HÌNH ẢNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (VTN)
Thời niên thiếu của Jeffrey Dahmer và Alice Walker
Vài năm trước tôi chợt nhận ra khi mười mấy tuổi trong thời kỳ Đại khủng hoảng,
mình không hề có tuổi VTN gì hết! Tuổi VTN vẫn rón rén lại gần và vẫn bám theo suốt
cuộc đời ta Nhưng tuổi VTN vẫn chưa được khám phá và nó không tồn tại như một bộ
phận đặc biệt, có nhân cách nhất định – không hẳn là trẻ con và chưa là người lớn.
P. Musgrove, nhà văn Mỹ thế kỷ 20
JEFFREY DAHMER có một thời đồng ấu và thời VTN dữ dội. Cha mẹ cậu gấu ó
triền miên rồi ly dị. Mẹ cậu có những vấn đề về cảm xúc và cưng chiều em trai cậu quá
đáng. Cậu cảm thấy cha không đoái hoài tới mình, lại thêm bị một thằng lạm dụng tình
dục khi 8 tuổi. Nhưng phần lớn những người có tuổi thơ và thời dậy thì đau đớn không
bao giờ phạm phải những tội ác khủng khiếp mà Jeffrey Dahmer đã phạm suốt từ thập
niên 1970 đến thập niên 1990. Chỉ với cái chuông cửa Dahmer giết người đầu tiên vào
năm 1978, từ đó là 16 nạn nhân tiếp theo
300 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu tâm lý tuổi vị thành niên - Trần Thị Hương Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cũng có hai
khía cạnh: tương hỗ, nhạy cảm và tôn trọng quan điểm của người khác, hiểu và đón nhận
ý kiến của người khác. Sự hình thành chân giá trị sẽ tăng thêm nhờ mối quan hệ gia đình
tách biệt lẫn gắn kết. Tuy nhiên, khi tính gắn kết nổi trội hơn tính tách biệt thì trẻ VTN
thường ở trạng thái tịch biên; ngược lại, khi tính tách biệt mạnh, tính gắn kết yếu thì trẻ
VTN thường ở trạng thái tạm ngưng.
Stuart Hauter (1990) phát hiện rằng cha mẹ cư xử dễ dãi (giải thích, chấp thuận,
thông cảm) tạo thuận lợi cho sự phát triển chân giá trị của con hơn cha mẹ khắt khe (phê
bình, phủ nhận). Tóm lại, những kiểu quan hệ gia đình mà cho phép trẻ VTN quyền đặt
câu hỏi, hỗ trợ, nâng đỡ sẽ có tác dụng giúp con phát triển chân giá trị tích cực và mạnh
khỏe.
KHÍA CẠNH VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC CỦA CHÂN GIÁ TRỊ
Lời một trẻ gái 16 tuổi: “Cha mẹ không hiểu rằng tuổi mới lớn cần tìm hiểu mình là
ai, điều đó tức là rất nhiều thử nghiệm, chao đảo tâm trạng, cảm xúc và nhận thức. Như
mọi bạn ĐTL khác, tôi đang đối mặt với sự khủng hoảng chân giá trị. Tôi vẫn cố tìm xem
mình là người Mỹ gốc Hoa hay người Mỹ có mắt một mí”.
Erikson đặc biệt nhạy cảm về vai trò của văn hóa trong phát triển chân giá trị.
Những cộng đồng thiểu số phải đấu tranh để bảo tồn nét văn hóa riêng của mình khi hòa
nhập với nền văn hóa của quốc gia thống lĩnh họ. Theo ông, sự đấu tranh cho chân giá trị
trong phạm vi nền văn hóa lớn hơn đã tạo ra giáo hội, đế chế và những cuộc cách mạng
trong lịch sử nhân loại. Với cá nhân thiểu số, thời VTN là một bước ngoặt đặc biệt trong
sự phát triển của họ. Hầu như đến thời VTN, trẻ mới thật sự nhận biết đến sự khác biệt
văn hóa và dân tộc; có khả năng diễn giải thông tin văn hóa– dân tộc phản ánh trong quá
khứ và dự đoán về tương lai.
