Tìm hiểu về Bệnh uốn ván

1.Nêu được đặc điểm dịch tể học của bệnh.

2.Mô tả các biểu hiện lâm sàng của bệnh .

3.Trình bày cách điều trị các thể lâm sàng của bệnh uốn ván.

4.Nêu cách phòng ngừa bệnh uốn ván.

1. ĐẠI CƯƠNG

 Đây là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do Clostridium tetani gây nên. Vi trùng tiết ra độc tố tetanospasmin ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây cứng cơ vân, co giật toàn thân.

 Bệnh diễn biến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tử vong còn cao

 Bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh vẫn phải tiêm phòng để tránh tái phát.

 Bệnh đã được mô tả từ thời thượng cổ (1000 năm trước Công nguyên); nhưng mãi đến năm 1885, Nicolaier mới xác minh được tính chất gây bệnh của vi trùng mang tên ông từ đấy (trực trùng Nocolaier)

 Độc tố uốn ván được Knub Faber phân lập năm 1886 và chứng minh rằng nó là tác nhân gây ra các biểu hiện lâm sàng.

 Roux và Vaillard chế ra huyết thanh kháng độc tố uốn ván năm 1893.

 Năm 1923, G. Ramon tìm ra giải độc tố uốn ván, mở màn kỷ nguyên phòng bệnh uốn ván có hiệu quả.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về Bệnh uốn ván, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o giật nhiều, vã mồ hôi, nhiễm trùng Cần nuôi ăn càng sớm càng tốt. Nếu không ăn bằng miệng được do cứng hàm thì dinh dưỡng bằng thông dạ dày tốt hơn bằng đường tĩnh mạch vì tránh được nguy cơ nhiễm trùng và duy trì được hoạt động sinh lý của dạ dày, ruột. 10.2. Xử trí vết thương: -Mở rộng, cắt lọc, phá bỏ các ngóc ngách, lấy hết dị vật, rửa nước muối, để hở không thâu kín. Vệ sinh hằng ngày 1- 2 lần tùy mức độ nhiễm trùng. -Nếu dị vật nằng sâu tránh mọi cố gắng lấy ra hết vì gây kích thích mạnh, dễ đưa đến tử vong đột ngột. 10.3. Thuốc sử dụng: 10.3.1. Huyết thanh kháng độc tố uốn ván từ ngựa (SAT): Có mục đích trung hoà được độc tố uốn ván và lưu hành trong máu, không trung hoà được các độc tố đã ngắm vào tế bào thần kinh. SAT cho càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ đầu của bệnh, có tác dụng làm giảm độ nặng và rút ngắn diễn tiến bệnh. Tiêm bắp SAT với liều duy nhất 20000 đơn vị/người lớn, 500 – 700 đơn vị/Kg ở trẻ em và 1000 đơn vị/Kg ở trẻ sơ sinh. Liều cao hơn không cải thiện tỉ lệ tử vong mà còn tăng nguy cơ tai biến miễm dịch. Trước khi chích, cần thử test với 75 đơn vị tiêm dưới da. Nếu test (+) cần chích theo phươong pháp Besredka; nguyên tắc của phương pháp này là chích liều nhỏ, tăng dần nồng độ thuốc, mỗi liều chích cách nhau 30 phút. Chỉ nên tiêm thuốc ở các nơi có đầy đủ phương tiện hồi sức hô hấp - tuần hoàn. Thời gian bán hủy của thuốc là 2 ngày. 10.3.2. Globulin miễm dịch uốn ván có nguồn gốc từ người (HTIG): Phân lập từ huyết tương của người khoẻ mạnh có miễn dịch đối với bệnh uốn ván. Thời gian bán hủy là 24,5 –31,5 ngày, bảo vệ được 8 – 14 tuần. Rất hiếm khi thuốc gây tai biến phản vệ, có thể dùng an toàn cho bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với huyết thanh ngựa; liều 3000 – 10000 đơn vị tiêm bắp hay tiêm mạch. Tuy nhiên, thuốc rất đắt tiền và hiện chưa có tại Việt Nam. 10.3.3. Kháng sinh: Làm giảm số lượng vi trùng tại vết thương . In vitro, vi trùng uốn ván nhạy cảm với Metronidazole, Penicillin, Cephalosporin, Imipenem, Macrolide, Tetracycline. -Penicillin dùng tiêm bắp hay tiêm mạch với liều 100000 – 200000 đơn vị/Kg/ngày x 10- 14 ngày. Metronidazole:sử dụng an toàn và được xem như lựa chọn đầu tiên để diệt vi trùng uốn ván. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới cho thấy nhóm bệnh nhân dùng Metronidazole cần ít thuốc chống co giật và giãn cơ hơn so với nhóm bệnh nhân dùng Penicillin; nhờ vậy thời gian nằm viện cũng ngắn hơn. Metronidazole có thể dùng bằng đường uống, truyền tĩnh mạch hay tọa dược. Tuy nhiên cho bằng đường tọa dược thì hấp thu tốt hơn và ít co giât hơn khi cho bằng đường truyền tĩnh mạch. Liều 400 mg toạ dược/6 giờ, hay 500 mg truyền mạch/6 giờ x 7 – 10 ngày. Các thuốc thay thế khác: Erythromycin, Tetracycline, Doxycycline, Chloramphenicol, vancomycin. 10.3.4. Thuốc chống co giật: Giúp kiểm soát triệu chứng quan trọng nhất của bệng uốn ván là cứng cơ và co giật. Tính chất của một số thuốc chống co giật lý tưởng: -Kiểm soát được cơn co giật. -Thời gian tác dụng nhanh. -Không ức chế hô hấp tuần hoàn. -Có tác dụng mềm cơ, giảm đau, chống lo lắng. -Dễ sử dụng, dung nạp tốt khi chích bằng đường tĩnh mạch. -Thải trừ nhanh. Hiện thời chưa có một thuốc chống co giật nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên – cần phối hợp thuốc trong các trường hợp nặng. Liều lý tưởng là liều khống chế được cơn co giật, bệnh nhân nằm yên hay trong trạng thái ngủ gà. Liều này thường không tiên lượng được vì thay đổi tùy từng bệnh nhân. Nên cho thường xuyên mỗi 2 giờ ở các bệnh nhân nặng. +Diazepam (Valium, Seduxen): thông dụng nhất trong điều trị uốn ván. Thời gian tác dụng 1 – 3 giờ, thời gian bán hủy từ 20 –72 giờ. Liều lượng 1- 5 mg/Kg/ngày; liều uống gấp đội liều tiêm tĩnh mạch. Cắt cơn co giật 0,1 – 0,3 mg/Kg/ 2- 4 giờ tiêm tĩnh mạch. Chú ý giảm ½ liều ở bệnh nhân suy gan. +Midazolam (Hypnovel): +Nhóm Benzodiazepin. Thời gian tác dụng: 1 giờ, thời gian bán hủy: 2 –3 giờ. Liều: 1- 8 mg/Kg/ngày chích tĩnh mạch, cắt cơn co giật: 0,05 – 0,2 mg/Kg/2 – 4 giờ chích tĩnh mạch. _Thuốc giãn cơ: Cần có kinh nghiệm sử dụng thuốc giãn cơ. Là phương pháp chọn lọc để điều trị uốn ván nặng, co giật không kiểm soát được và co giật có nguy cơ gây suy hô hấp. Cần nhiều trang thiết bị – chi phí điều trị sẽ tăng. Chỉ nên sử dụng ở những nơi mở khí quản được, có máy thở, có thể theo dõi khi máu động mạch. Dùng giãn cơ – hút đàm thường, đổi tư thế, cho ngủ sâu. Nên sử dụng thuốc giãn cơ không khử cực có thời gian tác dụng dài (từ lúc tiêm thuốc giãn cơ xong cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của hồi phục khỏi sự phong bế thần kinh – cơ) khoảng một giờ như (Arduan). +Liều Pipercuronium: 0,02 – 0,08 mg/Kg tiêm mạch hay truyền tĩnh mạch trong 2 – 4 giờ. Các thuốc chống co giật khác:Phenobarbital, Chlorpromazin, Papaldehyde, Mebrobamat. Barbiturates (Phenobarbital, Gardenal): Tác dụng kéo dài thời gian ức chế tiền synap. Thuốc làm suy yếu cung phản xạ, làm giảm số xung động đi tới và ức chế các đáp ứng vận động. Thuốc chống