Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N tỉnh H.N năm học 2010-2011

Hiện nay nhà trường tiểu học của chúng ta nói chung xuống cấp một cách nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Thực hiện cải cách giáo dục, một số trường đã quan tâm nhiều đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng văn hóa lên một bước. Nhưng những trường như vậy không nhiều, vì hiện nay Nhà nước ta chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa chất lượng và số lượng, giữa yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng và khả năng thực tế của nhà trường, của giáo viên và học sinh.

Vì vậy chúng tôi chọn “ Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N tỉnh H.N năm học 2010-2011.” Làm đề tài nghiên cứu của mình

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N tỉnh H.N năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT MỘT BÀI TẬP TÂM LÝ- GIÁO DỤC (Dành cho sinh viên TTSP1) Thạc sĩ: BÙI HỮU MÔ KHOA KH-XH&NV TRƯỜNG ĐH PHÚ YÊN HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT MỘT BÀI TẬP TÂM LÝ- GIÁO DỤC Có ba dạng bài tập tâm lý- giáo dục: -Bài tập thực nghiệm -Bài tập tình huống -Bài tập lý luận Cấu trúc đề tài: Tên đề tài Mở đầu Lý do chọn đề tài. Nhiệm vụ của đề tài. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Nội dung của đề tài Kết quả điều tra và đánh giá. Đặc điểm chung. Kết quả điều tra và đánh giá 1.3 Biện pháp khoa học: Kết luận: Những kết luận chủ yếu. Đề xuất và kiến nghị các cấp. A BÀI TẬP THỰC NGHIỆM Ví dụ minh họa: Đề tài: “Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N (tỉnh H.N), năm học 2010-2011”. Cấu trúc đề tài: Tên đề tài Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Nhiệm vụ của đề tài. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nội dung 1 Kết quả điều tra và đánh giá. 1.1 Đặc điểm chung. 1.2 Kết quả điều tra và đánh giá về từng loại học sinh. 1.2.1 Loại học sinh khá. 1.2.2 Loại học sinh trung bình. 1.2.3 Loại học sinh kém. 2 Biện pháp khoa học: 2.1Vấn đề học ở nhà của học sinh. Vấn đề giảng dạy của giáo viên. Vai trò chỉ đạo của nhà trường. Vai trò chỉ đạo của gia đình. Kết luận 1. Những kết luận chủ yếu. 2. Đề xuất và kiến nghị các cấp.  Đề tài( minh họa): Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N tỉnh H.N năm học 2010-2011. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Hiện nay nhà trường tiểu học của chúng ta nói chung xuống cấp một cách nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Thực hiện cải cách giáo dục, một số trường đã quan tâm nhiều đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng văn hóa lên một bước. Nhưng những trường như vậy không nhiều, vì hiện nay Nhà nước ta chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa chất lượng và số lượng, giữa yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng và khả năng thực tế của nhà trường, của giáo viên và học sinh. Vì vậy chúng tôi chọn “ Tìm hiểu tình hình học tập văn hóa của học sinh lớp 4D trường tiểu học H.N tỉnh H.N năm học 2010-2011.” Làm đề tài nghiên cứu của mình II. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp chúng ta tìm ra những ưu điểm cũng như những tồn tại để có những biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa ở các trường tiểu học cơ sở lên một bước- đó là vấn đề sống còn của nhà trường hiện nay. III.Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về lý luận…. - Điều tra tình hình học tập văn hóa của học sinh (khá, kém và nguyên nhân). Phân tích đánh giá tình hình trên. - Đề ra một số biện pháp khoa học nhằm cải tiến việc học tập của học sinh. IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1. Đối tượng : Điều tra chất lượng học tập văn hóa của học sinh 4D qua các môn toán, khoa học thường thức, tập làm văn, tập đọc, chính tả, sử, địa khi học ở trường và ở nhà. 2. Khách thể : chủ yếu điều tra ở 7 em chọn mẫu của lớp 4D trường H.N, tỉnh H.N V . Phương pháp nghiên cứu: 1.Quan sát: quan sát khi các em học tại lớp (12 buổi) học ở nhà (24 buổi), quan sát 15 góc học tập. 2.Đàm thoại: đàm thoại với 16 gia đình học sinh và với học sinh lớp 4D, với giáo viên đứng lớp và với các giáo viên lớp 4 khác trong trường, với phụ trách Đoàn, Đội và cán bộ phụ trách thư viện. 3.Nghiên cứu sản phẩm lao động: xem các bài vở và bài thi của học sinh toàn lớp. 4. Điều tra: tình hình học tập (phụ lục) PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của đề tài . 2 Kết quả điều tra và đánh giá. 2.1 Đặc điểm chung của địa phương: a/ Xã H.N: nằm ở cực nam của tỉnh T.H. Xuống biển 3km, lên rừng 3km, chạy dọc theo đường quốc lộ số 1, có đường sắt chạy qua. Diện tích: 1070 mẫu 7 sào (trung bộ). Diện tích trồng trọt: 927 mẫu 9 sào. Nhiều đất màu, ít trong lúa. H.N có 1116 họ, có 5532 nhân khẩu, trong đó có 3063 nữ (chiếm 55% dân số). - Số học sình từ mẫu giáo đến đại học có 1917 người (chiếm 34% dân số) - Bộ đội tại ngũ có 298 người của 227 gia đình (có 55 gia đình có 2-3 con đi bộ đội) - Số mất sức lao động: 90 người. Lao động chính và lao động phụ có 1592 người. bình quân ruộng đất theo đầu người: 2 sào, 10 thước, bình quân theo lao động: 5 sào. - Số trâu bò: 646 con. - Công cụ sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Trình độ kỹ thuật thấp, thủy lợi kém, thu hoạch hàng năm thấp. Số gia đình thiếu ăn lúc giáp hạt chiếm 80% số hộ. Xã có nhiều ngành nghề: khâu nón, cắt tóc, thợ xây, đi củi… Xã có nhiều phong trào tốt, điển hình của huyện, của tỉnh: phong trào phòng bệnh, chữa bệnh; phong trào trồng cây; phong trào văn nghệ; đặc biệt trường tiểu học cơ sở H.N được cộng nhận là lá cờ cầu của miền Bắc. b/ Trường tiểu học H.N. trường năm ở phía bắc của xã. Em đi học xa nhất 2500m. Nơi ăn ở của giáo viên tương đối đầy đủ. Trường có 22 lớp với 1024 học sinh. Có 24 giáo viên (14 nữ). 12 giáo viên đã 8-9 năm trong ngành, 80% được đào tạo ở hệ 7+2. 10 Đoàn viên, 14 Đảng viên, 2 là đối tượng Đảng. Có 1 giáo viên dạy giỏi, 3 giáo viên là chiến sỹ thi đua. 100% là lao động tiên tiến. Hàng năm trường có học sinh giỏi của huyện, tỉnh. Trường có nhiều tổ chức quần chúng ngoài trường hoạt động tốt: hội phụ huynh học sinh, hội mẹ hiền chị thảo … Trường được các cấp bộ Đảng huyện, xã quan tâm, nhân dân tích cực ủng hộ, được Sở và Bộ quan tâm, động viên, cổ vũ. c/. Lớp 4D Giáo viên phụ trách: thầy H 26 tuổi, 8 năm trong ngành, nhưng mới dạy lớp 4 được 2 năm. Đảng viên, sức khỏe tốt, nhiệt tình nhưng trình độ sư phạm còn yếu Học sinh: 45 em (25 nữ, chiếm 55%). 96% là con em công nông, 4% con em thành phần lao động khác. Đa số các em ở cùng một HTX. Lúc giáp hạt đến 56% gia đình thiếu ăn. Nghề phụ: khâu nón, đi củi… Lớp 4D là lớp trung bình của trường. Các em học tập chăm chỉ, đạo đức tốt, sức khỏe bình thường, ít em nghỉ học. Em lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất 10 tuổi. Phần lớn 12 tuổi. Tình cảm thầy trò tốt. Thầy H được các em yêu mến và được phụ huynh tín nhiệm. 2.2 Kết quả điều tra về học tập văn hóa: 2.1. Tình hình chất lượng học văn hóa của lớp Bảng 2.1: Tình hình chất lượng học văn hóa của lớp Khá (7-10 điểm) TB (5-6 điểm) Kém (1-4 điểm) % % % Kết quả trên căn cứ vào: Báo cảo của giáo viên và có xem học bạ lớp 3D cũ. Qua các bài thi do nhà trường tổ chức trong năm học này. Qua số điểm số ghi trong sổ điểm từ đầu năm học. .2.2 Chất lượng học văn hóa của T em chọn mẫu: (Chọn 3 em khá, 2 em TB và 2 em kém) Chọn 3 em khá, hi vọng qua tìm hiểu chúng ta rút ra được phương pháp học tập của các em nhiều yếu tố tích cực để giúp các em khác cải tiến phương pháp học tập, góp phần nâng cao chất lượng * Chất lượng của loại học sinh khá Bảng 2.2: chất lượng học của loại học sinh khá. Em L.T.M (12 tuổi) Môn Toán KHTT T.