E-Commerce là một quá trình mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông qua mạng điện tử.Phương tiện phổ biến dùng trong E-Commerce là Internet.
E-Commerce không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa,dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Hay nói một cách khác E-Commerce nghĩa là kinh doanh bằng cách
mang người
bán và người mua xích lại gần nhau mà không cần phải trực tiếp gặp gỡ.
E-Commerce là một hình thức giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của những tổ chức và cá nhân.Dữ liệu được sử dụng để giao dịch có thể ở dạng văn bản,dạng form ,đồ họa,visual images,âm thanh ,các video clip,các hình ảnh động.
117 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu về e-Commerce (thương mại điện tử), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
NHU CẦU THỰC TIỄN
GIỚI THIỆU VỀ E-COMMERCE(THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ)
E-Commerce là một quá trình mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông qua mạng điện tử.Phương tiện phổ biến dùng trong E-Commerce là Internet.
E-Commerce không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa,dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Hay nói một cách khác E-Commerce nghĩa là kinh doanh bằng cách
mang người
bán và người mua xích lại gần nhau mà không cần phải trực tiếp gặp gỡ.
E-Commerce là một hình thức giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của những tổ chức và cá nhân.Dữ liệu được sử dụng để giao dịch có thể ở dạng văn bản,dạng form ,đồ họa,visual images,âm thanh ,các video clip,các hình ảnh động.
CÁC LỌAI HÌNH GIAO DỊCH TRONG E-COMMERCE
B2B(Bussiness to Bussiness):Hình thức trao đổi mua bán giữa các nhà kinh doanh với nhau hay khác hơn là giữa các nhà cung cấp và công ty(Không thanh toán bằng credit card mà phải bằng việc xác nhận giao dịch bằng mail).Điểm chính yếu của mô hình này là thường được dùng cho các tổ chức muốn tìm kiếm đối tác.Điểm quan trọng khác là có thể liên lạc giữa nhà cung cấp và khách hàng.Trong mô hình giao dịch này cho phép có sự thương lượng giữa nhà cung cấp và công ty.
B2C(Bussiness to Customer):Hình thức trao đổi mua bán giữa nhà kinh doanh với khách hàng.Điểm chính yếu của mô hình này là kinh doanh lợi nhuận.Đây là hình thức thông dụng và được thanh toán thông qua credit card hay các hình thức khác.Tuy nhiên trong việc kinh doanh thì khách hàng không thể thương lượng với nhà kinh doanh.
C2C(Customer to Customer):Hình thức trao đổi mua bán giữa khách hàng với khách hàng hay còn gọi là môi giới.Điểm chính yếu của mô hình này là cung cấp nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng.Hình thức này có thể thanh toán bằng credit card.
PHÁT TRIỂN E-COMMERCE
Quy mô phát triển
Hiện nay E-Commerce không còn dừng lại ở phạm vi 1 quốc gia,một khu vực mà đã phát triển trên quy mô toàn cầu.Hãy viếng thăm một số website như Amazon.com hay điển hình ở Viêt Nam là Nhà Sách Minh Khai cũng đã tổ chức được một website mua bán sách trên mạng,thực hiện giao dịch với khách hàng trên toàn thế giới.
Về hình thức thanh toán thì khá đa dạng :thanh toán bằng thẻ tín dụng ,chuyển khoản,bằng tiền mặt.Nhưng phổ biến nhất vẫn là thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển khoản.
Ưu điểm của E-Commerce
Có thể hiểu đuợc rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích cho người sử dụng môi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác ,nắm bắt được thông tin trên thị trường,giảm chi phí giao dịch và tiếp thị...nhằm mở rộng quy mô họat động kinh doanh sản xuất trên thương trường.
Có cơ hội đạt lợi nhuận cao
Nắm bắt được nhiều thông tin giúp cho doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội mở rộng đối tác trên thị trường,nắm tình hình thị truờng nhờ đó mà tên tuổi công ty được biết đến.