GIỚI TÍNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂN GIÁ TRỊ
Trong bài thuyết trình về sự phát triển chân giá trị (1968), Erikson nêu rằng khát
vọng của phái nam chủ yếu thiên về những cống hiến cho lý tưởng và sự nghiệp; trong
khi phái nữ tập trung chú ý đến việc lập gia đình và sinh con. Các nhà nghiên cứu thập
niên 1960 và 1970 ủng hộ ý kiến của Erikson. Tuy nhiên, thập kỷ 1990, khi phụ nữ quan
tâm đến sự nghiệp nhiều hơn, thì sự khác biệt trên dần biến mất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phái nam và phái nữ trải qua các giai đoạn phát triển
theo thuyết Erikson theo trình tự khác nhau. Ở phái nam sự hình thành chân giá trị đi
trước mối thân tình; ở phái nữ thì ngược lại, mối thân tình đi trước chân giá trị. Ý kiến này
được củng cố thêm bởi niềm tin rằng những cha mẹ và giao kèo cảm xúc quan trọng hơn
đối với phái nữ; sự tự lập và thành tích quan trọng hơn đối với nam giới. Sự phát triển
nhận thức bản ngã rõ rệt ở nữ VTN liên quan tới mối quan tâm của họ tới sự chăm sóc và
phản hồi trong những mối quan hệ. Theo một nghiên cứu, nhận thức bản thân của nữ
sinh đại học liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề chăm sóc trong mối quan hệ. Quả
thật, việc khái niệm hóa và đo lường sự phát triển chân giá trị ở nữ nên bao hàm mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Công việc dò tìm chân giá trị phức tạp đối với phái nữ hơn phái nam, do họ cố thiết
lập chân giá trị trong nhiều lĩnh vực hơn nam giới. Trong thế giới ngày nay, phụ nữ có
nhiều chọn lựa hơn, nhưng đồng thời cũng rắc rối và đầy mâu thuẫn hơn, nhất là đối với
phụ nữ vừa muốn tề gia nội trợ, vừa muốn có sự nghiệp thành công.
CHÂN GIÁ TRỊ VÀ MỐI THÂN TÌNH
Chương 6 đã đề cập vài quan điểm về mối thân tình trong tình bạn, trong mối quan
hệ hẹn hò, lãng mạn. Chương 11 sẽ xét mối thân tình ở khía cạnh tình dục. Chương này
tập trung vào mối thân tình trong thuyết Erikson, các loại quan hệ thân tình và sự cô đơn
của cá nhân ít gắn bó với người khác.
MỐI THÂN TÌNH
Erikson tin rằng mối thân tình nên xảy ra sau khi cá nhân thiết lập cho mình chân
giá trị ổn định và thành công. Mối thân tình là một khủng hoảng trong cuộc sống khác –
nếu mối thân tình không phát triển trong thời tiền trưởng thành thì cá nhân sẽ rơi vào tình
trạng xa lánh, tách biệt. Thân tình đối nghịch với xa lánh là giai đoạn phát triển thứ sáu
của thuyết Enkson diễn ra trong thời tiền trưởng thành. Cá nhân thấy mình có nhiệm vụ
phát triển những mối quan hệ thân tình với người khác. Ông mô tả mối thân tình ở đây là
kết thân với người này nhưng lại xa rời người kia. Nếu cá nhân xây dựng được tình bằng
hữu lành mạnh với nhiều người và một mối quan hệ mật thiết với một người thì mối thân
tình đã được thiết lập, bằng không thì là sự xa lánh.
Một nghiên cứu sinh viên đại học 18–23 tuổi chưa kết hôn, ý thức mạnh về bản thân,
thể hiện ở chân giá trị hoàn tất, là yếu tố quan trọng để hình thành các mối quan hệ thân
tình, đối với cả nam lẫn nữ. Nhưng sự bất an và tự vệ trong những mối quan hệ được thể
hiện khác nhau ở nam và nữ – nam tỏ ra hời hợt hơn, nữ phụ thuộc nhiều hơn. Không có
khả năng phát triển mối quan hệ thân tình có thể gây hại cho nhân cách của cá nhân,
khiến cá nhân khước từ, làm ngơ, hay tấn công người làm họ giận. Những trường hợp như
vậy giải thích cho cố gắng nông cạn, gần như tuyệt vọng của giới trẻ để hòa mình vào
một nhà lãnh đạo. Nhiều người trẻ tuổi muốn là thợ học việc hay môn đồ của nhà lãnh
đạo, người có thể cứu vớt họ khỏi thế giới “bị gạt ra rìa”. Nếu không được thì sớm hay
muộn họ cũng quay trở về bản thân và tìm hiểu xem mình sai trái ở đâu. Sự tự vấn này
đôi khi dẫn tới những trầm uất đau đớn và xa lánh, đâm ra nghi ngờ người khác và cản
trở trẻ hoạt động sáng tạo.
