Mục tiêuhọctập
1. Mô tả được cấu tạo đại cương của nhãn cầu và chức năng của từng cấu trúc trong nhãn
cầu.
2. Mô tảđược cấutạo 3 lớp áo củathành nhãn cầu.
3. Mô tảcấu tạo và chứcnăng củatế bào nón và tếbào que.
4. Giảithíchđược cơchế thịgiác bằng cáchtrình bầy cơchế thịgiácvà đường thịgiác.
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về cơ quan thị giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
CƠ QUAN THỊ GIÁC
Mục tiêu học tập
1. Mô tả được cấu tạo đại cương của nhãn cầu và chức năng của từng cấu trúc trong nhãn
cầu.
2. Mô tả được cấu tạo 3 lớp áo của thành nhãn cầu.
3. Mô tả cấu tạo và chức năng của tế bào nón và tế bào que.
4. Giải thích được cơ chế thị giác bằng cách trình bầy cơ chế thị giác và đường thị giác.
55
Cuíng maûc
Biãøu mä sàõc
täú
Äúng Schlemm
Vuìng
limbus
Phoìng træåïc
Thuyí tinh
thãø
Dáy chàòng zinn
Ora serrata Phoìng sau
Mäúng
màõt
Cå mi
Thãø mi
vaì tua mi
Thãø kênh Maìng maûch
Voîng maûc
thë giaïc
Cuíng maûc
Häú trung tám
Gai thë
Maìng
maûch
Dáy tháön kinh thë giaïc
H.1: Sơ đồ cấu tạo của nhãn cầu
1. Såüi truûc tãú baìo haûch 2. Tãú baìo 2 cæûc 3. Tãú baìo noïn 4.
Tãú baìo que
Giaïc maûc
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
Cơ quan thị giác (mắt) là phần ngoại vi của cơ quan phân tích thị giác. Mắt là cơ quan
biệt hoá cao có thể phân tích chính xác ánh sáng, hình ảnh và màu sắc. Cấu tạo của mắt gồm:
- Nhãn cầu: nhãn cầu là một khối hình cầu, được bảo vệ trong hốc xương sọ là hố mắt.
Về cấu tạo gồm:
+ Thành nhãn cầu: gồm 3 lớp màng dính sát nhau, từ ngoài vào trong được gọi là: áo
xơ, áo mạch, áo thần kinh.
+ Môi trường chiết quang gồm: thuỷ tinh thể, thuỷ dịch, thể kính.
- Các bộ phận phụ: mi mắt, tuyến lệ, kết mạc, cơ vận mắt.
I. NHÃN CẦU
1. Thành nhãn cầu
1.1. Ao xơ:
56
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
Là một màng liên kết xơ dày có chức năng bảo vệ những cấu trúc bên trong nhãn cầu
và cùng với áp lực dịch nội nhãn duy trì hình dạng của nhãn cầu. Aïo xơ gồm 2 phần: củng
mạc và giác mạc.
1.1.1. Củng mạc: chiếm 5/6 sau của áo xơ. Củng mạc có màu trắng đục, không thấu quang,
chiều dày của củng mạc khoảng 0,6 - 1mm (phía sau dày, phía trước mỏng).
- Cấu tạo: củng mạc là màng liên kết xơ dày, dai được cấu tạo chủ yếu bởi các bó sợi
collagen xếp thành những lớp theo các hướng khác nhau và đều song song với bề mặt của
nhãn cầu. Xen giữa các bó sợi collagen là một số tế bào sợi, sợi chun. Ở phía trước củng mạc
được che phủ bởi kết mạc. Giữa củng mạc và màng mạch là một lớp mô liên kết thưa có nhiều
tế bào sắc tố, nguyên bào sợi, sợi chun. Vùng nối giữa củng mạc và giác mạc (vùng limbus)
có một xoang bạch huyết chạy vòng chu vi được gọi là ống Schlemm, dẫn thuỷ dịch từ phòng
trước đổ vào các tĩnh mạch vùng limbus, sự tắc của ống này dẫn đến tăng áp lực nội nhãn
(bệnh glaucoma).
