Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập ngày nay, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh
mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ do ảnh hưởng từ sự đan xen xã hội cũ và mới. Nền
tảng nhân cách của một số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay bởi thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của
gia đình, nhất là trong độ tuổi từ 0 – 6. Đây là độ tuổi đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình nhận thức
cũng như hình thành nhân cách của một con người. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm
kiếm một cách dạy trẻ mới, một phương pháp phù hợp hơn dành cho cha mẹ người Việt để có thể học
hỏi, để thay đổi suy ngh về cách dạy trẻ hiện tại Nhật Bản là một đất nước nổi bật với những cách dạy
trẻ rất nhân văn và đáng học hỏi. Trong qua bài viết này, chúng tôi thông qua việc nghiên cứu những
điểm mạnh và điểm yếu trong cách dạy trẻ từ 0-6 tuổi của Nhật Bản, qua đó đề xuất ra cách dạy trẻ mới,
tiến bộ và phù hợp hơn dành cho cha mẹ người Việt nhưng không đánh mất đi giá trị truyền thống của
mình.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu và vận dụng những điểm tiến bộ trong cách dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi trong gia đình Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
873
TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ TRONG CÁCH DẠY
TRẺ TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN.
Bùi Phạm Thanh Phƣơng, Trần Phan Bích Ngọc,
Vƣơng Thị Trúc Hằng, Nguyễn Thị Kim Thi, Nguyễn Bùi Nhƣ An
Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
T M TẮT
Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập ngày nay, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh
mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ do ảnh hưởng từ sự đan xen xã hội cũ và mới. Nền
tảng nhân cách của một số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay bởi thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của
gia đình, nhất là trong độ tuổi từ 0 – 6. Đây là độ tuổi đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình nhận thức
cũng như hình thành nhân cách của một con người. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm
kiếm một cách dạy trẻ mới, một phương pháp phù hợp hơn dành cho cha mẹ người Việt để có thể học
hỏi, để thay đổi suy ngh về cách dạy trẻ hiện tại Nhật Bản là một đất nước nổi bật với những cách dạy
trẻ rất nhân văn và đáng học hỏi. Trong qua bài viết này, chúng tôi thông qua việc nghiên cứu những
điểm mạnh và điểm yếu trong cách dạy trẻ từ 0-6 tuổi của Nhật Bản, qua đó đề xuất ra cách dạy trẻ mới,
tiến bộ và phù hợp hơn dành cho cha mẹ người Việt nhưng không đánh mất đi giá trị truyền thống của
mình.
Từ khóa: Cách dạy trẻ, điểm mạnh, điểm yếu, kết hợp, Nhật Bản, Việt Nam.
1. Đ T VẤN ĐỀ
Việt Nam và Nhật Bản đang có mối quan hệ giao lưu tốt đẹp với nhau, có những nét văn hóa ứng xử của
người Nhật từ lâu đã khiến người Việt chúng ta ngưỡng mộ. Không chỉ vì họ có một lịch sử hình thành
nên văn hóa ấy mà còn bởi cách họ duy trì và phát huy nó như một giá trị của bản sắc dân tộc. Mỗi một
tình huống, mỗi một hoàn cảnh khác nhau, cách họ giao tiếp với nhau đều là những bài học sâu sắc. Việt
Nam cũng là một đất nước với bề dày lịch sử văn hóa, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên
vấn đề đạo đức, lối sống luôn được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã và đang xảy
ra rất nhiều hiện tượng tiêu cực xuất phát từ việc dạy trẻ không đúng cách của cha mẹ người Việt. Việc
dạy trẻ ở Việt Nam luôn là vấn đề đã và đang được tranh cãi nhiều bởi nhiều cách suy ngh cũng như
phương pháp giảng dạy còn cổ hủ, xưa cũ, thậm chí lạc hậu và không đúng cách, chưa bắt kịp với những
phương pháp dạy trẻ của xã hội hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện trạng này. Nhằm mục đích
hiểu hơn về nền văn hóa dạy trẻ ở cả hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản, từ đó thể nhận ra đâu là yếu tố
tích cực để duy trì, đâu là yếu tố tiêu cực để khắc phục của hai quốc gia và tìm ra một phương pháp dạy
trẻ tiến bộ nhất dựa trên sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Việt - Nhật. Kết quả thu được sẽ có thể đóng
góp được vào kho tài liệu tham khảo cho các bậc phụ huynh trau dồi thêm kiến thức nuôi dạy con trẻ,
mong muốn góp phần xây dựng một thế hệ mới, với cách dạy trẻ mới tốt đẹp hơn
Bài viết tập trung tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong cách dạy trẻ của người Nhật và đề xuất
phương pháp dạy trẻ tiến bộ và phù hợp nhất cho các bậc cha mẹ người Việt hiện đại.