Hiện nay thương mại điện tử đang được nhiều người quan tâm và thu hút rất nhiều thương gia doanh nghiệp trên thế giới vì đó là động lực phát triển cho doanh nghiệp và cho cả nước.
Giảm thiểu các hoạt động kinh doanh
Giảm chi phí sản xuất ,chi phí văn phòng ,chi phí thuê mặt bằng...Bên cạnh đó không cần tốn nhiều nhân viên để quản lý và mua bán giao dịch.
Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà chỉ thông qua môi trường Web,một nhân viên vẫn có thể giao dịch với nhiều đối tác ,khách hàng...đồng thời còn có thể trưng bày,giới thiệu catalog đủ loại hàng hóa,xuất xứ của từng sản phẩm...Do đó giảm được chi phí in ấn catalog và giao dịch mua bán.
Điều quan trọng nhất là giảm được thời gian trao đổi đáng kể cho khách hàng và doanh nghiệp.Chỉ trong thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng và sự thay đổi thị trường mà nhanh chóng kịp thời củng cố và đáp ứng cho các nhu cầu đó.
Chiến lược kinh doanh
Qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể củng cố quan hệ hợp tác,thiết lập các quan hệ tốt hơn với bạn hàng,nguời dùng.Đồng thời ngày càng có điều kiện nâng cao uy tín trên thị trường
Nếu trước kia muốn mua một món hàng phải vào tận siêu thị thì nay chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng Internet là đã mua được ở tất cả mọi lúc ,mọi nơi.
Với khách mua hàng cũng không cần đòi hỏi nhiều ,chỉ cần biết truy cập Internet ,môt chút ngoại ngữ là có thể giao dịch được
Các loại hình mua bán trong E-Commerce thì rất phong phú đa dạng.Có thể cùng lúc viếng thăm nhiều siêu thị ảo với nhiều hình thức dịch vụ và với nhiều doanh nghiệp khác nhau trên mạng.Do đó tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc.
Đáp ứng được những thắc mắc ,góp ý của những khách hàng khó tính ,bận rộn.Phục vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho nhiều loại khách hàng khác nhau.
Cơ hội mở rộng giao dịch trao đổi,mua bán rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với các khách hàng với nhau
Hệ thống bán lẻ,phản hồi nhanh,hệ thống bán hàng tập trung ,cung ứng dây chuyền đã và đang phục vụ rất tốt cho nhu cầu giao dịch của khách hàng.Và còn nhiều lợi ích nữa của E-Commerce.
Hạn chế của E-Commerce
Công tác đào tạo quản lý nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi phải có một đội ngũ có trình độ cao.
Xây dựng cơ sở hạ tầng :Phải đảm bảo có được một cơ sở hạ tầng thật tốt vì nếu không khi gặp phải sự cố như đường truyền bị quá tải vì số lượng người truy cập quá lớn sẽ gây ách tắc cho những giao dịch đang diễn ra trên mạng gây tổn thất to lớn về kinh tế.
Để thực hiện những giao dịch trên mạng đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều kiến thức về mạng,về máy tính,ngoại ngữ.
Chưa tạo được niềm tin nơi khách hàng vì mức độ rủi ro còn cao của các giao dịch.
Các hệ thống dữ liệu dễ bị tấn công để truy cập,sử dụng tham ô ,sửa đổi hoặc hủy một cách trái phép.
Cần công bằng và thật đáng tin cậy trong quảng cáo
Những đòi hỏi nghiêm khắc và chi tiết trong mua bán :Ghi nhãn hàng hóa,bảo hành,tiêu chuẩn sản phẩm và các chi tiết kỹ thuật của chúng
Phải có giải pháp trong trường hợp đơn đặt hàng bị hủy ngang,hàng hóa có sai sót,giao hàng nhầm địa chỉ , thất lạc..