Theo Jacob Orlofsky (1976), trẻ VTN và người mới trưởng thành thể hiện năm dạng
thân tình sau: thân tình, chớm thân tình, khuôn sáo, thân tình giả tạo và xa lánh. Ở dạng
thân tình, cá nhân thiết lập và duy trì một hay nhiều mối quan hệ yêu thương lâu dài và
sâu đậm. Dạng chớm thân tình, cá nhân tỏ ra cảm xúc lẫn lộn về cống hiến và những tình
cảm trái ngược phản ánh ở chiến lược trao tình cảm mà không ràng buộc hay giao kèo lâu
dài. Dạng khuôn sáo, cá nhân có mối quan hệ hời hợt, bề ngoài trong có vẻ như tình bằng
hữu với người cùng giới hơn là khác giới. Dạng thân tình giả tạo, cá nhân duy trì sự gắn
kết tình dục lâu dài với rất ít hay không có thân thiết, sâu nặng. Dạng xa lánh, cá nhân rút
lui khỏi những cuộc tiếp xúc xã hội, có ít hoặc không có gắn kết lâu dài về tình dục. Đôi
khi sự xa lánh là dấu hiệu phát triển mối quan hệ gần gũi giữa hai cá nhân, nhưng thường
là mối quan hệ căng thẳng. Cá nhân thân tình và chớm thân tình nhạy cảm với nhu cầu
của đối tác hơn và cởi mở trong mối quan hệ hơn cá nhân ở ba dạng kia.
Mục tiêu đáng ao ước là phát triển chân giá trị trưởng thành và có mối quan hệ tích
cực, gần gũi, thân thiết với người khác. Kathleen White (1987) phát triển một khuôn mẫu
mối quan hệ trưởng thành ở cấp độ cao nhất của mục tiêu này. Cá nhân sẽ trải qua ba cấp
độ quan hệ trưởng thành: tập trung vào bản thân, tập trung vào vai trò và nối kết. Tập
trung vào bản thân là cấp độ đầu tiên của mối quan hệ tưởng thành, viễn cảnh của cá
nhân với người khác hay một mối quan hệ được quan tâm ở mức nó tác động lên cá nhân
như thế nào. Ước muốn và kế hoạch của cá nhân sẽ bao trùm lên của người khác, và cá
nhân ít quan tâm đến người khác. Những kỹ năng giao tiếp thân tình ở giai đoạn phát triển
ban đầu, thử nghiệm. Về tình dục, ít hiểu biết và trưởng thành hay nghĩ đến nhu cầu tình
dục của người khác. Mức độ tập trung vào vai trò, cá nhân cảm nhận người khác và nhấn
mạnh đến sự chấp nhận xã hội. Cá nhân biết rằng hiểu biết và chấp nhận người khác là
một phần của việc là bạn thân hay bạn hẹn hò. Nhưng sự cống hiến tới cá nhân hơn là tới
vai trò không được nói tới. Tổng quát về tầm quan trọng của thông tin liên lạc trong mối
quan hệ nhưng nằm dưới sự chuyện trò là hiểu hời hợt. Nối kết là mức độ mối quan hệ
trưởng thành cao nhất, mà tự hiểu bản thân cũng như quan tâm đến động cơ và đoán
trước nhu cầu của người khác. Quan tâm chăm sóc gồm nâng đỡ cảm xúc và diễn đạt sở
thích. Đặc biệt chú ý đến sự cống hiến đến người chia sẻ mối quan hệ. Cá nhân cần đầu
tư thời gian và công sức cho mối quan hệ tiến triển. Theo White cấp độ này chỉ có khi tới
thời trưởng thành. Hầu hết cá nhân chuyển tiếp từ thời VTN lên trưởng thành thường ở
mức tập trung vào bản thân hay tập trung vào vai trò.
SỰ CÔ ĐƠN
Chúng ta thường nghĩ người già cô đơn nhất, nhưng nghiên cứu cho thấy cá nhân cô
đơn nhất là thanh thiếu niên thời cuối VTN. Trẻ VTN cô đơn vì khao khát cần mối thân
tình nhưng chưa có đủ kỹ năng xã hội hoặc mối quan hệ trưởng thành để đáp ứng nhu
cầu đó. Họ cảm thấy tách biệt và ý thức rằng mình không có ai để mà thân tình. Tình
trạng cô đơn ở tuổi VTN với trẻ gái thường là do thất vọng, chán nản, còn với trẻ trai là
do điểm số học lực kém. Xã hội ngày nay đặc biệt đề cao đến thành tích và sự thể hiện
bản thân, ít coi trọng mối quan hệ thân thiết, và đó cũng là một trong những lý do khiến
cho cảm giác cô đơn là phổ biến.