Dựa trên các cơ sở lý luận và khái niệm, “Cách dạy trẻ” được hiểu là phương pháp nuôi dạy con trẻ của
người lớn nhằm giáo dục trẻ, hướng trẻ đến một mục tiêu nào đó. “Gia đình” theo định ngh a của từ điển
Oxford bao gồm 3 ý ngh a: một là một nhóm bao gồm hai cha mẹ và con cái của họ sống cùng nhau như
một đơn vị; hai là tất cả con cháu của một tổ tiên chung và ba là một nhóm những thứ có liên quan nhau.
874
Định ngh a “trẻ em” theo từ điển Oxford là một người trẻ dưới độ tuổi dậy thì hoặc dưới độ tuổi hợp pháp.
Môi trường gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của các cá nhân Trong xã hội hiện đại,
gia đình càng có vai trò quan trọng hơn trong việc định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như dạy trẻ
từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành
Nội dung dạy trẻ ở Nhật Bản bao gồm 5 nội dung: phát triển vận động, phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển cảm xúc và phát triển k năng xã hội Để có thể dạy trẻ các nội dung trên một cách
hiệu quả nhất, các bậc cha mẹ người Nhật đã tìm hiểu rất k về sự phát triển tâm lý của trẻ em qua từng
độ tuổi. Ở các độ tuổi khác nhau, trẻ em cần sự quan tâm và chăm sóc khác nhau để có thể phát triển
toàn diện Đối với các bậc cha mẹ lần đầu có con, hay chỉ đơn giản là những người cha người mẹ tràn
đầy nhiệt huyết với con luôn có suy ngh “nhất định mình phải trở thành một người cha/mẹ tốt”, “nhất định
phải nuôi dạy con thật tốt”, thì sẽ càng áp lực, càng có nhiều trăn trở về con cái. Thế nhưng việc mà cha
mẹ có thể làm cho con thực ra lại đơn giản hơn tưởng tượng và suy ngh của mọi người rất nhiều. Trong
việc dạy con, cha mẹ người Nhật đa phần sẽ đi theo các bước: Dành thời gian để trò chuyện và đặt câu
hỏi => Biết khen và mắng đúng cách => Lắng nghe => Chấp nhận và thấu hiểu Tuy nhiên, dù có đi theo
phương pháp này hay không thì điểm quan trọng nhất trong việc dạy trẻ chính là ở phía vai trò của cha
mẹ. Trong vai trò của cha mẹ người Nhật sẽ có chín điều cha mẹ không được làm là: không nổi nóng vô
cớ; không nuông chiều vô điều kiện; không nôn nóng và hối thúc; không so sánh; không quá đề cao địa vị
của mình; không áp đặt suy ngh ; không ám ảnh với quá khứ; không bỏ qua bản thân; không bất hòa
trong mối quan hệ vợ chồng. Từ chín điều trên, chúng tôi rút ra được bốn điều mà cha mẹ cần áp dụng
trong quá trình dạy con, đó là: lắng nghe, khen ngợi, khoảng cách và kiên nhẫn.
2. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU
Những điểm mạnh có thể kể đến như: Quan điểm trẻ em không cần quá thông minh; Coi trọng môi
trường nuôi dạy con cái; Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ; Không cần ép trẻ ăn; Trẻ có quyền
quyết định những việc liên quan đến bản thân; Dành thời gian cho trẻ mỗi ngày; Dạy trẻ cách cho đi và
nhận lại là quá trình hai chiều, người cho cũng phải biết ơn Khi áp dụng cách dạy trẻ của cha mẹ người
Nhật sẽ có nhiều điểm thuận lợi dành cho cha mẹ như: tiết kiệm chi phí chăm lo sức khỏe nhờ việc vận
động hằng ngày mà trẻ trở nên khỏe mạnh hơn; khi quá bận việc vẫn có thể yên tâm giao việc trong nhà
cho trẻ vì trẻ đã quen với các công việc được giao cho và hoàn thành tốt; trẻ không quá mức quậy phá
khiến cho cha mẹ lo lắng vì trẻ hiểu được chừng mực trong hành vi và lời nói của mình; thắt chặt được
mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ, đồng thời giúp cha mẹ hiểu trẻ hơn nhờ thông qua việc lắng nghe, trò
chuyện cùng trẻ.
Bên cạnh những điểm mạnh vẫn tồn tại một số điểm yếu trong cách dạy trẻ của gia đình Nhật Bản. Không
ít gia đình Nhật Bản đã hình thành cho con mình thói quen tự lập từ khi rất sớm Đó là một điều rất tốt.
Thế nhưng song song với điểm mặt tốt đó cũng có những rủi ro riêng của nó. . Có rất nhiều những nguy
hiểm luôn rình rập xung quanh những đứa trẻ. Những đứa trẻ khi được giáo dục quá tự lập mọi chuyện
xảy ra trẻ có thể ứng phó một cách dễ dàng, vì vậy vai trò của Cha mẹ sẽ bị hạn chế bớt. Lâu dần sẽ tạo
ra khoảng cách trong chính gia đình Khi một đứa trẻ được giáo dục trong một gia đình có tính tự lập cao,
đứa trẻ đó trải qua khó khăn một cách dễ dàng điều đó lâu dần sẽ được lập trình sẵn trong đầu những
đứa trẻ đó rằng “tự lập là điều đương nhiên phải có ở mỗi người và Cha mẹ cũng thế” Đó là lí do số
lượng các viện dưỡng lão ở Nhật Bản ngày một tăng cao Việc ít khi trao đổi với người khác vì bản tính tự
lập cao về những vấn đề khó khăn của bản thân cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhiều bậc phụ
huynh. Nhật Bản là một quốc gia có số người bị stress lớn nhất thế giới, nguyên nhân chính là do áp lực
công việc, song song theo đó là lối sống ít khi chia sẻ những chuyện riêng tư với những người khác. Vì
vậy gia đình là một lực kéo lớn giúp kéo họ ra khỏi những áp lực đó Ngoài ra ở Nhật Bản thì xu hướng
cho trẻ học thêm tiếng Anh hay âm nhạc ngay từ khi còn bé sẽ khiến trẻ mất đi một quỹ thời gian riêng
cho bản thân. Cuối cùng là việc xác định tính kỷ luật cao từ khi trẻ còn nhỏ Đức tính này rất tốt cho trẻ
sau này thế nhưng việc đó sẽ tạo ra một bức tường lớn buộc trẻ phải thích nghi, phải hành động theo
những nguyên tắc đã được đề ra, lâu dần tính linh động trong trẻ sẽ bị hạn chế bớt. Đối với cha mẹ người
875
Nhật Bản, để dạy trẻ, người mẹ hầu hết sẽ ở bên cạnh trẻ suốt hai năm đầu đời, mỗi tuần họ chỉ giành ra
khoảng hai giờ đồng hồ để xa con và làm việc cá nhân. Việc này sẽ gây ra rất nhiều những khó khăn và
thiệt thòi cho người mẹ. Không ít những bà mẹ ở Nhật rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh và việc ít tiếp
xúc với mọi người sẽ ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ bên ngoài của người mẹ.
3. HƢỚNG KẾT HỢP VÀ ĐỀ XUẤT CẨM NANG DẠY TRẺ
Như đã nêu ở phần trước, cả Nhật Bản và Việt Nam đều có điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp
giáo dục. Khi kết hợp, cần hiểu rõ điểm mạnh mà nước ta đang có để tiếp tục phát huy và những điểm
yếu cần phải hạn chế và loại bỏ Để tránh tình trạng những phương pháp lạc hậu tiếp tục được sử dụng
và lan truyền chúng ta cần phải ngăn chặn từ gốc, phổ cập kiến thức đúng ở các hộ dân nhất là ở những
vùng thôn quê, vùng sâu vùng xa vẫn còn nặng nề tư tưởng phong kiến và bảo thủ. Hoặc quá sính ngoại
hay đề cao vai trò của nước bạn mà áp dụng không chọn lọc cả những yếu tố không phù hợp với nước
ta Khi đã xóa được rào cản cơ bản về tư tưởng giáo dục cũ, chúng ta mới có thể áp dụng những điều
mới trong điểm mạnh của phương pháp Nhật Bản và xem xét kỹ những điểm yếu để rút kinh nghiệm
tránh không tiếp thu.