1.1.2. Giác mạc: nằm ở 1/6 trước của áo xơ, hơi lồi về phía trước. Giác mạc là một cấu trúc
trong suốt, không màu, không có mạch máu, chiều dày khoảng 0,8 - 0,9 mm ở phần trung tâm
và 1,1mm ở phần ngoại vi. Giác mạc gồm 5 lớp, từ trước ra sau :
- Biểu mô trước giác mạc: là biểu mô lát tầng không sừng hoá gồm 5 - 6 hàng tế bao.
Biểu mô trước giác mạc chứa nhiều tận cùng thần kinh nên rất nhạy cảm
. - Màng Bowman: là một màng đáy dày (7 - 12(m), đồng nhất, dai bền, được cấu tạo
bởi những sợi collagen và sự tụ đặc của chất gian bào. Màng này có vai trò quan trọng trong
sự ổn định sức căng (độ cong) của giác mạc.
- Chân bì giác mạc: là lớp dày nhất, chiếm 95% chiều dày của giác mạc. Chân bì giác
mạc là mô liên kết không có mạch máu, có đặc tính trong suốt, được cấu tạo bởi những lớp bó
sợi collagen. Các bó sợi collagen trong một lớp nằm song song với nhau và tạo thành góc
nhọn với các bó sợi collagen của lớp trên và lớp dưới. Xen giữa các bó sợi collagen là tế bào
sợi và chất căn bản giàu chodroitinsulfate.
- Màng Descemet: là một màng đáy dày 5 - 10(m, được cấu tạo gồm những lá collagen
mỏng.
- Biểu mô sau giác mạc: là biểu mô lát đơn.
Biểu mô trước và biểu mô sau giác mạc có khả năng vận chuyển ion Na+ về phía bề
mặt biểu mô, ion Cl- và nước được vận chuyển theo thụ động cho nên nền giác mạc được duy
trì trong trạng thái khử nước, vì vậy nó góp phần trong việc duy trì độ trong suốt của giác
mạc. Ðộ trong suốt của giác mạc còn phụ thuộc hướng sắp xếp của các sợi collagen.
1.2. Ao mạch
Áo mạch mỏng, nằm trong áo xơ
được cấu tạo bởi mô liên kết chứa nhiều
mạch máu và tế bào sắc tố có chức năng
dinh dưỡng võng mạc và hấp thụ ánh sáng.
Từ trước ra sau, áo mạch được chia thành 3
phần: mống mắt, thể mi, màng mạch.
1.2.1. Màng mạch (màng bồ đào): là mô
liên kết thưa chứa nhiều huyết quản, cấu tạo
gồm những nguyên bào sợi, đại thực bào, tế
bào lympho, tương bào, các sợi collagen,
sợi chun và đặc biệt có nhiều các tế bào sắc
tố làm cho màng mạch có màu đen, tạo
buồng tối cho nhãn cầu. Màng mạch có vai
trò quan trọng trong việc dinh dưỡng võng
mạc. Giữa màng mạch và võng mạc được
ngăn cách nhau bởi một màng trong suốt
57
BM træåïc
Chán bç
BM sau
H.2: Sơ đồ cấu tạo giác mạc
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
kéo dài từ đĩa thị giác (gai thị, điểm mù) tới vùng oraserrata gọi là màng Bruchs, là màng
đáy của biểu mô sắc tố võng mạc.
1.2.2. Thể mi: là phần màng mạch kéo dài về phía trước và dày lên tạo thành một vòng dày
ở mặt trong của củng mạc, nằm ở ngang mức thuỷ tinh thể giữa vùng ora serrata và bờ của
nhân mắt.
- Thể mi được cấu tạo bởi mô liên kết thưa giàu sợi chun, tế bào sắc tố và mạch máu
bao xung quanh các cơ mi. Mặt trong thể mi được lợp bởi 2 lớp tế bào được biệt hoá từ phần
kéo dài về phía trước của võng mạc:
+ Lớp tế bào phía ngoài: lớp này trực tiếp gắn vào thể mi, là biểu mô vuông đơn giàu
sắc tố.