Cô đơn liên quan tới giới tính, lịch sử gắn kết với cha mẹ, lòng tự trọng và những kỹ
năng xã hội của cá nhân. Cô đơn ở tuổi VTN không hẳn do bạn ĐTL hay bạn bè, nhưng
có mối quan hệ tệ hại với cha mẹ cũng khiến trẻ VTN cô đơn. Trải qua kinh nghiệm bị
tẩy chay hay mất mát (như cha mẹ qua đời) có ảnh hưởng gây cô đơn lâu dài. Cá nhân cô
đơn thường có lòng tư trọng thấp và hay đổ lỗi cho chính mình hơn là họ đáng phải thế.
Họ tỏ ra “tịch biên” bản thân, chú ý nhiều đến bản thân hoặc thiếu khả năng phát triển
mối thân tình.
Sự chuyển tiếp lên đại học là thời gian mà sự cô đơn phát triển khi cá nhân rời gia
đình và thế giới quen thuộc của mình. Nhiều sinh viên năm nhất e ngại gặp người mới và
phát triển đời sống xã hội mới. Những ngôi sao bóng rổ, người đoạt học bổng quốc gia
hay những thủ lĩnh học sinh không thể mang được sự nổi tiếng và vị thế xã hội của họ ở
trường trung học vào môi trường đại học. Nhất là họ lại xa nhà, phải đối mặt với việc gầy
dựng những mối quan hệ hoàn toàn mới. Các nhà nghiên cứu đo lường sự cô đơn qua sự
phản ứng của học sinh với những câu tường thuật đại loại: “Tôi cảm thấy không hòa đồng
với những người xung quanh”, “Tôi không thể tìm được bạn đồng hành khi tôi muốn”.
Cá nhân liên tục phản ứng rằng mình không bao giờ hay hiếm khi với hai câu trên thường
rơi vào loại rất hoặc cực kỳ cô đơn.
Theo Robert Weiss (1973), cô đơn là phản ứng lại sự thiếu vắng loại mối quan hệ
nào đó. Ông phân biệt hai dạng cô đơn: tách biệt cảm xúc – dạng cô đơn xảy ra khi cá
nhân thiếu mối quan hệ gắn kết, người độc thân, ly dị, góa bụa thường rơi vào loại này.
Dạng tách biệt xã hội là khi cá nhân cảm thấy thiếu sự hợp nhất. Bị gạt ra khỏi một nhóm
hay một cộng đồng mà chia sẻ sở thích, hoạt động và những lai trò khiến người ta xa
lánh, chán nản, và bất an. Những cặp vợ chồng tái hôn thường cảm thấy xa lánh xã hội
với bạn bè và cộng đồng. Trẻ VTN cũng thường trải qua hai dạng cô đơn này. Bị đứng
ngoài đội nhóm, hội đoàn gây cảm giác đau đớn tách biệt xã hội. Không có bạn hẹn hò,
bạn thân gây xa lánh cảm xúc.
Để giảm sự cô đơn cá nhân có thể thay đổi những mối quan hệ xã hội, nhu cầu hay
khao khát xã hội của mình. Sự lựa chọn trực tiếp và thỏa mãn nhất là thiết lập mối quan
hệ mới, sử dụng mạng lưới xã hội sẵn có thường xuyên hơn, hoặc tạo ra mối quan hệ với
thú cưng, với nhân vật truyền hình Tóm lại họ chọn những hoạt động mà tự họ làm
một mình hơn là phải cùng thưởng thức với ai khác. Cố gắng lập mối quan hệ mới vẫn là
tốt nhất. Một chiến lược thứ ba là để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn họ lao vào rượu hay
ma túy để “tiêu sầu”. Những hậu quả xấu cho sức khỏe là tất yếu. Nếu bạn thấy mình là
cô đơn nên đi tới các trung tâm tư vấn để nhận lời khuyên, cải thiện kỹ năng xã hội trong
mối quan hệ.
Created by AM Word2CHM
Chương 10. GIỚI TÍNH
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN à Phần bốn. XÃ HỘI, CẢM XÚC, VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
HÌNH ẢNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Thế giới giới tính ngày mai và trẻ VTN ngày nay
Hẳn là phái nữ hay phái nam là vô cùng quan trọng. Có người là phụ nữ tính đàn
ông hoặc đàn ông tính phụ nữ.