Đối với việc phát triển vận động, khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh, nếu người Nhật cho trẻ va
chạm, tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì đối với tình hình môi trường ở Việt Nam, khi áp dụng chúng
ta có thể linh động hạn chế cho trẻ tiếp xúc môi trường độc hại, lựa chọn các khu vui chơi đảm bảo an
toàn vệ sinh, tránh nhiễm các loại dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Về việc ăn uống, người Nhật
có phương pháp cho trẻ ăn dặm rất hay nhưng hơi cầu kì phức tạp, vì vậy nếu kết hợp nên đơn giản hóa,
sử dụng các dụng cụ quen thuộc với chúng ta nhưng vẫn đảm bảo đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng theo chế
độ Ngoài ra người Nhật dạy trẻ việc dọn dẹp và làm việc nhà từ sớm, vì vậy để tránh tâm lý sợ trẻ phạm
sai lầm và gây ra nguy hiểm, khi áp dụng chúng ta cần hướng dẫn trẻ tỉ mỉ, có thể thay thế những vật
dụng dễ vỡ hay dễ bỏng như chén sứ, ly thủy tinh, nồi sắt bằng những vật dụng thay thế như ly chén
inox, xoong nồi có vật chống bỏng ở tay cầm hoặc khi nấu ăn thì để trẻ phu giúp những công đoạn đơn
giản như rửa rau củ quả, vo gạo, hoặc tập cho trẻ làm những món ăn vặt trẻ yêu thích mà không sử dụng
nhiều những vật bén nhọn, nước sôi, nấu trên bếp ga,
Để phát triển nhận thức, người Nhật khi dạy trẻ thường sẽ đưa trẻ ra ngoài thực tế nhiều, chỉ cho trẻ biết
những màu sắc, hình dạng ở khung cảnh bên ngoài. Trẻ em thường rất thích chơi đồ chơi, và theo tâm lý
người Việt thì họ sẽ mua những món đồ mà con trẻ thích, thường không quan tâm lắm đến công dụng
của nó. Cha mẹ người Việt có thể thay thế những món đồ chơi đó bằng cách mua những tấm thẻ in hình
màu sắc, mua các bộ đồ chơi gỗ phân biệt màu sắc sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, các bộ đồ chơi thả
hình khối,Những món đồ chơi này thứ nhất sẽ khiến trẻ cảm thấy có sự thay đổi so với các món đồ
chơi cũ và sẽ thấy thích thú hơn, thứ hai nó sẽ giúp trẻ học cách phân biệt màu sắc và hình dạng đồ vật
một cách nhanh chóng.
Người Nhật giúp trẻ trau dồi k năng ngôn ngữ bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ thật nhiều, đặt
câu hỏi cho trẻ trả lời và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho mình. Khi kết hợp với phương pháp này, cha
mẹ người Việt có thể phân bố thời gian hợp lý, lắng nghe con nói thật nhiều. Chúng ta có thể bật các bài
hát thiếu nhi và cùng trẻ hát, điều đó sẽ giúp trẻ tăng sự hứng thú khi nghe nhạc và thông qua đó có thể
tập cho trẻ cách phát âm đúng, hoặc trước khi đi ngủ hãy đọc cho trẻ một cuốn sách truyện, giải thích các
từ ngữ cặn kẽ khi trẻ thắc mắc và mở rộng vốn từ cho trẻ khi cần thiết cũng là một cách giúp trẻ học hỏi.
