Tìm hiểu Tụy
Tụy (còn gọi là lá mía) là một cơ
quan nằm sau phúc mạc đảm trách
hai chức năng chính:
Chức năng ngoại tiết: tụy sản
xuất và bài tiết các dịch tụy chứa
các men tiêu hóa, hay enzyme tiêu
hóa
Chức năng nội tiết: tụy sản xuất
và tiết vào trong máu các nội tiết
tố hay hormon.
Tụy đôi khi bị nhầm lẫn với tỳ (lá
lách). Tên tiếng Anh của tụy
là pancreas, còn của tỳ là spleen.
Giải phẫu
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc,
nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ
bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram,
có màu trắng nhạt, một số loài có
tụy màu hồng nhạt và mỗi ngày,
trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít
dịch tiết.
Ở các loài động vât khác nhau thì
tụy có hình dạng khác nhau. Như ở
cá, tụy không có hình dạng nhất
định, chỉ là một khối nhão. Đến
loài ếch nhái và bò sát thì tụy đã
thành tuyến nằm ép sát bên thành tá
tràng. Đến lớp chim thì tụy nằm ở
phần giữa đoạn cong vòng của tá
tràng chim. Ở người, tụy là một cơ
quan nhỏ và hơi thuôn dài nằm
trong ổ bụng.
Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi
tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát
đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy kéo
dài đến sát lách. Ống tụy còn gọi
là ống Wirsung là một ống nằm
dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn
lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá
tràng. Chỗ ống tụy nối vào tá tràng
gọi là bóng Vater. Ống mật
chủ thường kết hợp với ống tụy tại
hoặc gần bóng Vater. Theo một số
tài liệu, nơi đổ ra của ống tụy và
ống túi mật là cùng một nơi nên vị
trí đó gọi là cơ vòng Oddi.
Tụy được cung cấp máu bởi
các động mạch tá tụy, các động
mạch này là nhánh của động mạch
mạc treo tràng trên. Máu tĩnh mạch
đổ về các tĩnh mạch lách rồi đổ
vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch lách
chạy sát sau tuyến tụy nhưng không
dẫn lưu máu của tụy. Tĩnh mạch
cửa được hợp thành bởi hợp thành
của hai tĩnh mạch là tĩnh mạch mạc
treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ở
một số người thì tĩnh mạch mạc
treo tràng dưới cũng đổ vào tĩnh
mạch lách ở phía sau tuyến tụy.
Trong đa số trường hợp tĩnh mạch
này đổ vào tĩnh mạch mạc treo
tràng trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuy.pdf