Bướu giáp lan toả
-Hội chứng cường giáp không ức chế được
-Các biểu hiện ở mắt: xảy ra khoảng 20-40% bệnh nhân Grave, mà lồi mắt
là đặc hiệu nhất; thường là cả 2 mắt; thể một bên hiếm gặp, tuy nhiên không bắt
buộc phải có. Bệnh thường gặp ở phụ nữ(80%) tuổi từ 20-50 trong gia đình
thường có người có bệnh lý ở tuyến giáp
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về cường giáp và cường giáp trong thai kỳ (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về Cường giáp và cường
giáp trong thai kỳ (kỳ 2)
V. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp là gì? Theo thứ tự thường gặp là
1. Bệnh Basedow (Bệnh Grave)
- Bướu giáp lan toả
- Hội chứng cường giáp không ức chế được
- Các biểu hiện ở mắt: xảy ra khoảng 20-40% bệnh nhân Grave, mà lồi mắt
là đặc hiệu nhất; thường là cả 2 mắt; thể một bên hiếm gặp, tuy nhiên không bắt
buộc phải có. Bệnh thường gặp ở phụ nữ(80%) tuổi từ 20-50 trong gia đình
thường có người có bệnh lý ở tuyến giáp
2. U tuyến độc giáp (Toxic Adenoma):
Bướu giáp nhân;
Nhiễm độc giáp tố: Biểu hiện ở mắt: không khi nào có lồi mắt.
3. Viêm tuyến giáp (Thyroiditis):
Viêm giáp bán cấp;
Viêm giáp hashimoto;
Viêm tuyến giáp không đau
4. Nhiễm các thuốc có chứa IOD
- Uống thường xuyên những thuốc có chứa iodur: có thể gây ra những độc
giáp tố ở những bệnh nhân có bướu giáp từ trước.
- Sau khi ngưng dùng iode, nhiễm độc giáp tố có thể lui dần nhưng đôi khi
vẫn tồn tại
5. Nhiễm độc giáp tố gia:
Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng,
thường là do uống các thứ thuốc có chứa hormone giáp một cách cố ý
6. Những nguyên nhân hiếm gặp khác như:
Chửa trứng- Carcinoma điệm nuôi;
Cường giáp do hội chứng cận ung thư: ít được công nhận;
Cường giáp do khối u tuyến yên tiết qúa nhiều TSH; Cường giáp do
carcinoma tuyến giáp:
Cường giáp do u quái gíap buồng trứng…
VI. Điều trị
Không chỉ định điều trị nào là lý tưởng cho mọi trường hợp. Để chọn lựa
phương pháp điều trị thích hợp nhất, các bác sĩ cần phải cân nhắc ở mỗi trường
hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị nói chung có 3 phương pháp
1- Điều trị nội khoa: dùng một số thuốc như Lugol 1% hay 5%; Cc thuốc
kháng giáp tổng hợp như Nhóm thuốc Thiouracil (methyl-thiouracil(MTU);
propyl thiouracil (PTU); benzyl thiouracil(BTU); Nhóm thuốc Imidazole
(methimazole; carbimazole). Một số tai biến có thể gặp do thuốc kháng giáp bao
gồm:
- Khoảng 0,5% có thể mất bạch cầu xảy ra trong 3 tháng đầu.
- Rối loạn tiêu hoá ít gặp và thường chỉ thoáng qua
- Hội chứng hoàng đản : tắc mật trong gan hoặc viêm gan, thức tế hiếm
gặp, có thể xảy ra ở những bệnh nhân thể trạng quá yếu.
- Một số ít bệnh nhân có thể bị sốt, nổi mẫn ngoài da, đau khớp -> không
cần ngưng điều trị
2- Điều trị ngoại khoa
3- Điều trị bằng đồng vị phóng xa I 131
- Là phương pháp an toàn đối với bệnh nhân trên 40 tuổi, thể trạng yếu
không cho phép phẩu thuật.
- Đối với bệnh nhân có bệnh tim đi kèm, hoặc bị cường giáp nặng, hoặc
tuyến giáp qúa lớn > 100 gram thì nên điều trị với thuốc kháng giáp để ổn định rồi
mới cho iode phóng xạ sau
- Nguy cơ lớn nhất :gây suy giáp.
Khoảng 25% suy giáp xảy ra sớm nhưng tạm thời. Còn nếu suy giáp xảy ra
nhiều năm sau khi dùng iode phóng xạ, thì có khả năng suy giáp không hồi phục
và phải điều trị thay thế suốt đời.
Các nguy cơ khác là triệu chứng mắt có thể nặng lên .
Chú ý: Liệu pháp này không được dùng với phụ nữ có thai, trẻ em (tuyệt
đối), vì nguy cơ đột biến gen, đối với người trẻ tuổi khác cần cân nhắc
CƯỜNG GIÁP VÀ THAI KỲ
- Cường giáp thai kỳ nhẹ có thể xảy ra trong suốt 4 tháng đầu thai kỳ, tỉ lệ
2,4/1900
- Tần suất cường giáp ở thai kỳ hầu hết do bởi bệnh Grave là khoảng 0,2%.
Nếu basedow điều trị chưa ổn sản phụ dễ bị tiền sản giật, bão giáp, suy tim,
sinh non, thai nhi chậm tăng trưởng, hoặc thậm chí thai chết lưu .
- Cường giáp bẩm sinh xảy ra 1% trường hợp nữ có thai bị basedow hay
viêm giáp hashimoto. Nếu không điều trị, tỉ lệ tử vong là 10%.
- Thai kỳ không làm tăng khả năng có bướu tuyến giáp nhân.
- Không có bằng chứng chắn chắn là mẹ dùng thuốc KGTH trong thời kỳ
mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ sau này
- Tác dụng phụ của KGTH : tuyệt lập bạch cầu xảy ra khoảng 0,1% trường
hợp.
Mẹ mang thai uống thuốc KGTH khoảng 1% con sinh ra có thể bị suy giáp
bẩm sinh hoặc có một bướu giáp nhỏ.
- Suy giáp bào thai hiếm xảy ra nếu mẹ dùng liều 50-150mg/ngày.
- Siêu âm thai ở tuần thứ 32 có thể thấy bướu giáp thai nếu có
- Trong suốt quá trình cho con bú, PTU không ảnh hưởng đến hormone
tuyến giáp em bé. Không có tác dụng phụ như ngứa, giảm bạch cầu, rối loạn chức
năng gan xảy ra cho em bé bú mẹ. Liều khuyến cáo mỗi ngày < = 20mg/ngày đối
với methimazole, < =450mg/ngày đối với PTU, uống ngay sau cho bú.
BS. NGUYỄN HỮU HÀN CHÂU
Chuyên Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_cuong_giap_va_cuong_giap_trong_thai_ky_ky_2_0854.pdf