Trong việc học ngoại ngữ, điều quan trọng người Việt cần phải rút kinh nghiệm từ người Nhật chính là
không áp lực lên trẻ em. Vì so với Nhật Bản, chúng ta dùng cùng bộ chữ latinh với tiếng Anh, vậy nên
không cần lo lắng việc phải cho trẻ làm quen sớm với một bộ chữ mới như ở Nhật. Thay vì gửi trẻ đến
các trung tâm ngoại ngữ với thời gian biểu dày đặt, hãy mua những tấm thẻ từ vựng nhiều hình ảnh và
màu sắc, cho trẻ xem những chương trình dạy ngoại ngữ thông qua các câu chuyện và bài hát, tạo ở nơi
trẻ sự hứng thú học tập và nhờ đó trẻ sẽ học rất nhanh.
876
Việc phát triển cảm xúc của trẻ vẫn còn là một lỗ hổng trong phương pháp giáo dục của người Nhật vì nó
hoàn toàn xuất phát từ sự kiên nhẫn từ các bậc cha mẹ mà không có bất kì sách vở nào có thể hướng
dẫn được. Vì vậy khi áp dụng phương pháp của người Nhật, chúng ta cần nhận biết người Nhật vẫn còn
thiếu sót ở đâu, và học tập một số cách mà các chuyên gia người Nhật đang sử dụng để cải thiện tình
trạng ba mẹ kiểm soát cảm xúc của trẻ và cách giúp trẻ phát triển cảm xúc Điều cần thiết nhất chính là
trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ thật nhiều những câu hỏi, thể hiện cảm xúc hứng thú với những câu chuyện
trẻ kể, điều này sẽ giúp trẻ bộc lộ cảm xúc thật sự và giúp ba mẹ tìm hiểu vấn đề trẻ đang gặp phải từ đó
tìm cách giải quyết. Ngoài ra, khi trẻ đang thể hiện một cảm xúc mãnh liệt như khóc lớn, giận dữ, ba mẹ
không nên kiểm soát trẻ bằng cách nói trẻ ngưng khóc ngay hoặc đồng thời giận dữ với trẻ thay vào đó,
người lớn khi chưa thể hỏi trẻ về vấn đề trẻ đang gặp, nên an ủi trẻ hoặc để cho trẻ khóc hết nếu đang
khóc, hoặc giúp trẻ bình t nh khi đang nóng giận Sau đó ba mẹ hãy từ tốn nói chuyện với trẻ, tìm hiểu
vấn đề trẻ gặp, cho trẻ sự đồng cảm của mình rồi cùng tìm cách giải quyết Đây là một phương pháp rất
khó, phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý và sự bình t nh của người lớn.
Ở Việt Nam, các bậc cha mẹ đều muốn con mình là đứa trẻ ngoan, lễ phép, biết tôn trọng người khác.
Thế nhưng, dù cho được dạy dỗ từ nhỏ, trẻ em người Việt hiện nay rất hiếm khi nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” vì
cho rằng đây là những từ không cần thiết, nói ra thì sẽ rất xấu hổ. Vì thế, khi kết hợp phương pháp của
người Nhật, chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp, cơ bản nhất vẫn là thông qua việc trò chuyện cùng trẻ
vì không thể ngay lập tức bắt trẻ thực hiện như người Nhật vì chúng ta không có môi trường xung quanh
giống ở Nhật. Chúng ta tạo ra các tình huống, chỉ cho trẻ biết ý ngh a của việc cảm ơn hoặc khi chúng ta
làm điều gì khiến trẻ buồn hoặc tức giận, nếu điều đó thật sự do người lớn gây ra chúng ta nên nói xin lỗi
với trẻ, lâu dần sẽ khiến trẻ có thói quen xin lỗi khi trẻ làm sai Điều quan trọng khi giáo dục trẻ ở mảng
này, là người lớn phải kiên nhẫn, vui vẻ cảm ơn trẻ khi được giúp đỡ và bỏ qua s diện của bậc cha mẹ
mà xin lỗi trẻ khi làm sai.
