Tìm hiểu về Da

Mục tiêuhọctập

1. Mô tảđược cấutạo mô học các lớpcủa da

2. Liệt kê được các chức năng chính của da và những cấu trúc liên quan đến các chức năng

đó.

3. Mô tảđược tuầnhoàn và sự phân bố thần kinhở da.

4. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của tuyếnmồ hôi, tuyếnbã.

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể (chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể) và là một hệ

thốngbao phủ mặtngoài cơthể(với diệntích1,5 - 2 m2).

Hệ thống da gồm da và các phần phụ thuộc da: tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông, tóc,

móng.Hệ thống da có nhiềuchức năngquan trọng:

pdf7 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Da - Mä Phäi DA Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cấu tạo mô học các lớp của da 2. Liệt kê được các chức năng chính của da và những cấu trúc liên quan đến các chức năng đó. 3. Mô tả được tuần hoàn và sự phân bố thần kinh ở da. 4. Mô tả được cấu tạo và chức năng của tuyến mồ hôi, tuyến bã. Da là cơ quan lớn nhất cơ thể (chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể) và là một hệ thống bao phủ mặt ngoài cơ thể (với diện tích 1,5 - 2 m2). Hệ thống da gồm da và các phần phụ thuộc da: tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông, tóc, móng. Hệ thống da có nhiều chức năng quan trọng: - Chức năng bảo vệ: da là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường xung quanh: chống sự xâm nhập của vi sinh vật, các chất độc, sự mất nước, các tia cực tím, sự va chạm và cọ sát... - Chức năng xúc giác: lớp biểu bì, chân bì, hạ bì đều có nhiều các tận cùng thần kinh giúp cơ thể nhận biết được các cảm giác về nhiệt, áp suất, đau, xúc giác tinh tế. - Chức năng điều hoà thân nhiệt. - Chức năng bài tiết được thực hiện bằng tiết mồ hôi. - Chức năng chuyển hoá: chuyển hoá vitaminD. I. DA Da có chiều dày khoảng 0,5 - 5mm và được cấu tạo từ 3 lớp: biểu bì, chân bì, hạ bì. 1. Lớp biểu bì Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, là biểu mô lát tầng sừng hoá, được ngăn cách với lớp chân bì bởi màng đáy. Biểu bì có độ dày thay đổi tuỳ từng vùng cơ thể, khoảng 0,03 - 1,5mm. Từ dưới lên trên, biểu bì gồm 5 lớp tế bào với 4 loại tế bào khác nhau: tế bào sừng, tế bào sắc tố, tế bào Langerhans, tế bào Merkel. 1.1. Các lớp tế bào của biểu bì 1.1.1. Lớp đáy (lớp sinh sản): gồm một hàng tế bào hình vuông hoặc hình trụ thấp, nằm trên màng đáy. Lớp này gồm 2 loại tế bào : tế bào sừng và tế bào sắc tố. Tế bào sừng chiếm chủ yếu, tỷ lệ tế bào sừng và tế bào sắc tố khoảng 10 - 1. Các tế bào lớp đáy liên kết với nhau bằng thể desmosome và liên kết với màng đáy bằng những thể bán desmosome (hemidesmosome). Trong bào tương tế bào sừng có nhiều siêu sợi được gọi là tơ trương lực. Các siêu sợi này họp thành bó và tiến đến tạo sừng. Các tế bào sừng lớp này sinh sản liên tục tạo ra các tế bào sừng ở tất cả các lớp trên. 1.1.2. Lớp gai (lớp malpighi): gồm từ 3 - 15 hàng tế bào sừng hình đa diện, nằm trên lớp đáy. Mỗi tế bào có một nhân hình cầu nằm ở giữa tế bào. Các tế bào này được liên kết với nhau bằng những thể liên kết, càng lên trên số tơ trương lực trong bào tương càng nhiều, càng tạo thành bó dày. 1.1.3. Lớp hạt: gồm 2 - 5 hàng tế bào hình thoi, trong bào tương có chứa nhiều những hạt ưa base được gọi là các hạt keratohyalin. Các hạt này nằm bên các tơ trương lực, điều này cho thấy quá trình sừng hoá bắt đầu và những hạt này được xem như chất tiền sừng. Trong bào tương của tế bào lớp hạt còn chứa những hạt dạng lá chứa glycosaminoglycan và phospholipid. Các chất này được chế tiết vào khoảng gian bào của lớp hạt có chức năng tương tự như chất gắn gian bào, bảo vệ không cho chất lạ xâm nhập sâu vào da, chống sự mất nước và cung cấp yếu tố làm sẹo quan trọng. 