Khó khăn trong việc cập nhật thừờng xuyên các luật thương mại,thói quen do trái ngược về tiêu chuẩn văn hóa,các thói quen giữa các quốc gia với nhau.
CÁC YÊU CẦU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử không đơn thuần là phương tiện để thực hiện mua bán trên mạng mà còn gồm các yêu cầu phức tạp đan xen nhau có liên quan đến các vấn đề như :Văn bằng pháp lý,luật quốc gia,tập quán xã hội
Cơ sở hạ tầng
Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thông tin thì trước hêt phải có một kỹ thuật máy tính điện tử hiện đại,server,phần mềm hỗ trợ vững chắc những trang thiết bị tương đối hoàn thiện ,đảm bảo thông tin bảo mật chống virus và cách phòng chống những nguy cơ bị xâm nhập ảnh hưởng quốc gia...phù hợp với từng doanh nghiệp và theo chuẩn mực do doanh nghiệp đề ra.
Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy
Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào,không những thể hiện giữa các phòng ban,thực hiên đúng luật pháp của doanh nghiệp mà còn với khách hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn ,khiếu nại.Đó là yếu tố tất yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài.
Bảo mật và an toàn
Trên thương trường giao dịch Internet là yếu tố không mấy đảm bảo rằng vấn đề bảo mật và an toàn là cao.Với sự mạnh mẽ của Internet thì việc xâm nhập các hợp đồng ,các tài liệu cá nhân,tín dụng ,dữ liệu..sẽ bị lộ và tin chắc rằng sẽ không có người nào tham gia vào công việc mua bán qua mạng nữa.Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mất dữ liệu,một hệ thống được xem là an toàn nhất vẫn có thể bị tấn công.Vì vậy việc xây dựng một hệ thống an toàn và bảo mật là vấn đề hàng đầu là trọng tâm để có thể cho mọi người ,nhất là doanh nghiệp có khả năng mua bán mà không thể đổ lỗi lẫn nhau.
Hệ thống thanh toán điện tử tự động
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiên một cách trọn vẹn nếu có một hệ thống thanh toán tự động.Nếu không có hệ thống này thì tính thương mại bị giảm thấp và chỉ mang tính ứng dụng trao đổi thông tin.Theo tiêu chuẩn và mẫu của quốc tế thì việc mã hóa các hàng hóa theo mã vạch là 13 và mỗi công ty có một địa chỉ riêng mình bằng một mã có số từ 100 đến 100.000.Nếu việc hội nhập và thiết lập hệ thống mã sản phẩm và mã công ty(mã thương mại)cho một công ty nói riêng và cho một nền kinh tế nói chung là không đơn giản.
CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thư tín điện tử
Là phương pháp trao đổi thông tin qua mạng và dùng thông tin phi cấu trúc để truyền nhận thông tin
Thanh toán điện tử
Là hình thức thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tận tay bằng tiền mặt.Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản,trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng ,thẻ tín dụng…
Trao đổi thông tin
Là hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng cấu trúc từ máy tính này sang máy tính khác ,giữa các công ty và tổ chức đã thỏa thuận mua bán với nhau một cách tự động.Dịch vụ này chỉ phục vụ chủ yếu phân phối hàng(gởi đơn hàng,các xác nhận ,các tài liệu gởi hàng ,hóa đơn...)
Thông tin điện tử
Là phương tiện truy cập thông tin điện tử bằng các hình ảnh,tin tức về nhiều lĩnh vực và phát triển ngày càng rộng rãi hơn
Mua bán trên mạng
Đây là hình thức mua bán xảy ra hoàn toàn tại cửa hàng ảo mà người bán muốn trưng bày sản phẩm của họ bằng các hình ảnh thực tế sinh động trên một Website.Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm ,đặt mua và thanh tóan bằng hình thức điện tử hoặc bằng nhiều hình thức khác.Sau đó họ sẽ có được những mặt hàng ngay tại nhà hay ở những nơi họ yêu cầu.Hình thức này tận dụng nhiều ưu điểm giảm chi phí thuê nhân viên,thuế…Có thể nói một điều thuận tiện nhất mà các nhà mua bán đã vận dụng được đó là tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web,để trang trí Web sao cho thật hấp dẫn và thuận tiện trong việc trưng bày sản phẩm dưới các hình thức khác nhau.