tác dụng trực tiếp của độc tố uốn ván bằng cách kèo dài ức chế. Phản ứng bất lợi là dị ứng, sốt, phát ban; nặng nhất là gây suy hô hấp. Liều dùng:Phenobarbital tiêm bắp 0,2g (1 – 4 ống/ngày). Trẻ em 5 mg/Kg/liều. +Chlorpromazin (Aminazin, Largactil Ống tiêm 2 – 5 ml chứa 25 mg và 50 mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 25 – 50 mg/lần (người lớn), 0,5 mg/Kg/lần (trẻ em). Có thể dùng từ 3 –4 lần trong 24 giờ. 10.3.5. Chống suy hô hấp: -Hút đàm. -Thở oxy. -Mở khí quản:Chỉ định: + Co thắt hầu họng thanh quản gây tím tái hay ngưng thở. +Có cơn ngưng thở. +Ứ đọng nhiều đàm dãi gây suy hô hấp. +Co giật liên tục, không kiểm soát được bằng thuốc chống co giật. +Có chỉ định dùng thuốc giãn cơ. Biến chứng: Chảy máu. Tràn khí dưới da. Nhiễm trùng vết mổ. Nhiễm trùng phổi. Khàn tiếng. Hội chứng quen canuyn, sẹo hẹp canuyn. Săn sóc hậu phẫu: Hút đàm vô trùng. Thay băng mở khí quản 1 –2 lần tùy mức độ nhiễm trùng. Phủ tấm gạc ướt trên lỗ canuyn. Rút canuyn: Khi hết chỉ định mở khí quản; từ 10 –14 ngày sau khi mở khí quản. Nên cho diazepam trước khi rút canuyn. Sau khi rút phải theo dõi liên tục sau 6 giờ liền và luôn luôn chuẩn bị một canuyn khác số nhỏ hơn phòng ngừa trường hợp cần đặt lại canuyn. Điều trị suy hô hấp: -Chỉ định thở máy: Có biểu hiện suy hô hấp: Thiếu 02: SaO2 < 90%, PaO2 < 60 mmHg. Ứ CO2 PaCO2 động mạch > 50 mmHg. Co giật liên tục, có dự định dùng thuốc giãn cơ. Có cơn ngưng thở hay nhịp thở < 8 lần/phút. -Theo dõi: Hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, da niêm, đầu chi.Tri giác.Khí máu động mạch.SaO2. 11. PHÒNG NGỪA 11.1.Tiêm phòng uốn ván: Đối với trẻ em, tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng: Gây miễn dịch cơ bản bằng 3 mũi DPT : bắt đầu lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 lúc trẻ 3 tháng, mũi thứ 3 lúc trẻ 4 tháng và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Đối với người lớn và trẻ lớn:VAT hoặc DPT 3 mũi , mỗi mũi cách nhau 1 tháng, năn sau nhắc lại 1 lần ,về sau cứ 5 năm nhắc lại 1 lần .Mũi VAT 1 không tạo được miễn dịch; 2 – 4 tuần sau khi tiêm mũi VAT 2, nồng độ kháng thể mới đạt được > 0,01 UI/ml và tồn tại hơn 5 năm. Sau mũi VAT 4, miễn dịch kéo dài 10 năm và sau mũi VAT 5, miễn dịch kéo dài 20 năm. Đối với phụ nữ có thai cần chích 2 mũi VAT sao cho nồng độ kháng thể bảo vệ đạt mức lý tưởng; tốt nhất là khoảng cách giữa mũi 1 và 2 là 4 tuần và mũi 2 đến lúc sinh là 1 – 2 tháng. Phụ nữ tuổi sinh đẻ nên tiêm đủ 5 mũi. 11.2. Khi bị vết thương: Xử trí vết thương thật tốt,lấy hết dị vật, rửa nước muối, không khâu kín. Tiêm phòng uốn ván: +Nếu bệnh nhân đã được tiêm phòng đầy đủ và còn trong thời gian miễn dịch thì tiêm VAT nhắc lại. +Nếu chưa tiêm phòng hay tiêm phòng không đủ liều hay đã quá thời gian được miễn dịch thì phải tiêm SAT 1500 – 3000 đơn vị (vết thương dơ, dập nát nhiều); đồng thời phải tiêm VAT 3 mũi. 11.3. Phòng ngừa uốn ván rốn: -Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ trong thời gian mang thai. -Quản lý thai nghén, tránh đẻ rơi. -Đỡ đẻ vô trùng. Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5_benh_uon_van_6785.doc
Tài liệu liên quan