1.1.4. Lớp bóng: lớp này mỏng, có tính chất đồng nhất, sáng màu. Các tế bào sừng ở đây đã chết, trở nên dẹt, nén sát với nhau, nhân và các bào quan của tế bào biến mất. Bào tương chứa 107 Da - Mä Phäi chất eleidin là sản phẩm do sự kết hợp giữa protein của tơ trương lực và các hạt keratohyalin. 1.1.5. Lớp sừng: nằm trên cùng, gồm 15 - 20 vẩy sừng nén lại tạo thành những lá sừng. Mỗi vẩy sừng là một tế bào đã sừng hoá, trở nên dẹt, bào tương chứa đầy sợi keratin. Thể liên kết hoàn toàn biến mất. Keratin là một loại protein giàu lưu huỳnh rất bền vững với nhiều chất hoá học. 1.2. Các loại tế bào ở biểu bì 1.2.1. Tế bào sừng Là loại tế bào chính ở biểu bì, chúng sinh sản và biến đổi cấu trúcdần khi bị đẩy lên trên bề mặt. Tế bào này tham gia vào quá trình đổi mới của da qua 4giai đoạn kế tiếp nhau: phân chia tạo tế bào mới, sừng hoá (chế tiết , tích luỹ chất sừng trong bào tương và sau cùng là thay thế toàn bộ bào tương), sự chết của tế bào và bong vẩy (tế bào biến thành những lá sừng và bong ra). Sự diễn biến như vậy kéo dài khoảng 15 - 30 ngày. 1.2.2. Tế bào sắc tố Có kích thước khá lớn, thân tế bào nằm trong lớp đáy, xen kẽ với các tế bào sừng, từ thân cho ra các nhánh bào tương đi vào giữa các tế bào sừng của lớp đáy và lớp gai. Các tế bào sắc tố không liên kết với tế bào sừng bên cạnh bằng những thể liên kết nhưng liên kết với màng đáy bằng những thể bán liên kết. Trong bào tương của tế bào sắc tố chứa nhiều ty thể, bộ golgy phát triển, nhiều lưới nội bào hạt và những túi chứa các hạt sắc tố melanin được gọi là melanossome. Những hạt sắc tố melanin được tổng hợp trong bào tương của thân tế bào di chuyển đến các nhánh bào tương và được vận chuyển sang các tế bào sừng lân cận ở lớp đáy và lớp gai. Tế bào sắc tố có nguồn gốc từ mào hạch thần kinh. Ở người, màu sắc da phụ thuộc vào một số yếu tố: sắc tố melanin và carotene, số lượng mạch máu ở lớp chân bì và màu máu trong các mạch đó, quan trọng nhất là hàm lượng melanin. 1.2.3.Tế bào langerhans: số lượng ít, phân bố khắp biểu bì, chủ yếu trong lớp gai. Tế bào langerhans có dạng hình sao, có nhiều nhánh bào tương, chúng được xem là các đại thực bào của biểu bì, có nguồn gốc từ mono bào. 1.2.4. Tế bào merkel: tế bào này nằm rải rác trong lớp sinh sản và lớp gai, có nguồn gốc từ biểu bì nhưng được biệt hoá theo hướng nhận được cảm giác. Xung quanh tế bào này có nhiều nhánh tận cùng thần kinh. Cả 2 thành phần này tạo nên phức hợp merkel xúc giác. Phức hợp 108 Låïp haût Låïp sæìng Låïp gai Låïp âaïy Chán bç H.1: Sơ đồ cấu tạo các lớp của biểu bì Da - Mä Phäi này có nhiều ở đầu ngón tay. 2. Lớp chân bì Chân bì là mô liên kết nằm dưới biểu bì. Ranh giới giữa biểu bì và chân bì không bằng phẳng, thường có những chỗ lồi lên biểu bì gọi là nhú chân bì. Chân bì được cấu tạo từ 2 lớp: 2.1. Lớp nhú chân bì Lớp này mỏng, là phần giáp với biểu bì và lồi vào trong biểu bì. Nhú chân bì là mô liên kết thưa có chứa lưới mao mạch rất phát triển và tiến sát tới ranh giới chân bì - biểu bì để nuôi dưỡng biểu bì. Lớp nhú chân bì chứa nhiều các tiểu thể thần kinh xúc giác (tiểu thể Meissner). 