BỐI CẢNH RA ĐỜI , GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN
-Từ các mô hình hoạt động của E-Commerce , luận văn tặng quà qua mạng (GiftOnline) được thực hiện phân tích và cài đặt theo mô hình B2C (Business To Customer) và dựa trên hình thức hoạt động là mua bán trên mạng.
-Tặng quà qua mạng cũng là một hình thức mua bán trong thương mại điện tử.Ở đó bạn có thể lựa chọn những món quà mà mình yêu thích để tặng cho những người khác trong các dịp lễ , tết , sinh nhật , ngày tốt nghiệp , ngày cưới…Với những món quà hết sức ý nghĩa bạn có thể yên tâm gửi gắm những lời yêu thương , những lời chúc tốt đẹp , những lời xin lỗi chân thành đến những người thân yêu của bạn.Với chủ đề “Thay Lời Muốn Nói” cùng với tiêu chí nhanh chóng , tiện lợi GiftOnline.com hy vọng gắn kết mọi người đến gần nhau hơn ,quan tâm , chia sẻ những niềm hân hoan , hay những khó khăn trong cuộc sống ờ bất kỳ nơi đâu , bất kỳ lúc nào , cho dù bạn là người bận rộn cho công việc chỉ cần đến với Website GiftOnline.com mọi yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện một các nhanh chóng,tiện lợi.
-Quá trình hoạt động của GiftOnline được thực hiện bắt đầu từ khi khách hàng gỏ địa chỉ Web URL đến địa chỉ cùa website GiftOnline.Website sẽ hiển thị đầy đủ các loại qùa trong gian hàng,đặc biệt là những món quà có khuyến mãi hay giảm giá sẽ được đưa lên trang chủ.Những món qùa mới nhất , hay được yêu thích nhất cũng được website cập nhật thường xuyên .Mỗi một món qùa sẽ được liệt kê đầy đủ thông tin như mã món qùa, tên quà , giá cả , ý nghĩa của món quà…Đặc biệt đối với những món quà là hoa khách hàng còn có thể tham khảo phần ý hoa-màu sắc để biết thêm thông tin về ý nghĩa của các loài hoa cũng như màu sắc.Ngoài ra với mục “Các ngày lễ” sẽ cho khách hàng biết tất cả những ngày lể tết trong năm, các ngày lễ của phụ nữ , của các bà mẹ , hay ngày lễ dành cho các cặp tình nhân…Và những khách hàng yêu thích âm nhạc hẳn sẽ rất thích thú với mục quà tặng âm nhạc.Tại đây khách hàng có thễ chọn bài hát , nghe thử và gửi đến mọi người kèm theo những thông điệp , những lời nhắn gởi.Và hoàn toàn miễn phí.
Để thực hiện việc trao đổi mua bán trên mạng, thông tin về món quà cần mua sẽ được lưu trữ trong thẻ hàng.Thẻ hàng là mô hình mô bán tương tự như khi bạn vào siêu thị chọn các mặt hàng bỏ vào giỏ trước khi thanh toán.Khách hàng có thể thay đổi số lượng quà và cập nhật lại thẻ hàng.Đến lúc này những thông tin về khách hàng cũng như các thông tin liên quan đến việc giao dịch sẽ rất cẩn thiết.Để có thể mua quà và tặng cho người khác khách hàng cẩn phài đăng ký với hệ thống.Nếu quá trình đăng ký thành công , hệ thống sẽ yêu cầu cho biết những thông tin về người nhận quà.Nếu các thông tin đó hợp lệ thì khách gởi quà sẽ đuợc xác nhận đơn đặt hàng đã được thực hiện và kết thúc quá trình giao dịch.
