriển. Lưới nội bào và
ty thể là nơi chứa nhiều enzim cho quá trình tổng hợp aldosteron.
128
128
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
Hình 3: Cấu trúc của tuyến thượng thận
129
129
Voí
thæåüng
tháûn
Tuíy
thæåüng
tháûn
Voí
thæåüng
tháûnLåïp
cung
Låïp
boï
Låïp
læåïi
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
+ Lớp bó: dày nhất, lớp bó hình thành do sự sắp xếp lại của những tế bào hình đa diện
tạo thành từng bó chạy thẳng góc với vỏ xơ, tế bào hơi bắt màu base. Bào tương chứa nhiều
hạt mỡ. Hệ thống lưới nội bào không phát triển . Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của đám
lưới nội bào có hạt, làm cho bào tương ưa base. Màng bào tương về phía các mao mạch
thường có nhiều vi nhung bao. Lớp bó là nơi tổng hợp các glucocorticoide.
+ Lớp lưới: tạo thành bởi những dây tế bào chạy theo nhiều hướng. Tế bào hình đa
diện, bào tương thường có những hạt sắc tố lipofuchsin, ty thể khá phát triển và thường ở
dạng dây. Lưới nội bào tiết dehydroepiadrosterone có hoạt tính bằng 1/5 androgen của tinh
hoàn.
- Vùng tuỷ (thượng thận tuỷ) Thượng thận tuỷ nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận.
Những tế bào tuyến hình đa diện nối với nhau thành từng mạng lưới nằm giữa hệ thống mao
mạch rất phát triển. Các tế bào tuyến có nhân lớn. Hệ thống lưới nội bào phát triển, nhiều ty
thể hình trứng. Bộ Golgi phong phú, đặc biệt trong bào tương tồn tại nhiều vi sợi được xem
như vi sợi thần kinh. Dưới kính hiển vi điện tử bào tương chứa nhiều hạt đậm đặc với dòng
điện tử có đường kính 150-350nm, đây là những Catechomalin khi tác dụng với những sản
phẩm oxid hoá chúng cho màu nâu, Dichromade kali và muối bạc thường được sử dụng để
nhuộm các hạt này. Do đó, tế bào tuyến còn được gọi là tế bào ưa chrome, ưa bạc.
Thực sự những hạt ưa chrome, ưa bạc trong tế bào chứa nhiều thành phần: chromogranin
(protein gồm: Catecholamin, dopamine, (hydroxylase, peptide giống opinium).
Có hai loại tế bào chế tiết ở tuỷ thượng thận:
- Loại chế tiết epinephrine, tế bào nhỏ hơn, ít hạt tiết hơn.
- Loại tiết norepinephrine, tế bào lớn hơn, nhiều hạt tiết hơn.
80% catecholamine tiết ở thượng thận là epinephrine.
Trong hoạt động sinh lý bình thường, một lượng nhỏ epinephrine và norepinephrine
được tiết đều đặn từ tuỷ thượng thận vào máu, tuy nhiên một lượng lớn được tiết ra khi co thể
bị stress nguy kịch, hậu quả là co mạch, tăng nhịp tim,tăng huyết áp, tăng đường huyết.Tóm
lại thượng thận tuỷ và vỏ được xem là 2 tuyến nội tiết đóng vai trò của hệ chiến đấu.
IV.TUYẾN GIÁP
Trong thời kỳ phôi, tuyến giáp có nguồn gốc từ nội bì ruột đầu, sau sinh tuyến giáp
gồm hai thuỳ nối nhau bằng một eo nhỏ nằm trước thanh quản.
Tuyến giáp được bọc ngoài bởi một lớp vỏ xơ, từ các vỏ xơ này các vách xơ tiến vào
nhu mô tuyến, phân cách tuyến thành nhiều thuỳ nhỏ.
Nhu mô tuyến gồm các nang tuyến, đám tế bào Wolfler và các mao mạch.
Nang tuyến giáp được xem là đơn vị cấu tạo và chức năng của tuyến. Nang tuyến giáp
là những nang kín đường kính trung bình là 300(m. Tế bào nang có dạng biểu mô, tuỳ theo
hoạt động của tuyến, lớp tế bào này có thể biến thiên từ lát đơn ( vuông đơn( trụ đơn.
Tế bào tuyến giáp đứng trên một màng đáy. Cực tự do của tế bào quay vào lòng nang.
Màng tế bào ở cực này có nhiều vi nhung mao. Trong bào tương chứa nhiều hạt tiết, các hạt
này chứa thyroglobuline (thyroxine+globuline).