đọc C.tả TLV Sử Địa Điểm T.kết Điểm trung bình các môn: 6,5 Điểm TB Môn Các em còn lại: (tương tự) * Nguyên nhân của loại học tập văn hóa khá: -Nguyên nhân chủ quan + Những em này có động cơ học tập đúng đắn (tuy còn chung chung), thái độ học tập tốt, có hứng thú và có nề nếp học tập. + Các em đã biết sắp xếp thời gian lao động, thời gian học tập hợp lý. + Thời gian học và làm ở nhà của em L.T.M học khá: ảng 2.3: Thời gian học và làm ở nhà của học sinh xếp loại khá Ngày Thời gian học Thời điểm Cộng Lao động ở nhà Số phút Thời điểm Cộng Đêm Ngày Đêm Ngày 2 120’ 60’ 7-9h 5-6h 180’ Đi chăn trâu 70’ 11h30-12h40 70’ 3 4 5 6 7 Bình quân thời gian học ở nhà trong một ngày: 146’ Bình quân thời gian lao động trong một ngày: 210’ Số thời gian học và lao động ở nhà = 70% Thời gian học ở nhà so với thời gian học ở lớp = 70% - Nguyên nhân khách quan: + Gia đình Bảng 2.4: Nguyên nhân khách quan Loại học sinh Kiến thức không ảnh hưởng đến học Phải lao động nhiều Quan niệm của gia đình về học Thái độ gia đình đối với việc học Tình cảm gia trong gia đình Số gia đình có điều kiện hướng dẫn con học Số gia đình chú ý đi sâu hướng dẫn con học văn hóa Đúng Sai Quan tâm Khoán trắng Bình thường Biến cố Khá 40% 0% 100% 100% 100% 60% 30% TB Kém - Khoảng 66% số gia đình chưa đi sâu vào viêc học văn hóa cho con em mình. - Xã hội: + Nhân dân H.N có ý thức đối với việc học của con em em. Tôn sư trọng đạo. Học sinh đi học đầy đủ. Hội phụ huynh hoạt động tốt. Hội mẹ hiền chị thảo có tác dụng đến việc giáo dục con cái thông qua tác dụng gương mẫu của mình. + Nhân dân H.N tham gia xây dựng giáo dục còn phiến diện: nặng về cơ sở vật chất, nhẹ về nội dung học tập. Trong nội dung nặng về đạo đức, nhẹ về mặt tri đức. - Nhà trường: + Giảng dạy của giáo viên: Thầy H giảng dạy nhiệt tình có trách nhiệm. Thầy chú ý nhiều về toán, xem nhẹ các môn khoa học xã hội (sử, địa,,tập làm vằn). Vận dụng các phương pháp giảng dạy các bộ môn còn yếu. Xem nhẹ khâu học ở nhà của học sinh nên không phát hiện được phương pháp học của học sinh. Giáo viên ít đi sâu, đi sát gia đình học sinh (qua phản ánh của học sinh) - Tổ chức, chỉ đạo của nhà trường: Ưu điểm: Trường biết dựa vào quần chúng để xây dựng giáo dục (thông qua các tổ chức hội phụ huynh, hội mẹ hiền chị thảo…) Các tổ chức trong nhà trường hoạt động tốt. Khuyết điểm: Các hình thức hoạt động trong và ngoài trường chưa chú ý đến chất lượng toàn diện của việc dạy và học. Chú ý nhiều đến các phong trào khác (nhưng duy trì phong trào còn kém) - Cơ sở vật chất: Bảng 2.5: Tình hình sách giáo khoa của lớp 4D Loại sách Toán KHTT Tập đọc Sử Địa Số học sinh có sách (%) Tình trạng thiếu sách đã gây nhiều khó khăn trong học tập ủa các em. Sách giáo khoa phân phối chưa đều giữa các khu vực và các nhóm. Chưa ưu tiên sách cần cho số học sinh kém. Bảng 2.6: Tổng hợp nguyên nhân chi phối kết quả học văn hóa của học sinh khá Chủ quan Khách quan Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực - Động cơ thái độ học tập tốt - Hứng thú học - Có nề nếp - Kiến thức lớp 3 tốt Phương pháp học sai - Gia đình quan tâm - Nhà trường chú ý giáo dục một số nề nếp - Giáo viên nhà trường chưa chỉ đạo học ở nhà - Giảng dạy lệch Chất lượng học sinh trung bình: ( cách nghiên cứu như trên) Loại học sinh trung bình có sự mất cân đối: - Nặng về các môn khoa học tự nhiên (toán), nhẹ về các môn khoa học xã