+ Lớp tế bào phía trong: là biểu mô trụ đơn không chứa sắc tố. Lớp tế bào này chế tiết
thuỷ dịch đổ vào phòng sau nhãn cầu.
- Cơ mi: gồm 3 bó cơ, lồng vào củng mạc ở mặt trước và những vùng khác nhau
của thể mi ở mặt sau. Một trong những bó cơ đó có chức năng kéo căng màng mạch, một bó
khác khi co làm dãn sức căng trên thuỷ tinh thể. Sự vận động của các cơ này thông qua dây
chằng zinn (dây mi) làm thay đổi độ cong thuỷ tinh thể, có vai trò điều tiết thị giác.
- Mặt trong thể mi có nhiều nếp gấp gọi là tua mi. Từ tua mi cho ra các bó sợi một đầu
đính với thể mi, đầu kia lồng vào bao thuỷ tinh thể để giữ thuỷ tinh thể ở vị trí của nó gọi là
dây chằng zinn (dây mi).
1.2.3. Mống mắt: là phần trước của màng mạch bao phủ phía trước thuỷ tinh thể (nhân mắt),
chỉ trừ ra một lỗ nhỏ ở trung tâm được gọi là đồng tử.
- Cấu tạo: mống mắt được cấu tạo bởi mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu, nguyên
bào sợi và các tế bào sắc tố. Mặt sau của mống mắt được lợp bởi 2 lớp biểu mô chứa nhiều
sắc tố (là phần võng mạc của mống mắt). Lớp tế bào phía ngoài biệt hoá thành cơ dãn đồng
tử, lớp tế bào phía trong chứa nhiều sắc tố.
- Trong mô liên kết của mống mắt chứa những sợi cơ trơn có vai trò quan trọng trong
việc điều hoà lượng ánh sáng đi qua đồng tử. Cơ thắt đồng tử : sợi cơ nằm song song với bờ
đồng tử, khi co làm hẹp đồng tử. Cơ dãn đồng tử: liên kết chặt chẽ với biểu mô sau mống mắt,
khi co làm dãn đồng tử.
1.3. Aó thần kinh (võng mạc)
Võng mạc là lớp áo nằm trong cùng, là phần kéo dài của não và được nối với não bởi
dây thần kinh thị giác và là cơ quan cảm quang. Võng mạc được chia thành 2 phần:
- Phần sau võng mạc nhậy cảm với ánh sáng được gọi là võng mạc thị giác, là phần
chức năng của võng mạc.
- Phần trước của võng mạc không nhậy cảm với ánh sáng tạo thành võng mạc thể mi
và võng mạc mống mắt.
Chỗ nối giữa phần trước và phần sau là một vùng nằm sau thể mi gọi là vùng ora
serrata.
1.3.1. Võng mạc thị giác: chiếm 3/4 sau của áo thần kinh, từ gai thị tới vùng ora-serrata. Cấu
tạo của võng mạc thị giác gồm 10 lớp:
- Lớp biểu mô sắc tố: là biểu mô vuông đơn nằm trên màng Bruch. Nhân tế bào nằm
gần cực đáy, cực ngọn tế bào có nhiều nhánh bào tương đến bao xung quanh các đốt ngoài
của các tế bào nón và tế bào que. Trong bào tương chứa nhiều ty thể, lưới nội bào không hạt
và nhiều hạt sắc tố melanin tập trung ở cực ngọn và các nhánh bào tương tế bào. Các tế bào
biểu mô sắc tố liên kết với nhau bằng các phức hợp liên kết (liên kết khe, liên kết vòng bịt).
Chức năng của biểu mô sắc tố:
+ Tổng hợp sắc tố melanin, các hạt melanin ở đây có tác dụng hấp thụ ánh sáng sau
khi các tế bào nón, que đã được kích thích.
+ Este hoá vitamin A rồi chuyển cho các tế bào cảm quang.
+ Thực bào những đốt ngoài của tế bào cảm quang.
58
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
- Lớp nón và que:được tạo thành bởi những nhánh bào tương có dạng hình nón
hoặc que của các tế bào
cảm quang. Các nhánh
bào tương này đóng vai
trò là sợi nhánh của tế bào
thần kinh và là phần nhạy
cảm với ánh sáng của tế
bào cảm quang.