-Ngoài module người dùng trên , hệ thống còn chứa 2 module dành cho người quản trị(Admin Module) để cập nhật và quản lý user của ứng dụng và module dành cho các nhân viên giao hàng.
Hệ thống gồm có 4 người quản trị
Gift_admin : Quản lý các thông tin về Gift , Giftcategories, Regime
Employee_admin : Quản lý các thông tin về Employee, Music
Order_Cus_admin : Quản lý các thông tin về Order_form , Order_detail, Customer , State
Sup_are_admin : Quản lý các thông tin về Supplier ,Area
Nhân viên giao hàng xem các đơn đặt hàng do mình phụ trách
Website được thực hiện trên môi trường VISUAL STUDIO.NET, ngôn ngữ C# , hệ quản trị MS SQL SERVER. , UML.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SQL SERVER , VISUAL STUDIO.NET , C# , UML
I. CƠ BẢN VỀ UML
GIỚI THIỆU
Ngôn ngữ mô hình hợp nhất UML (Unified Modeling Language) được bắt đầu phát triển vào tháng 10 năm 1994 khi Grady Booch và Jim Rumbaugh bắt đầu hợp nhất 3 phương pháp của Booch, OMT, OOSE là một ngôn ngữ trực quan cung cấp cho các nhà phân tích thiết kế các hệ thống hướng đối tượng một cách hình dung ra các hệ thống phần mềm, mô hình hoá các nghiệp vụ sử dụng hệ thống phần mềm này, cũng như xây dựng và làm tài liệu về chúng. Công ty phần mềm Rational và OMG (Object Management Group) đã cùng nhau đưa ra ba biểu đồ các ký hiệu hướng đối tượng có ý nghĩa kết hợp với các khía cạnh của nhiều ký hiệu khác tạo ra một ngôn ngữ có mô hình chuẩn, trở thành một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization) chấp nhận.
Cả ba phương pháp này đều trở nên tương tự nhau vì họ đã kết hợp các đặc tính tốt nhất của các phương pháp. Vào năm 194, Rumbaugh và Booch đã kết hợp làm việc chung với nhau trong công ty phần mềm Rational để thống nhất hai phương pháp của họ. Tháng 10/1995, họ đưa ra bảng phác thảo phương pháp hợp nhất (Unified Model) phiên bản 0.8. Vào mùa thu 1995, Jacobson cùng công ty của mình đã gia nhập Rational, cả 3 bắt đầu phát triển cả UML cũng như quy trình phát triển phần mềm hợp nhất USDP (Unified Software Development Process), phần lớn dựa trên phương pháp Objectory.
Tháng 1/1997 các thành viên UML và một số tổ chức khác đã đệ trình các đề nghị đến OMG. Sau đó họ cùng nhau đưa ra UML phiên bản 1.1. Vào tháng 11/1997, UML phiên bản 1.1 nằm trong dah sách các kỹ thuất được chấp nhận của OMG.
OMG đã thành lập hóm xét duyệt RTF (Revision Task Force) do Cris Kobryn của MCI . RTF chịu trách nhiệm cải tiến UML - xử lý lỗi lập trình, điều chỉnh các sai sót, giải quyết các mâu thuẫn và các khái niệm còn nhập nhằng. Tháng 6/1998, RTF đưa ra một phiên bản sử đổi (phiên bản 1.2) và tháng 6/1999 đã đưa ra phiên bản hoàn chỉnh 1.3.
UML là ngôn ngữ dùng cho mô hình hóa trực quan (Visualizing), đặc tả(Constructing) ,xây dựng(Document) các nhân tố của hệ thống phần mềm. Nó là ngôn ngữ đặc tả hình thức(formal specification language) gồm một tập các phần tử và các quy tắc riêng.
Một ngôn ngữ mô hình hóa chuẩn ,trực quan bằng hình ảnh.
Giúp chúng ta phát triển hệ thống hiệu quả ,thiết kế chính xác và hiệu quả.