Virgina Woolf
Tiểu thuyết gia Anh thế kỷ 20
PHÁI NỮ LIÊN TỤC ĐẤU TRANH để tạo ảnh hưởng và làm thay đổi thế giới kinh
doanh, chính trị cùng các mối quan hệ với nam giới. Kết quả chưa toàn hảo nhưng các
nhà cải cách xã hội hy vọng thế kỷ 21 các thế hệ phái nữ sẽ tự do, linh hoạt và có ảnh
hưởng hơn. Trẻ VTN ngày nay sẽ trở thành người lớn ngày mai. Những vấn đề như trả
lương công bằng, chăm sóc con cái, sinh đẻ, cưỡng hiếp hay bạo lực gia đình sẽ không
còn là “vấn đề phụ nữ” nữa, mà được bàn luận tới như vấn đề kinh tế, gia đình, và dân
tộc – thể hiện ở sự bình đẳng nam nữ. Hiện tại phụ nữ vẫn có thể đứng đầu một tập đoàn
lớn mà chẳng có báo chí nào làm ồn ào; nhưng thực tế là một nửa số ứng viên tổng thống
có thể là phụ nữ nhưng sẽ chẳng ai chú ý đến.
Phụ nữ ngày nay có những lựa chọn gì? Lời đáp thật không đơn giản. Khi đệ nhất
phu nhân Barbara Bush tôn vinh và ngợi ca đạo đức làm vợ, làm mẹ tại một buổi nói
chuyện ở đại học Wellesley, bà đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trong giới trẻ về điều
gì làm nên một phụ nữ thành công. Cuộc bàn cãi còn đi xa tới mức ngôi sao truyền hình
Connie Chung tuyên bố sẽ bỏ vị trí vinh quang ở đài CBS để về làm mẹ ở tuổi 44. Đồng
thời những khuôn mẫu về vai trò đàn ông cũng biến chuyển. Phù thủy phố Wall Street
Peter Lynch, người đứng đầu tập đoàn tài chánh Fidelity Invest– ment đã từ chức để dành
nhiều thời gian cho gia đình và để làm từ thiện. Thế nhưng, sau đó không lâu cả Chung
lẫn Lynch đều quay lại với công việc của mình.
Khi được yêu cầu phác thảo tương lai của mình, giới trẻ ngày nay thường đáp ngay
rằng sự nghiệp sáng sủa, hôn nhân hạnh phúc, có hai hay ba con, nhưng họ không muốn
để (thuê) người lạ nuôi dưỡng con mình. Lý tưởng quá chăng? Một số người sẽ đạt được
mục tiêu ấy; một số sẽ có lựa chọn khác khi bước vào thế giới người lớn; một số quyết
định độc thân để chí thú theo đuổi sự nghiệp; số khác lập gia đình nhưng không sinh con;
và cũng có người cân bằng được gia đình với công việc. Tóm lại, ngày nay không phải ai
cũng có đích đến như nhau, cả nam lẫn nữ. Điều gì là quan trọng để xóa bỏ những rào
cản và định kiến nhằm nam hay nữ đều được tự do lựa chọn, thỏa mãn nhu cầu và phát
huy hết tìm năng của mình?
GIỚI TÍNH LÀ GÌ? – NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SINH LÝ, XÃ HỘI VÀ
NHẬN THỨC ĐỐI VỚI GIỚI TÍNH
Không ở đâu trong sự phát triển xã hội của trẻ VTN lại có những thay đổi chóng mặt
trong những năm gần đây hiện là lĩnh vực giới tính. Trong khi tình dục ám chỉ khía cạnh
sinh lý thì giới tính là khía cạnh xã hội của phái nam và phái nữ. Một vài góc độ phát triển
của trẻ VTN xoáy sâu vào chân giá trị và vào mối quan hệ xã hội hơn giới tính. Và một
trong những góc độ mà giới tính đặc biệt nhắc tới đó là: vai trò của giới tính – niềm mong
chờ mà ấn định phái nam hay phái nữ nên phải suy nghĩ, hành động và cảm xúc như thế
nào. Liệu nam giới có nên ủy mị hơn nữ giới; hoặc nữ nhạy cảm hơn nam?