- Màng ranh giới
ngoài: được tạo thành bởi
những phức hợp liên kết
giữa các tế cảm quang với
các nhánh bào tương của
tế bào Muller (1 loại tế
bào thần kinh đệm).
- Lớp nhân ngoài:
được tạo thành bởi thân tế
bào có chứa nhân của
những tế bào cảm quang.
Thân tế bào nón nằm sát
ngay đường ranh giới
ngoài, thân tế bào que xếp
thành nhiều hàng.
- Lớp rối ngoài:
được tạo thành chủ yếu
bởi những sợi thần kinh và
synapse giữa các tế bào
cảm quang với tế bào thần
kinh 2 cực và tế bào
ngang.
- Lớp nhân trong:
được tạo thành bởi thân
các tế bào thần kinh 2 cực,
tế bào thần kinh liên hiệp
(tế bào ngang, tế bào
không sợi nhánh).
- Lớp rối trong: gồm những sợi thần kinh của tế bào 2 cực, tế bào đa cực, tế bào thần
kinh liên hiệp.
- Lớp tế bào hạch (tế bào đa cực): gồm thân có chứa nhân của tế bào đa cực.
- Lớp sợi thị giác: được tạo thành bởi các sợi trục của tế bào đa cực. Hầu hết là sợi
không myelin.
- Màng ranh giới trong: ngăn cách lớp sợi thị giác với thể kính (dịch kính). Gồm đầu
tận cùng của các nhánh bào tương của tế bào Muller.
Trong 10 lớp , chỉ có 3 lớp neuron võng mạc tiếp nhận, hợp nhất, dẫn truyền
59
ELM
H.3: Cấu tạo vi thể võng mạc
ILM, maìng ranh giåïi trong; G, låïp tãú baìo haûch; IP, låïp räúi trong;
IN, låïp nhán trong; EP, låïp räúi ngoaìi; EN, låïp nhán trong;
ELM, maìng ranh giåïi ngoaìi; IS, âäút trong låïp noïn vaì que;
OS, âäút ngoaìi cuía noïn vaì que; RP, biãøu mä sàõc täú; C, maìng
maûch..
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
những tín hiệu thị giác tới não dưới dạng xung động thần kinh: tế bào nón que, tế bào 2
cực, tế bào đa cực.
1.3.2. Các loại tế bào của võng mạc thần kinh
- Tế bào cảm quang (tế bào thị giác):
tế bào cảm quang là những thụ thể cảm giác
của võng mạc, gồm 2 loại: tế bào nón, tế bào
que. Ở võng mạc người có khoảng 6 triệu tế
bào nón, tế bào que nhiều hơn gấp 10 - 20
lần, khoảng 120 triệu. Sự phân bố của 2 loại
tế bào này khác nhau tuỳ thuộc vào từng
vùng xác định. Tế bào nón và tế bào que là
những neuron 2 cực, một cực phát sinh sợi
nhánh nhạy cảm với ánh sáng, cực kia là
những synapse với tế bào 2 cực.
+ Sợi nhánh: là các nhánh bào tương
kéo dài từ thân tế bào có dạng hình nón hoặc
que. Sợi nhánh gồm 2 phần: đốt ngoài và
đốt trong. Ðốt ngoài nhậy cảm với ánh sáng,
trong bào tương đốt ngoài chứa các túi dẹt
có màng bọc, hình đĩa xếp song song và
chồng lên nhau. Trong màng của các túi dẹt
này chứa các sắc tố thị giác. Ðốt trong
không nhậy cảm với ánh sáng, bào tương
đốt trong chứa các bào quan thông thường:
ty thể, polyriboxom, lưới nội bào có hạt,
lưới nội bào nhẵn, ống siêu vi và các hạt
glycogen. Ðốt trong là nơi thường xuyên
xẩy ra sự tổng hợp protein rồi chuyển ra đốt
ngoài. Ðốt trong và đốt ngoài được nối với
nhau bởi một đoạn thắt ngắn
60
Låïp räúi trong,
synapse våïi TB
2 cæûc
Vuìng chuyãøn
hoaï, täøng håüp
protein vaì taûo
nàng læåüng
Vuìng nháûy
caím våïi aïnh
saïng
Âäút ngoaìi
Ty thãø
Âäút trong
Såüi truûc
H. 4: Tế bào nón (trái), tế bào que (phải)
Âéa maìng
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
Sợi nhánh của tế bào que dài, mảnh, hình trụ. Màng các đĩa dẹt ở đốt ngoài của tế bào
que độc lập với màng tế bào và chứa sắc tố thị giác là rhodopsin (hồng võng mạc). Tế bào que
nhậy cảm với ánh sáng cường độ thấp, tạo ra thị giác kém chính xác.