hội. - Giữa tri thức và kỹ năng. * Nguyên nhân của loại học sinh học văn hóa trung bình: + Nguyên nhân chủ quan: - Các em chưa say mê học tập, có hứn thú nhưng chung chung. - Chưa có phương pháp học tập tốt (nhất là học ở nhà) + Nguyên nhân khách quan: - Kinh tế gia đình không ảnh hưởng đến việc học tập. - Gia đình quan tâm (có góc học tập 100%) - Có đủ sách giáo khoa. - Buổi tối có thời gian học. - Cha mẹ, anh chị quan tâm chung chung, chưa có những huwowgns dẫn, giuops đỡ cụ thể về phương pháp học, về nội dung học. - Giáo viên chưa cá biệt hóa trong dạy học. Chất lượng học sinh kém: (như trên) * Nhận định tổng quát về chất lượng học văn hóa của cả 3 loại học sinh: Ưu điểm: Nhược điểm: Bảng 2.7: Nguyên nhân chung chi phối kết quả học tập của cả 3 loại học sinh: Chủ quan Khách quan Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực 3 Một số biện pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng học văn hóa của học sinh 3.1. Về vấn đề học ở nhà: - Cần nâng cao nhận thức về việc học ở nhà vì đây là một khâu quan trọng trong cả quá trình học tập của học sinh. - Tổ chức chỉ đạo phương pháp học tập, thời gian học tập, kế hoạch học tập. 3.2. Giảng dạy của giáo viên: - Nhận thức rõ mục tiêu đào tạo. - Khắc phục những lệch lạc: coi nặng và nhẹ các môn, nặng nhồi nhét kiến thức, nhẹ về ứng dụng thực hành, lạm dụng trí nhớ học sinh, tư tưởng dạy chỉ để cho thi… 33. Vấn đề tổ chức chỉ đạo của của nhà trường: - Duy trì được các phong trào …… 3 4. Sự quan tâm của gia đình: - Cần kết hợp giữa nhà trường và gia đình. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN -Kết luận về lý luận -Kết luận về thực trạng và nguyên nhân -Kết luận về biện pháp 2.KIẾN NGHỊ Kiến nghị phòng, trường ,giáo viên….. B Hướng dẫn bài tập tình huống : -Cấu trúc như trên Ví dụ cụ thể: Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh: Từ trang 87-92 sách RLNVSPTX. NXB ĐHSP. C Một số bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục: Trang 309 sách giáo trình thực tập năm 3 1. Nghiên cứu chất lượng dạy học bộ môn … lớp … trường… xã… huyện .. tỉnh… 2. Xây dựng hệ thống biện pháp để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp … trường… xã… huyện… tỉnh… 3. Tìm hiểu công tác xã hội hóa giáo dục của trường… xã… huyện… tỉnh… 4. Nghiên cứu nguyên nhân bỏ học của học sinh trường… xã… huyện… tỉnh… 5. Đề xuất biện pháp khắc phục một s0 thói hư tật xấu của học sinh lớp … trường… xã… huyện… tỉnh… 6. Tìm hiểu các điều kiện học tập ở nhà của học sinh lớp … trường… xã… huyện… tỉnh… 7. Nghiên cứu các biện pháp xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt ở lớp … trường… xã… huyện… tỉnh… 8. Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo trường mầm non … xã… huyện… tỉnh… 9. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo trường… xã… huyện… tỉnh… D Mẫu phiếu điều tra khoa học: trang 10 sách giáo trình thực tập năm 2 E Một số quy định: *Cỡ chữ trong tiểu luận: Times New Roman, size 14. Bold & Regular, Line 1.5; lề trên, dưới: 3cm; lề trái: 3,5cm; lề phải: 2cm; in trên 1 mặt giấy khổ A4 *Tổng số trang: không quá 5 trang. * Sau 2 tuần kết thúc TTSP1 nộp bài tập cho lớp trưởng và gửi trực tiếp cho thầy Bùi Hữu Mô. Sđt: 0986641135. HƯỚNG DẪN VIẾT TRANG BÌA: TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN (cỡ chữ 13) KHOA …………………… (cỡ chữ 14) (TÁC GIẢ) (cỡ chữ 14) (TÊN BÀI TẬP) (cỡ chữ 20-30) (BÀI TẬP TÂM LÝ GIÁO DỤC) (cỡ chữ 13) (NGƯỜI HƯỚNG DẪN) (cỡ chữ 14) (ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP) (cỡ chữ 14) TUY HOÀ, NĂM… (CỠ CHỮ 14)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochuong_dan_cach_viet_bai_tap_tam_ly_giao_duc_3461.doc
Tài liệu liên quan