2.2. Lớp lưới Là lớp mô liên kết dày, các tế bào và sợi liên kết không theo hướng nhất định. Sợi collagen họp thành bó và đan với nhau thành lưới và hầu hết thuộc collagen type I. Mao mạch lớp này ít nhưng có nhiều hệ thống mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Trong lớp này cũng chứa nhiều các đầu tận cùng thần kinh và các tiểu thể thần kinh. 3. Lớp hạ bì Hạ bì còn gọi là lớp mỡ dưới da. Hạ bì là mô liên kết chứa nhiều tiểu thuỳ mỡ, giữa các tiểu thuỳ mỡ là các bó sợi collagen và tế bào sợi. 4. Tuần hoàn và phân bố thần kinh ở da - Những nhánh động mạch dưới da tiến lên lớp hạ bì và chân bì tạo thành 3 lớp rối mạch: + Lớp rối mạch sâu gọi là lớp rối mạch dưới da. + Lớp rối mạch giữa: nằm ở ranh giới hạ bì và chân bì. + Lớp rối mạch nông: là lớp rối mạch dưới nhú chân bì. Từ lớp rối mạch nông sẽ phát triển thành một lưới mao mạch hình quai đi vào các nhú chân bì. Lưới mao mạch này cùng với tiểu tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt. Các mao mạch bạch huyết bắt nguồn từ những mao mạch bạch huyết kín một đầu ở các nhú chân bì và tạo thành lớp rối mạch bạch huyết ở lớp chân bì. - Hệ thống thần kinh ở da bắt nguồn từ những nhánh dây thần kinh não tuỷ hoặc thực vật. Thần kinh não tuỷ tạo thành những đám rối cảm giác. Còn thần kinh thực vật phân bố đến các mạch, cơ trơn, tuyến mồ hôi. Các tận cùng thần kinh cùng với các mô xung quanh tạo thành những tiểu thể thần kinh, còn gọi là các thụ thể cảm giác. Thụ thể thần kinh gồm 2 loại: các tận cùng thần kinh trần (nhánh sợi thần kinh trần trong biểu bì, phức hợp merkel) và các tận cùng thần kinh có bao bọc phía ngoài (các tiểu thể thần kinh): tiểu thể pacini, meissner, ruffini, krause. 109 H.2: Sơ đồ tuần hoàn da Da - Mä Phäi II. CÁC PHẦN PHỤ THUỘC DA 1. Các tuyến phụ thuộc da 1.1. Tuyến bã Tuyến bã chế ra một chất mỡ gọi là chất bã, tiết ra trên bề mặt da có tác dụng làm trơn, mịn, mềm da, lông , tóc và làm cho da đàn hồi hơn, giảm nhẹ sự ma sát trên bề mặt của da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Tuyến bã có nhiều ở da đầu, mặt, phần lưng trên. Lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã. Tuyến bã nằm giữa lớp nhú chân bì và lớp lưới, ống bài xuấït tuyến bã đổ vào cổ nang lông hoặc mở thẳng lên trên bề mặt của da (ở những nơi không có lông). Về cấu tạo tuyến bã gồm 2 phần: phần chế tiết, phần bài xuất. 1.1.1. Phần chế tiết: là các nang tuyến bã hình túi. Thành túi gồm 2 loại tế bào: - Tế bào ít biệt hoá: tạo thành một lớp tế bào nằm trên màng đáy gọi là lớp sinh sản. Các tế bào này sinh sản tạo ra những tế bào mới và được đẩy dần vào phần trung tâm tuyến để trở thành các tế bào tuyến bã. - Tế bào tuyến bã: do tế bào lớp sinh sản tạo thành. Khi bị đẩy vào trung tâm tuyến, kích thước các tế bào lớn dần và bào tương xuất hiện các hạt mỡ ngày càng nhiều, khi bị đẩy đến ống bài xuất, tế bào chứa đầy những giọt mỡ và thoái hoá, phân huỷ thành chất bã bài xuất vào nang lông. Tuyến bã chế tiết theo kiểu toàn huỷ. 1.1.2. Ống bài xuất Là một đoạn ống ngắn mở vào cổ nang lông. Thành ống bài xuất là biểu mô lát tầng. 1.2. Tuyến mồ hôi Tuyến mồ hôi có ở khắp nơi của da. Tuyến mồ hôi là tuyến ngoại tiết có cấu tạo kiểu ống đơn, cong queo, nằm ở cả hạ bì, chân bì và biểu bì.Tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi, là một chất dịch lỏng có chức năng điều hoà thân nhiệt (20% nhiệt cơ thể thải ra ngoài qua đường tiết và bốc hơi của mồ hôi) và đào thải một số sản phẩm chuyển hoá (urê, acid uric, ammoniac...). Về cấu tạo, tuyến mồ hôi gồm 2 phần: 1.2.1. Tiểu cầu mồ hôi (phần chế tiết) Là đoạn đầu của ống tuyến cuộn lại thành một khối hình cầu nằm sâu ở lớp chân bì