4. KẾT LUẬN
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các công trình nghiên cứu về cách dạy trẻ trong gia đình hiện nay rất
được quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên các công trình, sản phẩm về việc kết hợp các phương
pháp dạy trẻ giữa hai hoặc nhiều nước với nhau còn rất ít. Hiện nay, thế hệ những người trẻ ở Việt Nam
được tiếp xúc và va chạm với nhiều nền văn hóa hiện đại khác nên phần lớn tư tưởng cũng đã thay đổi ít
nhiều. Khi kết hôn và sinh con, họ tìm hiểu ra rằng có những phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ em
từ ngày xưa đã không còn phù hợp nữa nên đã tìm hiểu và học hỏi nhiều phương pháp từ các nền văn
hóa khác nhau Trong đó, phương pháp giáo dục trẻ em của người Nhật là được đón nhận nồng nhiệt
nhất, bởi giữa hai quốc gia có nhiều sự tương đồng, trong văn hóa cũng như lối sống. Rất nhiều đầu sách
giáo dục trẻ em của Nhật Bản đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Việc dạy trẻ ở Việt Nam từ lâu đã
luôn được đề cao và thay đổi không ngừng để phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, giữa hai đất nước ít nhiều
cũng có sự khác biệt, nên khi tiếp thu những cách dạy trẻ của người Nhật, không ít cha mẹ người Việt
cảm thấy bối rối vì còn nhiều điều lạ lẫm Chúng tôi cũng đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong
phương pháp giáo dục ở Nhật Bản, từ đó đề ra hướng kết hợp một cách hợp lý nhất, rằng trẻ em Việt
Nam còn đang thiếu những gì, cha mẹ người Việt đã hoàn thành tốt vai trò của mình chưa và cần học hỏi
thêm những gì. Đề tài lấy cảm hứng kết hợp cách dạy trẻ giữa Việt Nam và Nhật Bản vào nội dung của
một cuốn cẩm nang với kỳ vọng sẽ là trợ thủ đắc lực cho các ông bố ba mẹ người Việt, vừa tiếp nhận
được phương pháp giáo dục mới của người Nhật nhưng cũng không làm thay đổi quá nhiều những
phương pháp vốn có ở Việt Nam.
877
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giúp con trưởng thành từ thất bại (2017), NXB Kim ĐồngTác giả: Kishi Hidemitsu, Người dịch :
Trương Thúy Linh
[2] “Nghề” làm cha mẹ(2017), NXB Hồng Đức, Tác giả: TS.Phạm Thị Thuý (chủ biên) GS TS Vũ Gia
Hiền, Ths Vũ Cẩm Vân, Ths BS Đinh Thạc, TS. Nguyễn Thị Minh, Ngô Phương Thảo
[3] Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng(2017), NXB Phụ Nữ, Tác giả: Mika Wakuda,
Người dịch: Hồ Phương
[4] Cha mẹ Nhật dạy con tự lập (2018), NXB Văn Học, Tác giả: Sugahara Yuko, Người dịch: Nguyễn
Thị Thu
[5] Nuôi dạy bé gái từ 0-6 tuổi (2018), NXB Lao Động, Tác giả Erika Takeuchi, Người dịch : La Minh
Nhật
[6] Nuôi dạy con kiểu Nhật (2018), NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tác giả: Tatsumi Nagisa,
Người dịch: Nguyễn Đinh Trực
[7] Nuôi dạy bé trai từ 0-6 tuổi (2018), NXB Lao Động, Tác giả Erika Takeuchi, Người dịch : La Minh
Nhật
Trang Web:
[8] 9 cách nuôi dạy con chỉ có ở Việt Nam, https://mathx.vn/tin-tuc/9-cach-nuoi-day-con-chi-co-o-viet-
nam.html
[9] Bật mí cách nuôi dạy con của người Nhật khiến các mẹ phải “ngả mũ”, https://chanhtuoi.com/bat-
mi-cach-day-con-cua-nguoi-nhat-khien-cac-me-phai-nga-mu.html
[10] Những mặt tối của xã hội Nhật Bản,
nhat-ban/(15/04/2018)
[11] Cách dạy con của người Nhật ( đầy đủ từ 0 đến 12 tuổi ), https://vn.theasianparent.com/cach-day-