Giúp dễ dàng giao tiếp giữa các nhóm trong cùng project
Giao tiếp dể dàng giữa các người liên quan đến procject(khách hàng, nhà phát triển…)
Cho chúng ta cái nhìn tổng thể về project.
CÁC QUAN HỆ TRONG UML
Quan hệ tổng quát hoá (generalization)
Generalization là quan hệ giữa một thành tố tổng quát hơn và một thành tố đặc biệt hơn.Thành tố đặc biệt hơn chứa đầy đủ các đặc điểm của thành tố tổng quát hơn và ngoài ra còn có những thông tin riêng.
Bạn có thể đặt một stereotype vào bất kỳ generalization thông qua Generalization Specification.Tuy nhiên có 3 loại stereotype thông dụng cho generalization là extends, includes and generalization.
Quan hệ kết hợp (association)
Quan hệ kết hợp thể hiện sự liên hệ về mặt ngữ nghĩa giữa 2 thành tố. Nghĩa là thành tố này có sử dụng hay nhận biết thông tin của thành tố kia.
Assciation có thể bao gồm hai loại quan hệ con là quan hệ ngữ nghĩa thông thường (association)
và quan hệ toàn thể - bộ phận (aggregation).
Quan hệ phụ thuộc (depenency)
Dependency thể hiện sự phụ thuộc chức năng của một hay nhiều thành tố nhận vào một hay nhiều thành tố cho. Dependency kém chi tiết về mức độ ngữ nghĩa hơn quan hệ kết hợp và thường sử dụng để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các gói.
CÁC LƯỢC ĐỒ TRONG UML
a. Biểu đồ Use case (use case diagram)
Use case diagram cung cấp một bức tranh tổng thể về những gì đang xảy ra trong hệ thống hiện tại hoặc những gì sẽ xảy ra trong hệ thống mới.
Tổ chức và mô hình hóa hành vi của một hệ thống dưới góc độ người dùng.
Được xây dựng trong những bước đầu tiên trong quy trình phát triển
Biểu đồ Use case đưa ra các use case (tình huống sử dụng), các actor (tác nhân) và các association (quan hệ kết hợp).
- Phần tử cơ bản use case diagram
Symboyl name
Symbol
Actor
Business actor
Use case
Business use case
Association
Dependency
Generalization
Mục đích của Use case diagram
Dùng để mô hình hoá các chuỗi mà hệ thống sẽ thực hiện, nhằm cung cấp một kết quả có ý nghĩa cho một người nào đó hay một hệ thống bên ngoài.
Cung cấp cái nhìn tổng thể về những gì mà hệ thống phải làm và ai sẽ dùng nó.
Đưa ra cơ sở dể xác định giao tiếp người – máy đối với hệ thống.
Dùng để mô hình hoá các scenario cho một use case.
Để người dùng cuối có thể hiểu được và có thể giao tiếp với hệ thống ở mức tổng thể.
Lập cơ sở cho việc phác thảo ra các đặc tả kiểm tra.
Các ký hiệu cơ bản: use case, actor, relationship
Use case:
Mô tả một chuỗi các hành động. mà hệ thống sẽ thực hiện để đạt được kết quả có ý nghĩa đối với một tác nhân.Use case mô tả cái mà hệ thống thi hành không phải là thi hành như thế nào Trong biểu đồ use case được biễu diễn bằng một hình ellipse. Tên use case được đặt bên trong hoặc bên dưới.
Use case name
Use case name
Tên use case là một chuỗi gồm các ký tự, các con số và hầu hết các dấuphân cách, ngoại trừ dấu hai chấm bởi dấu hai chấm được dùng phân tách tên use case với tên packet. Quy ước đặt tên use case như sau: Trước hết là một động từ và sau là một danh từ hay cụm danh từ mô tả hành vi.