Thyroxine và globuline được tổng hợp ở lưới nội bào có hạt, sau đó được cô đặc ở bộ
Golgi và chuyển qua các hạt chế tiết, các hạt này sẽ xuyên cực tự do để vào nang tuyến, ở đây
chúng được gọi là keo giáp. Bản chất của keo giáp là Thyroxine kết hợp với Globuline giàu
glycoprotein. Do đó chất keo giáp giúp cho phản ứng PAS dương tính.
130
130
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
Trong bào tương tuyến giáp còn
chứa rất nhiều tiêu thể lớn, đường kính
có thể tới 0,5(. Trong lòng nang tuyến
giáp có chứa keo giáp, đó là một chất
bắt màu đỏ với thuốc nhuộm thông
thường. Sát cực tự do của màng tế bào,
chất keo thường có những khoảng
trống, được gọi là không bào hấp thụ.
Ngoài những tế bào nang tuyến
giáp , ở nang tuyến giáp còn có những
tế bào sáng màu, nhân nhỏ. Khi nhuộm
màu thông thường, những tế bào này
nằm trong màng đáy của nang tuyến,
những cực tự do không bao giờ tiếp xúc
với keo giáp ở lòng nang, được gọi là tế
bào sáng hay tế bào cận nang, chúng
chiếm chừng 1%. Khi nhuộm bằng
muối kim loại nặng, đặc biệt với acetate
chì, bào tương của những tế bào có
Hình 4: Cấu tạo hiển vi quang học nang tuyến giáp x 100
Hình 5: Sơ đồ tổng hợp và chế tiết hormone của tế bào tuyến giáp
131
131
Kãút håüp Mannose
Thyrolobulin
Thyrolobulin taïi háúp thuû
Keo giaïp
Tiãu thãø
Sæû phán hoïa
bàòng tiãu thãøOxit hoïa iod
Kãút håüp Galactose
Acid amin
Ido
Tãú baìo näüi mä
Mao maûch
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
những hạt bắt màu đen, những hạt này chứa Calcitonin.Ðám tế bào wolfler: đó là những tế
bào cận nang nằm bên ngoài các nang tuyến giáp. Các tế bào không đứng trên màng đáy.
Nhiệm vụ của nó là tiết ra calcitonin.
Mao mạch: tuyến giáp có một hệ mao mạch phong phú. Tuy nhiên với phương pháp
nhuộm thông thường, chúng thường bị xẹp lại nên ít được quan sát. Ngoài ra các sợi thần kinh
giao cảm thường đến tận cùng ở màng đáy sát tế bào tuyến giáp. Ðiều này chứng tỏ tế bào
giáp chịu sự kích thích của thần kinh giao cảm (Hình 4,5).
V.TUYẾN CẬN GIÁP
Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nhỏ, tổng trọng lượng chừng 0,4 gram, nằm sau tuyến
giáp, hai ở trên và hai ở dưới, thường nằm trong vỏ bao xơ của tuyến giáp.
Tuyến cận giáp chứa hai loại tế bào: tế bào chính và tế bào ưa acide. Ngoài ra trong
trường hợp quá sản thì có thêm một loại tế bào sáng màu, chức năng không rõ.
- Tế bào chính: đó là những tế bào nhỏ, đường kính 4-5(, hình đa diện, nhân tròn
chiếm hầu hết tế bào. Hiển vi điện tử cho thấy bào tương chứa nhiều hạt đường kính 200-
400nm. Những hạt này chứa parathormone có trọng lượng phân tử chừng 95000, số lượng
khác nhau ở những tế bào chính khác nhau, nhưng thường tụ tập ở những cực tế bào sát mao
mạch. Bào tương ở tế bào chính còn chứa nhiều hạt glycogene, lưới nội bào, ty thể hình
trứng (Hình 6)
.
Hình 6: Cấu tạo hiển vi quang học của tuyến cận giáp x 220
132
132
Tãú baìo æa acid
Tãú baìo chênh
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
- Tế bào ưa acide: bắt đầu xuất hiện ở tuổi già, là những tế bào đa diện nhưng lớn hơn
tế bào chính (6-10(), nhân rõ nhưng sẫm màu hơn. Bào tương chứa nhiều hạt ưa acide. Hiển
vi điện tử cho thấy những hạt này chính là ty thể có nhiều nhú. Chức năng của tế bào này hiện
nay vẫn chưa rõ.
