Khi đo chiết suấtcủamột chất trong suốt,bước sóng nhất địnhsửdụng trong phép
đo phải đơn nhất. Vìsự tánsắc là hiệntượng phụ thuộcbước sóng, và chiết suất đo
đượcsẽ phụ thuộc vàobước sóngcủa ánh sáng dùng để đo.Bảng 2 phânloạisự tán
sắccủa ánh sáng khả kiến trong những môi trường khác nhau, như đã được chỉ rõ
bởisựbiến thiên chiết suất đốivớiba bước sóng (ba màu) ánh sáng khác nhau.
15 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự khúc xạ ánh sáng
Khi bức xạ điện từ, dưới dạng ánh sáng khả kiến, truyền từ một chất hoặc môi
trường này sang môi trường khác, sóng ánh sáng có thể trải qua một hiện tượng gọi
là khúc xạ, biểu lộ bởi sự bẻ cong hoặc thay đổi hướng truyền ánh sáng. Khúc xạ xảy
ra khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác chỉ khi nào có sự chênh
lệch chiết suất giữa hai chất đó. Hiệu ứng khúc xạ là nguyên nhân gây ra nhiều hiện
tượng quen thuộc đa dạng, như sự uốn cong rõ ràng của một vật chìm một phần
trong nước và ảo ảnh nhìn thấy trên sa mạc cát, nóng bỏng. Sự khúc xạ sóng ánh
sáng khả kiến cũng là một đặc trưng quan trọng của thấu kính, cho phép chúng hội
tụ chùm tia sáng vào một điểm.
Hình 1. Tụ sáng khúc xạ của người thợ thêu
Hồi đầu thế kỉ 19, những người thợ thêu đã sử dụng những bình cầu thủy tinh chứa
nước để hội tụ hoặc tập trung ánh sáng ngọn nến lên khu vực làm việc nhỏ của họ,
giúp họ nhìn thấy những chi tiết tinh tế rõ ràng hơn. Hình 1 minh họa cái tụ sáng của
người thợ thêu hồi những năm 1800, gồm một vài bình cầu thủy tinh sắp xếp thành
hình tròn xung quanh một ngọn nến dựng đứng, cho phép ánh sáng phát ra từ ngọn
nến hội tụ hoặc tập trung vào một vài đốm sáng. Bề mặt cong của bình cầu thủy tinh
đóng vai trò làm bề mặt thu thập các tia sáng, sau đó chúng khúc xạ về phía một
tiêu điểm chính theo kiểu tương tự như thấu kính lồi. Thấu kính hội tụ hoặc tập trung
cũng được sử dụng trong kính hiển vi hiện đại và những quang cụ khác để tập trung
ánh sáng, dựa trên nguyên lí khúc xạ giống như hoạt động của cái tụ sáng của
những người thợ thêu buổi đầu.
Khi ánh sáng truyền từ chất này sang chất khác, nó sẽ truyền thẳng đi mà không có
sự thay đổi hướng khi nó trực giao với ranh giới giữa hai chất (tức là vuông góc, góc
tới 90 độ). Tuy nhiên, nếu ánh sáng chạm tới ranh giới này ở những góc khác, nó sẽ
bị bẻ cong, hoặc khúc xạ, với độ khúc xạ càng tăng khi chùm tia nghiêng một góc
càng lớn so với mặt phân giới. Thí dụ, một chùm ánh sáng chạm tới mặt nước theo
phương thẳng đứng sẽ không bị khúc xạ, nhưng nếu chùm tia đi vào nước ở một góc
nhỏ, nó sẽ bị khúc xạ ở mức độ nhỏ. Nếu góc của chùm tia tăng lên thì ánh sáng sẽ
khúc xạ với góc lớn hơn. Các nhà khoa học đã sớm nhận thấy rằng tỉ số giữa góc mà
ánh sáng cắt qua mặt phân giới môi trường và góc tạo ra sau khi khúc xạ là một đặc
trưng rất chính xác của chất liệu tạo ra hiệu ứng khúc xạ.