Actor:
Biểu diễn cho tất cả những gì tương tác với hệ thống
Biểu diễn những vai trò của người dùng trong hệ thống
Có thể trao đổi thông tin một cách chủ động với hệ thống hoặc nhận thông tin bị động từ hệ thống
Có thể biểu diễn người ,thiết bị phần cứng , hoặc một hệ thống khác
Khi actor là người, tên actor là tên vai trò mà actor đảm nhiệm chứ không phải là tên công việc.
Đoạn thẳng nối actor với use case mô tả mối quan hệ giữa chúng, là mối quan hệ tương tác giữa actor và use case
Các kiểu kết hợp và quan hệ
Có 4 kiểu kết hợp và quan hệ trong một biểu đồ use case:
Kết hợp generazation (tổng quát hoá) giữa các use case.
Kết hợp generazation giữa các actor.
Quan hệ include (bao gồm) giữa các use case.
Quan hệ extend (mở rộng) giữa các use case.
b. Biểu đồ lớp (class diagram)
Biểu đồ lớp mô tả các lớp, là viên gạch để xây dựng bất kỳ hệ thống hướng đối tượng nào. Khả năng cộng tác giữa chúng, bằng cách truyền thông điệp, được chỉ ra trong các mối quan hệ giữa chúng.
Được tạo và nâng cấp trong suốt quá trình phát triển
Thường chứa
Lớp
Giao diện
Sự cộng tác
Quan hệ
Phụ thuộc(Depenency)
Tổng quát hóa(Generalization)
Kết hợp (Association)
Biểu đồ lớp cho ta một khung nhìn tĩnh của các lớp trong mô hình hoặc một phần của mô hình. Nó chỉ cho ta thấy các thuộc tính và các thao tác của lớp, cũng như các quan hệ giữa các lớp. Biểu đồ lớp giống như tấm bản đồ, với các lớp là các thành phố, còn các mối quan hệ là các đường nối giữa chúng.
Mục đích của biểu đồ lớp:
Dùng để sưu liệu các lớp tạo thành hệ thống hay hệ thống con.
Dùng để mô tả các kết hợp, quan hệ tổng quát hoá và quan hệ kết tập giữa các lớp.
Dùng biễu diễn các thành phần của lớp, chủ yếu là các thuộc tính và các thao tác của mỗi lớp.
Chúng có thể được dùng trên khắp quy trình phát triển, từ đặc tả của các lớp trong xác định yêu cầu đến mô hình cài đặt cho hệ thống nào đó, để biểu diễn cấu trúc lớp của hệ thống đó.
Làm sưu liệu cách tương tác giữa các lớp của hệ thống với các thư viện lớp đang có.
Dùng biễu diễn các thể hiện đối tượng riêng lẻ bên trong cấu trúc lớp.
Dùng biểu diễn các giao diện được một lớp nào đó hỗ trợ.
c. Biểu đồ cộng tác (collaboration diagram)
Biểu đồ cộng tác được dùng trong quá trình phác thảo tỉ mỉ biểu đồ lớp nhằm giúp người phâp tích hiểu được các nhóm đối tượng tham gia thực hiện một use case. Biểu đồ cộng tác được sử dụng khi biểu đồ lớp không diễn đạt được hết ý nghĩa tương tác giữa các đối tượng. Ngoài ra, biểu đồ cộng tác còn được dùng để xác định các đối tượng có liên quan trong thao tác. Việc mô hình hoá các cộng tác và tương tác bằng biểu đồ cộng tác hay biểu đồ tuần tự có thể cần đến các lớp mới, các thuộc tính và thao tác mới.
Mục đích chính của việc tạo ra biểu đồ cộng tác bao gồm:
Mô hình cộng tác giữa các đối tượng hay các vai trò nhằm thực hiện chức năng của một use case.
Mô hình cộng tác giữa các đối tượng hay các vai trò nhằm thực hiện chức năng của một thao tác.
Mô hình cơ chế bên trong thiết kế kiến trúc.