VI. TUYẾN TÙNG
Tuyến tùng là một tuyến nhỏ, có hình nón(3x5nm) nằm sau não thất IV, màng nuôi
đem máu đến nuôi dưỡng tuyến tùng, hình thành một lớp vỏ không đều.
Tuyến tùng chứa những tế bào ưa base, nằm giữa chất căn bản bị calci hoá, gọi là cát
não (brain sand), kích thước và số lượng của những brain sand tăng theo tuổi.
Tuyến tùng có hai loại tế bào:
- Tế bào tuyến tùng.
- Tế bào đệm sao.
+ Tế bào tuyến tùng: là những tế bào có nhân lớn, bờ không đều. Bào tương hơi ưa
base với phương pháp ngấm bạc. Tế bào tuyến tùng là những tế bào dài với những bào tương
chạy ngoằn nghèo đến màng nuôi. Tại đây những nhánh bào tương tận cùng bằng những
nhánh dẹp lớn. Trong bào tương có chứa nhiều Ribosome tự do. Lưới nội bào có hạt, ty thể,
bộ Golgi kém phát triển, những hạt mỡ, tiêu thể và những vi ống có đường kính 5-8nm.
Những vi ống này thường tụ tập ở các nhánh bào tương.
+ Tế bào đệm sao: tế bào đệm sao có nhân dài bắt màu sẫm hơn tế bào tuyến tùng .
Những tế bào này nằm giữa mao mạch và những dây tế bào tuyến tùng, tế bào có nhiều nhánh
bào tương bên trong chứa nhiều vi ống. Những bào tương đệm sao có nhiệm vụ làm khung
cho tuyến tùng.
VII. TIỂU ÐẢO LANGERHANS
Tiểu đảo langerhans có kích thước từ 100-200nm, chứa nhiều loại tế bào có chức năng
nội tiết. Những tiểu đảo nằm rải rác trong tuỵ tạng, tập trung nhiều nhất ở vùng đuôi tuỵ.
Có chừng một triệu tiểu đảo langerhans ở tuỵ người. Tiểu đảo này gồm nhiều dây tế
bào hình đa diện hoặc hình tròn, ít ưa màu, xếp thành từng đám hoặc dây nằm giữa một lưới
mao mạch phát triển.
Tiểu đảo phân cách với các nang ngoại tiết bằng một lớp sợi võng mỏng.
Với phương pháp nhuộm đặc biệt, người ta chia tế bào tuyến của tiểu đảo langerhans
ra làm 4 loại:B, A, D, F.
- Tế bào B: chiếm một lượng lớn tế bào của tiểu đạo langerhans(60-80%), thường nằm
ở trung tâm tiểu đảo. Những tế bào này nhỏ, bào tương ưa base. Bào tương chứa những hạt
đường kính chừng 30nm. Trung tâm của hạt là tinh thể Insulin gắn với kẽm. Insulin được tổng
hợp từ lưới nội bào có hạt dưới dạng tiền insulin, có chừng 81 acide amine. Tiền insulin sẽ
được chuyển vào bộ Golgi, các peptidase của bộ Golgi sẽ phân cắt tiền insulin thành 3 chuỗi
polypeptide A, B, C. Chuỗi A nối với chuỗi B bằng cầu nối disulfure chính là Insulin.
- Tế bào A: thường tập trung ở ngoại vi tiểu đảo, chiếm 25% tổng số tế bào. Bào tương
chứa các hạt tiết lớn bắt màu với phẩm nhuộm Gomori.
Dưới kính hiển vi điện tử những hạt này rất sẫm ở trung tâm, có đường kính chừng
300nm. Hạt chứa glucagon, một polypeptide trọng lượng phân tử có 29 acide amine.
- Tế bào D: bào tương cũng chứa những hạt tiết. Những hạt này khác với những hạt
133
133
Tuyãún näüi tiãút - Mä phäi
tiết của tế bào A và B ở chỗ hạt thuần nhất và ít đậm đặc hơn, hạt chứa somatostatin(1640,
14acide amine). Chức năng ở đây là giảm tiết men tuỵ ngoại.
- Tế bào F: những tế bào này chứa những hạt tiết một nhóm polypeptide tuỵ, có trọng
lượng phân tử 4200, gồm 36 acide amine.
Dưới kính hiển vi điện tử hạt đậm đặc ở phần trung tâm, bao quanh bởi một vòng
sáng, chức năng của nhóm hormone này là cản tiết men tuỵ ngoại, giãn túi mật, giảm tiết mật.
134
134
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_baigiangyhoc_blogspot_com_5381.pdf