Sợi nhánh tế bào nón ngắn, có dạng hình nón, đáy rộng. Các đĩa màng của tế bào nón
không độc lập với màng tế bào mà xuất hiện như những nếp gấp liên tục của màng tế bào ở
đốt ngoài, màng đĩa liên tục với màng bào tương đốt ngoài làm cho khe hẹp giữa 2 màng (là
lòng của mỗi đĩa) được mở ra khoảng ngoài tế bào. Trong màng của các đĩa dẹt tế bào nón
chứa các loại sắc tố thị giác khác nhau nhạy cảm với ánh sáng xanh lơ, xanh lá cây và đỏ. Tế
bào nón nhạy cảm với ánh sáng cường độ thường hoặc
cường độ cao, tạo ra thị giác rõ ràng và thị giác màu sắc.
+ Thân tế bào: chứa nhân hình cầu và các bào quan tập trung quanh nhân.
+ Thân synapse: thân synapse đóng vai trò của một sợi trục, là một dải bào tương
mỏng kéo dài từ thân tế bào gọi là sợi trong, tận cùng của sợi trong là một khối hình cầu hoặc
hình nón có nhiều túi synapse.
- Tế bào 2 cực: là neuron 2 cực, mỗi neuron có một sợi nhánh tạo synapse với sợi trục
của tế bào nón và tế bào que, và sợi trục tạo synapse với sợi nhánh của neuron đa cực hoặc
với neuron liên hiệp.
61
Maìng giåïi haûn trong
TBhaûch
Såüi truûc TB haûch
Låïp räúi
trong
TB 2
cæûc
Låïp räúi
trong
Maìng ranh
giåïi ngoaìi
Biãøu mä
sàõc täú
NoïnQue
Âäút ngoaìi cuía
noïn, que
TB ngang
TB muller
TB khäng
såüi nhaïnh
Âäút trong
cuía noïn,
que
Tia saïng tåïi
H. 5: Sơ đồ 3 lớp neuron võng mạc
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
- Tế bào hạch: là neuron đa cực, sợi nhánh tạo synapse với neuron 2 cực, sợi trục họp
lại tạo dây thần kinh thị giác.
- Các loại neuron khác:
+ Tế bào ngang: là neuron liên hiệp. Thân tế bào nằm ở lớp hạt trong, các sợi dài hay
ngắn của tế bào đi ra lớp rối ngoài tạo synapse với sợi trục của tế bào nón, tế bào que, liên hệ
các tế bào cảm quang với nhau, có chức năng hợp nhất các kích thích.
+ Tế bào không sợi nhánh: thân tế bào nằm ở lớp hạt trong, sợi trục phân nhánh trong
lớp rối trong tạo synapse với các tế bào 2 cực và tế bào đa cực, thiết lập mối tiếp giáp giữa các
tế bào 2 cực và các tế bào hạch.
- Tế bào thần kinh đệm: tế bào muller: thân tế bào nằm ở lớp hạt trong, các nhánh bào
tương tế bào theo chiều thẳng đứng: một đi ra phía ngoài, một đi vào phía trong để tạo màng
ranh giới ngoài và màng ranh giới trong. Dọc theo chiều dài của các nhánh đó mọc ra nhiều
nhánh ngang tạo thành một lưới bao quanh thân các tế bào của lớp hạt và lớp hạch. Tế bào
muller có vai trò chống đỡ.