Biểu đồ cộng tác được chú thích với các tương tác. Các tương tác này trình bày các thông điệp giữa các đối tượng hay vai trò bên trong cộng tác.
Biểu đồ cộng tác được dùng để mô hình các scenario trong một use case hay một thao tác liên quan đến sự cộng tác của các đối tượng khác nhau và cá tương tác khác nhau.
Biểu đồ cộng tác dùng trong các giai đoạn đầu của dự án để xác định các đối tượng tham gia vào một use case.
Biểu đồ cộng tác dùng mô tả các đối tượng tham gia vào một mẫu thiết kế.
d. Biểu đồ tuần tự (sequence diagram)
Là phương tiện biểu diễn tương tác dưới dạng hình ảnh. Biểu đồ tuần tự dùng mô tả các tương tác giữa các thể hiện đối tượng trong ngữ cảnh một cộng tác. Cộng tác này được biễu diễn tường minh trong biểu đồ cộng tác, nhủng không tường minh trong biểu đồ tuần tự. Các thể hiện thường được sử dụng nhiều hơn các vai trò, nhưng phải nhớ rằng mỗi thể hiện đang đảm hiệm một vai trò đã được định nghĩa trong một cộng tác.
Các biểu đồ tuần tự thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
Lập mô hình tương tác giữa các mức cao giữa các đối tượng hoạt động.
Lập mô hình tương tác giữa các thể hiện đối tượng bên trong một cộng tác nhằm thực hiện một use case.
Lập mô hình tương tác giữa các thể hiện đối tượng bên trong một cộng tác nhằm thực hiện một thao tác.
Lập mô hình tương tác tổng thể hoặc được dùng để xác định các thể hiện của một tương tác.
e. Biểu đồ hoạt động (activity diagram)
Là một phương tiện mô tả dòng công việc (workflow) và được dùng theo nhiều cách khác nhau. Như một công cụ phân tích, nó mô tả các dòng nghiệp vụ (business flow) với nhiều mức độ chi tiết, mô tả các dòng phức tạp bên trong use case hay giữa các use case.
Biểu đồ hoạt động bao gồm các hoạt động (activity), trạng thái (state) và chuyển tiếp (transition) giữa các hoạt động, các trạng thái.
Chúng được dùng để
Mô tả các dòng nghiệp vụ.
Xác định các use case, qua việc khảo sát các dòng nghiệp vụ.
Xác định các điều kiện đầu và cuối cho các use case.
Mô hình dòng công việc giữa các use case.
Mô hình dòng công bên trong các use case.
Mô hình dòng phức tạp bên trong thao tác trên đối tượng.
Mô hình chi tiết các hoạt động phức tạp trong một mô hình hoạt động ở mức cao.
f. Biểu đồ trạng thái (statechart diagram)
Là phương tiện mô tả hành vi của các phần tử của mô hình động, nó quan hệ rất mật thiết với biểu đồ hoạt động. Trong khi biểu đồ hoạt động mô tả dòng công việc thì biểu đồ trạng thái mô tả trạng thái của các thể hiện.
Biểu đồ trạng thái dùng mô tả hành vi của các lớp. Tuy nhiên chúng cũng được dùng mô tả hành vi của các phần tử khác như use case, actor, hệ thống con và thao tác. Các biểu đồ trạng thái còn được dùng trong quy trình phân tích để mô tả hành vi phức tạp của các phần tử trong môi trường hệ thống. Biểu đồ trạng thái mô tả hành vi từ góc độ một thực thể, chẳng hạn như một lớp, còn biểu đồ hoạt động và biểu đồ cộng tác có thể lập mô hình hành vi nhiều thực thể.
Vai trò chính của biểu đồ trạng thái là mô tả các thực thể phức tạp có các trạng thái có ý nghĩa và các chuyển tiếp phức tạp giữa các trạng thái.
Chúng đặc biệt hữu ích để mô tả:
Các thực thể nghiệp vụ phức tạp.
Hành vi của hệ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAOCAOLUANVAN.doc