NHỮNG ẢNH HƯỞNG SINH LÝ
Những thay đổi dậy thì tác động đến thái độ và hành vi giới tính của trẻ VTN. Các
hormone hoạt động khiến cho cả nam lẫn nữ đều muốn trở lành những cô gái, chàng trai
lịch lãm, tuyệt hảo nhất - với những khuôn sáo hành xử cho mỗi giới. Đa số họ tỏ rõ điều
đó với người khác phái, đặc biệt với đối tượng họ muốn hẹn hò với. Vì vậy, nữ phải dễ
thương, nhạy cảm, duyên dáng, nói năng nhỏ nhẹ, đi đứng nhẹ nhàng; còn nam cần phải
dũng mãnh, ngổ ngáo, mạnh mẽ. Họ cũng có những ham muốn tình dục – với nam là do
hormone điều khiển, với nữ là do ảnh hưởng của bạn bè hơn do lượng hormone tiết ra.
Trong khi thay đổi sinh lý sáp nhập hành vi tình dục vào hành vi giới tính thì tình
dục trở thành một phần của giới tính như thế nào là do những ảnh hưởng xã hội, như
chuẩn mực văn hóa đối với tình dục và sự hẹn hò, quyết định. Một giải thích cho hành vi
cư xử khác nhau giữa các phái là các vai trò nữ tính và nam tính truyền thẳng đang ngày
càng được xã hội hóa. Tuy nhiên, dậy thì cũng góp phần rất quan trọng bởi vì nó là một
dấu hiệu để thông báo với những người khác – cha mẹ, bạn ĐTL, giáo viên – rằng trẻ
VTN đó bắt đầu bước vào thế giới người lớn, và vì vậy, nên bắt đầu hành xử theo cách
giống như khuôn mẫu nam và nữ của người lớn.
FREUD VÀ ERIKSON: CƠ THỂ LÀ ĐỊNH MỆNH
Hai ông đều lập luận rằng cơ quan sinh dục tác động lên hành vi giới tính của cá
nhân, cho nên cơ thể là định mệnh. Một định kiến của Freud là hành vi loài người và lịch
sử liên quan trực tiếp tới quy trình sinh sản, theo đó hành vi giới tính và tình dục là bản
năng và không cần phải học hỏi. Erikson (1968) phát triển ý kiến của Freud rằng sự khác
nhau giữa phái nam và phái nữ xuất phát từ sự khác nhau về cơ thể của họ. Do cấu trúc
cơ quan sinh dục mà nam hung hăng, hiếu chiến hơn; và nữ thụ động, đằm thắm hơn.
Quan điểm phản bác “cơ thể là định mệnh” cho rằng nó làm giảm đi tầm ảnh hưởng của
kinh nghiệm; rằng nam và nữ tự do chọn lựa giới tính cho mình nhiều hơn là Freud và
Erikson nhìn nhận. Erikson bảo vệ ý kiến của mình rằng phái nữ trong thế giới ngày nay
đang bộc lộ rõ di sản sinh lý của mình, và đang chỉnh sửa thành kiến xã hội về sự lấn lướt
của phái nam.
TÂM LÝ TIẾN HÓA VÀ GIỚI TÍNH
Các nhà tâm lý tiến hóa cho rằng phái nữ và phái nam chịu những áp lực khác nhau
trong môi trường ban sơ khi loài người tiến hóa; và rằng vị trí sinh sản khác nhau là đặc
điểm cốt lõi tạo khung cho những vấn đề thích nghi của mỗi giới. Về hành vi, những đặc
điểm tình dục tiến hóa qua sự đua tranh của phái nam, dẫn tới thế thuận sinh sản thuộc về
những ai trội nổi. Giống đực trung thành với chiến lược chọn bạn ngắn hạn nhằm cho
phép gia cố thêm thế thuận sinh sản của mình bằng cách làm cha của thật nhiều con.
Ngược lại phụ nữ cống hiến nhiều công sức hơn cho vai trò làm mẹ, và họ chọn bạn đời,
người có thể cung cấp “nguồn” (thực phẩm, vật chất) dồi dào và bảo vệ hậu duệ của
họ.