1.3.3. Những vùng đặc biệt của võng mạc thị giác
- Ðiểm vàng và hố trung tâm: về phía sau trên võng mạc thị giác, có một vùng nhỏ
hình bầu dục màu vàng gọi là điểm vàng. Chính giữa điểm vàng có một vết lõm gọi là hố
trung tâm. Ở hố trung tâm, võng mạc mỏng, tại đây chỉ có tế bào nón không có tế bào que và
mỗi tế bào nón chỉ liên hệ với một tế bào 2 cực và một tế bào đa cực. Ðây là điểm có khả
năng thị giác cao nhất. Vùng cạnh hố trung tâm chiều dày của võng mạc tăng lên do những tế
bào 2 cực và tế bào đa cực xếp thành nhiều hàng và mật độ tế bào nón giảm nhanh, tế bào que
tăng lên.
- Vùng ora serrata: vùng nối tiếp giữa võng mạc thể mi và võng mạc thị giác. Ở vùng
này võng mạc mỏng, tế bào nón và que thấp và mật độ của những tế bào này giảm đáng kể.
- Ðiểm mù: là một vùng hình tròn ở cực sau võng mạc, là nơi các sợi thần kinh thị giác
đi qua. Ở điểm mù không có tế bào của màng mạch và võng mạc, do đó không có cảm giác
với ánh sáng.
2. Các môi trường chiết quang của nhãn cầu
Các môi trường chiết quang của nhãn cầu gồm: nhân mắt (thuỷ tinh thể), thể kính
(dịch kính), thuỷ dịch.
2.1.Nhân mắt
Nhân mắt là một thấu kính 2 mặt lồi (mặt sau lồi hơn mặt trước), có đặc tính trong
suốt, đàn hồi, đường kính có thể thay đổi từ 12 - 20mm trong quá trình điều tiết thị giác. Cấu
tạo nhân mắt gồm 3 thành phần:
- Bao nhân mắt: bao bọc toàn bộ bề mặt nhân mắt. Bao được cấu tạo bởi những lá sợi
tạo keo mỏng và những sợi chun.
- Biểu mô dưới bao: là biểu mô vuông đơn, chỉ có ở mặt trước của nhân mắt. Sự sinh
sản của các tế bào biểu mô ở vùng xích đạo làm cho nhân mắt phát triển và các
sợi nhân mắt đổi mới.
- Sợi nhân mắt: sợi nhân mắt được biệt hoá từ các tế bào biểu mô dưới bao ở vùng
xích đạo, là những sợi hình cung, dài và mảnh có hướng theo đường vĩ tuyến.
2.2. Thể kính (dịch kính)
Dịch kính được chứa trong một khoang kín nằm giữa nhân mắt và võng mạc. Dịch
kính là một chất gel trong suốt, không màu, không có cấu trúc, thành phần chủ yếu là nước và
acid hyaluronic. Ở vùng ngoại vi thể kính chứa một số sợi collagen, phần trung tâm chứa một
số tế bào trong (hyalocyte) có liên quan đến sự tổng hợp chất tạo keo và acid hyaluronic của
thể kính, ở vùng này có thể gặp các đại thực bào.
2.3. Thuỷ dịch
Thuỷ dịch do các tế bào lớp trong của võng mạc thể mi chế tiết ra. Ðó là một chất
dịch có thành phần ion giống huyết tương nhưng thành phần protein rất thấp. Thuỷ dịch được
62
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
tiết vào phòng sau, chuyển vận qua đồng tử đến phòng trước rồi được hấp thu vào xoang tĩnh
mạch ở củng mạc. Sự tắc nghẽn lưu thông thuỷ dịch vào xoang tĩnh mạch đưa đến tình trạng
tăng nhãn áp.