con-cua-nguoi-nhat-day-du-tu-0-den-12-tuoi
[12] Cha mẹ Nhật dạy con tính tự lập,
lap.html
[13] 3 vấn đề nan giải của đất nước Nhật Bản,
nhat-ban-22012018/ (22/01/2018)
[14] Những điểm yếu của trẻ không tự lập, https://vnexpress.net/giao-duc/nhung-diem-yeu-cua-tre-
khong-tu-lap-3259322.html(10/08/2015)
[15] 8 Bài Học Về Tính Kỷ Luật Của Người Nhật Bản, https://kosaido-hr.com/articles/449
[16] 9 rủi ro tiềm ẩn khi bố mẹ quá bảo bọc con,
qua-bao-boc-con
[17] Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát,
nhat.html
[18] Wikipedia – Nhận thức, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c (sửa đổi
lần cuối vào ngày 5 tháng 11 năm 2018 )
[19] Báo động: Tỷ lệ người trẻ tự tử ở Nhật cao nhất trong vòng 30 năm, https://anninhthudo.vn/the-
gioi/bao-dong-ty-le-nguoi-tre-tu-tu-o-nhat-cao-nhat-trong-vong-30-nam/789558.antd(11/11/2018)
878
[20] Hơn 50% trẻ em TP Hồ Chí Minh bị béo phì, https://vnexpress.net/suc-khoe/hon-50-tre-em-tp-hcm-
bi-beo-phi-3825247.html(17/10/2018)
[21] Bác s sản khoa mách 11 mẹo dân gian cực mẹ nào chăm con nhỏ cũng cần biết,
20171201144720642.htm(03/12/2017), https://nld.com.vn/suc-khoe/an-nhieu-gio-heo-de-loi-sua-la-
sai-20180927164329907.htm(28/09/2018)
[22] Mẹ 3 con mách cách làm rượu gừng nghệ, giúp mẹ 'lột xác' đẹp toàn diện sau sinh,
https://baomoi.com/me-3-con-mach-cach-lam-ruou-gung-nghe-giup-me-lot-xac-dep-toan-dien-sau-
sinh/c/26571660.epi(19/06/2018)
[23] Các quan điểm đúng - sai ở cữ sau sinh, https://nld.com.vn/suc-khoe/cac-quan-diem-dung-sai-o-cu-
sau-sinh-20151214094054253.htm(14/12/2015)
[24] Ăn dặm kiểu Nhật và những thắc mắc thường thấy của mẹ, https://bibomart.com.vn/an-dam-kieu-
nhat-va-nhung-thac-mac-thuong-thay-cua-me-d881.html
[25] Điều người Nhật dạy con không bao giờ thừa, https://japo.vn/contents/doi-song/bon-
mua/16137.html (27/11/2016)
[26] Sách nghiên cứu – Bùi quang Thắng, https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/sach
[27] Lý thuyết tương tác biểu trưng, https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-
thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-tuong-tac-bieu-trung
[28] Một số nội dung của thuyết tương tác biểu trưng,
india.blogspot.com/2011/02/mot-so-noi-dung-cua-ly-thuyet-tuong-tac.html (13/02/2011)
[29] Khái niệm gia đình, (21/07/2010 )
[30] Gia đình là gì? Phân tích vai trò, vị trí và mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội,
https://sites.google.com/site/drcongcuu/cau-29
[31] Nuôi dạy con kiểu Việt Nam có đáng tự hào? https://chame.rmit.edu.vn/nuoi-day-con-kieu-viet-nam-
co-dang-tu-hao/ (07/10/2018)
[32] Dấu mốc phát triển quan trọng từ 0-3 tuổi của bé mẹ không thể bỏ qua,
phat-trien-quan-trong-tu-0-3-tuoi-cua-be-me-khong-the-bo-qua-2016122011154263.chn (2017)
[33] Cách mẹ Nhật dạy con trong độ tuổi tiểu học, https://wedowegood-school.edu.vn/cach-nhat-day-
con/
[34] Làm sao để bé đi ngủ sớm,
[35] Rèn trẻ tự ngủ ngoan, benhviennhitrunguong.org.vn/ren-tre-tu-ngu-ngoan.html (01/09/2015)
[36] Trẻ mấy tháng biết ngồi, lamthenao.me/tre-may-thang-biet-ngoi/(13/10/2018)
[37] Nuôi dạy con kiểu Nhật-Trường quốc tế Nhật Bản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_va_van_dung_nhung_diem_tien_bo_trong_cach_day_tre_t.pdf