Theo quan điểm tâm lý tiến hóa ngày nay, vì đàn ông phải cạnh tranh với nhau để
tiếp cận phụ nữ cho nên tính khí của họ thiên về bạo lực, tranh đấu, liều lĩnh. Còn phụ nữ
phát triển sự ham thích chọn bạn đời dài hạn, người có thể chống đỡ một gia đình. Rốt
cuộc, đàn ông ra sức đạt được nhiều “nguồn” hơn nhau để thu hút phụ nữ; và phụ nữ
thích đàn ông đầy tham vọng, thành công, có thể cung cấp nhiều “nguồn”. Cũng có ý
kiến bài xích rằng loài người có khả năng ra quyết định để thay đổi hành vi giới tính của
mình, vì vậy không hề bị khóa chặt vào quá khứ tiến hóa. Và sự giao thoa văn hóa về
tình dục và hướng chọn bạn đời lại càng mang dấu ấn do ảnh hưởng của xã hội.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI
Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, phụ nữ có quyền lực và vị trí thấp hơn
và kiểm soát ít “nguồn” hơn nam giới. Phụ nữ dành nhiều thời gian để làm công việc nhà
hơn là làm những việc có thu nhập. Và cho dù có đi làm thì đa số phái nữ thường nhận
lương ít hơn và giữ những chức vụ kém hơn phái nam. Xét trên phương diện ảnh hưởng
của xã hội thì tôn ty trận tự giới tính và sự phân bố lực lượng lao động là tác nhân quan
trọng gây ra những hành vi tình dục khác nhau. Do giữ vị trí xã hội khiêm nhường nên họ
tỏ ra hợp tác và nhu mì hơn nam giới.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ CHA MẸ
Cha mẹ, bằng hoạt động và làm gương của mình, đã ảnh hưởng đến sự phát triển
giới tính của con cái. Trong thời chuyển tiếp từ đồng ấu lên VTN, cha mẹ cho phép con
trai độc lập nhiều hơn con gái, và mối lo lắng về sự tổn thương tình dục của con gái khiến
họ luôn có hành vi gần gũi, theo sát để bảo đảm “canh chừng” con mình. Gia đình có con
gái thời đầu VTN trải qua xung đột gay gắt hơn về tình dục, lựa chọn bạn bè, lệnh giới
nghiêm hơn gia đình có con trai. Khi cha mẹ đặt những quy định nghiêm khắc lên con
trai sẽ chặn ngang sự phát triển của nó. Niềm mong chờ của cha mẹ về học hành lên con
gái, con trai cũng khác – chẳng hạn môn toán quan trọng cho tương lai của con trai hơn
của con gái.
Thuyết nhận thức xã hội sẽ giúp ta hiểu rõ ảnh hưởng của xã hội lên giới tính.
Theo đó, sự phát triển giới tính của trẻ nhỏ và trẻ VTN diễn ra qua sự quan sát, bắt chước
những hành vi giới tính, qua sự thưởng phạt họ trải nghiệm do những hành vi giới tính
thích hợp hay không thích hợp. Qua quan sát cha mẹ, người lớn khác, bạn ĐTL ở nhà, ở
trường, ở khu dân cư, trên phương tiện truyền thông đại chúng, trẻ VTN tiếp xúc với hằng
hà sa số những hình mẫu về hành vi nam tính và nữ tính. Thời hiện đại trẻ VTN chứng
kiến một thay đổi quan trọng về hình mẫu giới tính là sự gia tăng số bà mẹ đi làm. Dẫu đi
làm khi làm mẹ không phải là đặc trưng của thời VTN, nhưng nó ảnh hưởng sâu sắc đến
sự phát triển vai trò giới tính của trẻ, tùy theo độ tuổi. Sự lựa chọn của mẹ họ hình thành
nên khái niệm và thái độ của họ về vai trò của phụ nữ. Trẻ gái có mẹ đi làm ít bị ràng
buộc vào những khuôn sáo vai trò phụ nữ hơn, có học vấn và ham muốn sự nghiệp cao
hơn trẻ gái có mẹ làm nội trợ.
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN ĐỒNG TRANG LỨA
Thời giữa và cuối đồng ấu, trẻ thích giao du với bạn ĐTL cùng phái. Chính ở sân
trường cấp I mà trẻ trai, trẻ gái dạy cho nhau những hành vi thiên về giới tính của mình.
Đến thời VTN, sự chống đối hay ủng hộ của bạn ĐTL có ảnh hưởng dữ dội đến hành vi
và thái độ giới tính. Có thái độ lệch chuẩn những thuộc tính giới tính sẽ ít được bạn ĐTL
chấp nhận, nhưng trong phạm vi hành vi tiêu chuẩn rộng lớn ấy, sự tuân thủ cũng không
chắc báo trước cho sự chấp nhận.