3. Sinh lý võng mạc
Anh sáng xuyên qua hệ thống truyền ánh sáng theo thứ tự: giác mạc ( thủy dịch ở
phòng trước ( thủy tinh thể ( thể kính đến võng mạc. Tại võng mạc, ánh sáng xâm nhập qua
các lớp của võng mạc đến lớp tế bào cảm quang và kích thích tế bào cảm quang trước khi nó
được hấp thu bởi lớp tế bào biểu mô sắc tố. Khi ánh sáng đạt đến đốt ngoài của tế bào cảm
quang sẽ xảy ra phản ứng phân hủy sắc tố thị giác (rhodopsin hoặc iodopsin) khu trú trong các
đĩa màng tạo thành retinal và protein (opsin hoặc scotopsin). Phản ứng này còn gọi là phản
ứng tẩy trắng, mở đầu cho quá trình thị giác. Tín hiệu điện được tạo ra do sự kích thích tế bào
cảm quang được truyền tới tế bào 2 cực rồi đến tế bào hạch. Tế bào hạch truyền tín hiệu tới
não qua dây thần kinh thị giác.
II. CÁC CẤU TRÚC PHỤ CỦA MẮT
1. Mi mắt
Mi mắt là cấu trúc bảo vệ nhãn cầu. Từ trước ra sau, mi mắt gồm có:
- Da: lợp phía ngoài mi mắt, giống cấu tạo bình thường của da, chứa tuyến mồ hôi,
tuyến bã nhưng không có mô mỡ.
- Lớp cơ: được cấu tạo bởi những bó cơ vân: cơ vòng mi, cơ nâng mi.
- Lớp sụn mi: là mô liên kết xơ đặc nằm sau lớp cơ. Trong lớp này có ch?a tuyến bã
Meibomius có ống bài xuất mở thẳng ra bờ tự do của mi mắt, làm cho bờ mi bao giờ cũng
nhờn nên nước mắt không trào ra ngoài.
- Kết mạc: là một lớp niêm mạc gồm 2 lớp: lớp biểu mô phủ niêm mạc và lớp đệm
dưới biểu mô là mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và tế bào lympho..
Kết mạc gồm 2 phần:
+ Kết mạc mi: lợp mặt trong của mi mắt, biểu mô phủ kết mạc thể mi là biểu mô trụ
tầng.
63
ÄÚng lãû trãn
ÄÚng lãû dæåïi
ÄÚng lãû chung
Tuïi lãû
Âæåìng muîi
lãû
Xæång xoàõn dæåïi
Häúc muîiÂiãøm lãû trãn
Âiãøm lãû dæåïi
Äúng baìi xuáút cuía
tuyãún lãû
Tuyãún
lãû
H. 6: Sơ đồ tuyến lệ và đường dẫn lệ
Cå quan thë giaïc - Mä Phäi
+ Kết mạc nhãn cầu: là phần kết mạc lợp ở mặt trước nhãn cầu, trừ giác mạc. Biểu mô
phủ niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hoá.
2. Tuyến lệ và đường dẫn lệ
- Tuyến lệ: nằm ở góc trên ngoài của xương hốc mắt. Về cấu tạo:
Tuyến lệ thuộc loại tuyến túi, thành túi là biểu mô trụ đơn và phía ngoài là tế bào cơ - biểu
mô. Tuyến lệ tiết ra chất dịch là nước mắt. Dịch nước mắt hơi kiềm, chứa nhiều muối khoáng
và một số enzym có tác dụng diệt khuẩn. Nước mắt rất cần để luôn luôn làm ẩm bề mặt của
giác mạc và kết mạc đồng thời có tác dụng di chuyển, đẩy các dị vật rơi vào mắt ra ngoài
nhãn cầu.
Ðường dẫn nước mắt: nước mắt liên tục được sản sinh ra. Sau khi làm ướt và làm
sạch, nước mắt đi vào túi kết mạc rồi đi tới cái khoang hình tam giác ở giữa 2 mi mắt, nằm ở
góc trong mắt được gọi là hố lệ. Từ hố lệ, nước mắt đi qua lỗ nhỏ nằm ở bờ tự do của mỗi mi
mắt cạnh góc mắt được gọi là điểm lệ rồi đi vào 2 ống lệ trên và dưới và nhập lại để đổ vào
túi lệ. Túi lệ được nối thông với đường mũi - lệ để đổ vào hốc mũi. Thành của ống lệ và túi lệ
được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng, trong đó có nhiều tế bào hình ly tiết nhầy.
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_baigiangyhoc_blogspot_com_9511.pdf