hoặc hạ bì được gọi là tiểu cầu mồ hôi. Thành của ống chế tiết được cấu tạo bởi 2 hàng tế bào: - Hàng tế bào chế tiết: nằm phía trong bao quanh lòng ống, là những tế bào hình vuông hoặc trụ thấp. Có 2 loại tế bào chế tiết: 110 Biãøu bç Tuyãún baî Cå dæûng läng Nang läng ÄÚng baìi xuáút mäö häi Tuyãún mäö häi H. 3: Sơ đồ các phần phụ thuộc da Da - Mä Phäi + Tế bào sẫm màu ưa base: kích thước nhỏ, bào tương chứa nhiều riboxom, lưới nội bào hạt, những hạt chế tiết chứa glycoprotein. Tế bào này tiết ra các các đại phân tử hữu cơ. + Tế bào sáng ưa acid: có kích thước lớn hơn, có nhiều glycogen trong bào tương, những tế bào này có hoạt động vận chuyển nước và ion mạnh. - Hàng tế bào cơ - biểu mô: nằm phía ngoài hàng tế bào chế tiết, tựa trên màng đáy. Tế bào cơ- biểu mô là những tế bào hình sao, có các nhánh nối với nhau thành lưới, trong bào tương tế bào có chứa tơ cơ. Sự co bóp của tế bào có tác dụng đẩy các chất tiết từ phần chế tiết vào ống bài xuất. 1.2.2. Phần bài xuất: gồm 2 đoạn: + Ống bài xuất: là đoạn ống nối tiếp với tiểu cầu mồ hôi, chạy dọc suốt lớp chân bì đến biểu bì. Thành ống bài xuất là 2 lớp tế bào hình vuông. + Ðường mồ hôi: là một đoạn ống cong queo chạy trong lớp biểu bì. Ðường mồ hôi không có thành riêng, nó len vào giữa các tế bào sừng, dẫn mồ hôi đổ lên trên bề mặt của da. Có 2 loại tuyến mồ hôi: 111 Da - Mä Phäi + Tuyến mồ hôi toàn vẹn: phân bố trên khắp cơ thể, đổ mồ hôi trên mặt da qua đường mồ hôi. + Tuyến mồ hôi bán huỷ: chỉ có ở một số nơi (nách, núm vú, bẹn, quanh hậu môn...), tuyến này chỉ hoạt động chế tiết khi đạt đến tuổi dậy thì. Loại tuyến này đổ chất tiết vào lỗ nang lông. 2. Các thành phần sừng hoá 2.1. Lông Tất cả nang lông đều được hình thành trong thời kỳ phôi thai. Sau sinh không có nang lông hình thành. Về cấu tạo, lông chính thức gồm 3 lớp, từ trong ra ngoài: - Tuỷ lông: là trục của lông, những tế bào nguồn gốc của tuỷ nằm trên đỉnh nhú lông. - Vỏ lông: những tế bào nguồn gốc của vỏ nằm trên nhú lông xung quanh những tế bào sinh tuỷ lông. - Áo cutin (còn gọi là áo ngoài của lông): được sinh ra từ những tế bào nằm trên sườn nhú lông ở ngoài những tế bào sinh vỏ lông. Lông gồm 2 phần: 2.1.1. Thân lông: là phần lông thấy được trên bề mặt da. 2.1.2. Chân lông: là phần lông cắm sâu trong chân bì đến tận hạ bì. Chân lông được bao bọc ở ngoài bởi một cái bao gọi là nang lông. Phần dưới của chân lông hơi phình ra gọi là hành lông. Dưới hành lông có nhú lông được tạo thành do mô liên kết mang nhiều mao mạch lõm sâu vào hành lông. Phần nang lông bao bọc lông chính thức gồm 2 lớp biểu mô được gọi là bao biểu mô trong và bao biểu mô ngoài. 112 H.4: Sơ đồ cấu tạo tuyến mồ hôi (A) và tuyến bã (B) H.5: Sơ đồ cấu tạo của lông Da - Mä Phäi - Bao biểu mô trong: có nguồn gốc từ những tế bào biểu bì nằm ở đáy rãnh vòng quanh nhú lông. Những tế bào ấy bị đẩy lên trên rồi bị sừng hoá và thải trừ ra ngoài cùng với chất bài xuất của tuyến bã. - Bao biểu mô ngoài: là phần biểu bì lõm xuống chân bì Lông phát triển dài ra do sự phát triển phần nền lông ở hành lông. 2.2. Móng Móng là một tấm sừng cứng lợp mặt lưng các đầu ngón tay, ngón chân. Cấu tạo của móng gồm 2 phần: - Phần thân móng: bộc lộ trên mặt da. - Phần rễ móng: cắm sâu trong biểu bì. Phần biểu bì nằm dưới thân móng gọi là giường móng. Phần biểu bì dưới rễ móng gọi là sườn móng. Nền móng phát triển và sừng hoá làm móng tay dài ra. 113

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_baigiangyhoc_blogspot_com_4512.pdf
Tài liệu liên quan