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ TRƯỜNG HỌC
Về những phương diện nhất định, trẻ gái và trẻ trai không nhận được nền giáo dục
như nhau, chẳng hạn: những vấn đề về học tập của trẻ gái không được quan tâm chú ý
đến nhiều như những vấn đề của trẻ trai; ở trường trẻ trai được/bị lưu ý hà khắc hơn; nhìn
chung điểm số kiểm tra các môn học trong lớp của trẻ gái thường cao hơn của trẻ trai, tuy
nhiên sau khi tốt nghiệp trung học thì điểm tuyển vào đại học của nữ lại thấp hơn của
nam; áp lực thành tích đặt nặng lên vai trẻ trai hơn trẻ gái. Thu thập dữ liệu từ hơn 100 lớp
4, lớp 6 và lớp 8 cho thấy, ở cả ba khối lớp đó so với nữ sinh thì nam sinh tiếp xúc, liên
quan tới giáo viên nhiều hơn, được để ý, bị phê bình, bị uốn nắn, và cũng được khen ngợi
nhiều hơn. Sự “trọng nam khinh nữ” này bớt hơn ở các trường công.
Theo Huston (1990), phần lớn môi trường học tập ở cấp II và cấp III đều mang tính
chất độc lập, nam tính, khách quan thích hợp với khuynh hướng tự lập của nam sinh hơn
là với khuynh hướng hợp tác, kết nối của nữ sinh. Điều này thể hiện rõ cả ở đại học, ở
chỗ nam sinh có vẻ nổi trội hơn tại các buổi thảo luận trong lớp học. “Nữ sinh không
thích hợp với lĩnh vực khoa học” không chỉ là thành kiến của xã hội mà đôi khi nó là ý
kiến của chính các giáo viên.
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Truyền hình trực tiếp nói về trẻ VTN hầu như chỉ vẽ nên bức chân dung về tình dục,
nhất là của nữ VTN. Các trẻ gái tuổi VTN dường như chỉ chưng diện, hẹn hò, và đi mua
sắm. Họ ít khi quan tâm đến trường học và sự nghiệp. Các cô gái xinh đẹp thường được
mô tả là “cái đinh”, những cô gái thông minh là vô duyên. Những gì trẻ VTN trình truyền
hình khác là hình ảnh các cô gái trẻ ăn mặc tươi mát, với những cử chỉ, điệu bộ khiêu
khích. MTV được coi là “thế giới mơ ước” của các cậu bé tuổi mới lớn, háo hức săn lùng
những sự kiện nữ VTN tấn công tình dục đàn ông. Thời đầu VTN đặc biệt nhạy cảm với
những thông điệp truyền hình chuyển đến về vai trò giới tính. Ngày càng nhiều trẻ xem
các chương trình dành cho người lớn, tràn ngập những thông điệp về hành vi giới tính,
nhất là các mối quan hệ tình dục khác phái. Nhận thức của trẻ VTN thời này thiên về lý
tưởng, và truyền hình chia sẻ với họ những nhân vật, những tính cách lý tưởng mà họ đề
cao và bắt chước – những cô người mẫu trẻ trung, đẹp mê hồn và thành công lừng lẫy.
Truyền hình cũng truyền bá về sức mạnh và tầm quan trọng của phái nam và phái
nữ – nam thống lĩnh còn nữ lép vế, nam vượt trội về số lượng hơn; nam và nữ trong mối
quan hệ tại nơi công sở và ở gia đình. Thập niên 1970, nữ gắn với công việc bếp núc,
chuyện tình lãng mạn, nam gắn liền với công việc, xe hơi và thể thao. Kể từ giữa thập
niên 1980, phụ nữ bắt đầu xuất hiện bên ngoài gia đình, với những vai trò đi ngược với
truyền thống (sĩ quan cảnh sát, quan tòa), trong khi nam giới vẫn mang nguyên nét truyền
thống. Ngày nay truyền hình ngoài những thông điệp tình dục, đã thấy có khuynh hướng
trở lại đề cao công việc nội trợ như truyền thống. Hàng loạt chương tình hướng nghiệp
dành cho trẻ 9– 12 tuổi, dạy học cung cấp kiến thức đối trọng với những chương trình
phản giáo dục. Những vai trò ngành nghề trái với truyền thống xuất hiện (nam y tá, nam
thư ký, nữ thợ mộc) tác động mạnh mẽ đến hành vi và thái độ giới tính của trẻ VTN.
ẢNH HƯỞNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_tam_ly_tuoi_vi_thanh_nien_tran_thi_huong_lan.pdf