Trong nhiều thế kỉ, người ta đã lưu ý tới một sự thật khá kì quặc, nhưng lại hiển
nhiên. Khi một thanh hoặc một que thẳng ngập một phần trong nước, thanh không
còn thẳng nữa, mà nghiêng đi một góc hoặc một hướng khác (xem hình 2 minh họa
hiện tượng này với ống hút dựng trong một ly nước). Ánh sáng bị khúc xạ khi nó đi
ra khỏi nước, mang lại ảo giác là các vật trong nước hình như vừa méo mó vừa trông
gần hơn so với thực tế. Ống hút trong hình 2 trông to hơn và hơi bị méo do sự khúc
xạ của sóng ánh sáng phản xạ từ bề mặt ống hút. Trước tiên sóng phải truyền qua
nước, rồi truyền qua mặt phân giới thủy tinh-nước và cuối cùng truyền vào không
khí. Sóng ánh sáng đến từ các mặt (trước và sau) của ống bị lệch ở mức độ nhiều
hơn so với sóng đến từ chính giữa ống, khiến nó trông có vẻ lớn hơn thực tế.
Ngay từ thế kỉ thứ nhất (sau Công nguyên), nhà thiên văn và địa lí Hy Lạp cổ đại
Ptolemy đã cố gắng giải thích bằng toán học lượng bẻ cong (khúc xạ) xảy ra, nhưng
quy luật mà ông đề xuất sau này được xác định là không xác thực. Trong những năm
1600, nhà toán học người Hà Lan Willebrord Snell đã thành công trong việc phát
triển một quy luật định nghĩa một giá trị liên hệ với tỉ số của góc tới và góc khúc xạ,
sau này được gọi là sức bẻ cong hay chiết suất của chất. Trong thực tế, một chất
càng có khả năng bẻ cong hay làm khúc xạ ánh sáng, người ta nói nó có chiết suất
càng lớn. Cái que trong nước trông có vẻ bị bẻ cong vì các tia sáng xuất phát từ que
bị bẻ cong đột ngột tại mặt phân giới nước-không khí trước khi đi tới mắt chúng ta.
Với tâm trạng chán ngán, Snell chưa bao giờ phát hiện được nguyên nhân cho hiệu
ứng khúc xạ này.
Hình 2. Sự khúc xạ ánh sáng bởi ly nước
Năm 1678, một nhà khoa học người Hà Lan, Christian Huygens, đã nêu ra một mối
quan hệ toán học để giải thích các quan trắc của Snell và cho rằng chiết suất của
một chất liên quan tới tốc độ của ánh sáng truyền qua chất đó. Huygens xác định
được tỉ số liên hệ giữa góc của các đường đi ánh sáng trong hai chất có chiết suất
khác nhau phải bằng với tỉ số vận tốc ánh sáng khi truyền qua mỗi chất đó. Như vậy,
ông cho rằng ánh sáng truyền đi chậm hơn trong chất có chiết suất lớn hơn. Phát
biểu cách khác, vận tốc ánh sáng qua một môi trường tỉ lệ nghịch với chiết suất của
nó. Mặc dù quan điểm này đã được xác nhận bằng thực nghiệm kể từ thời đó, nhưng
nó không hiển nhiên ngay đối với đa số các nhà nghiên cứu thế kỉ 17 và 18, những
người không có đủ phương tiện đo vận tốc ánh sáng. Đối với những nhà khoa học
này, ánh sáng hình như truyền đi ở cùng một tốc độ, không kể vật chất mà nó
truyền trong đó là gì. Hơn 150 năm sau khi Huygens qua đời, tốc độ ánh sáng mới
được đo chính xác để khẳng định lí thuyết của ông là đúng.
Mở rộng những ý tưởng có trước đây, chiết suất của một chất hoặc một vật liệu
trong suốt được định nghĩa là tương quan tốc độ ánh sáng truyền qua chất đó so với
tốc độ của nó trong chân không. Bằng quy ước, người ta định nghĩa chiết suất của
chân không có giá trị 1, đóng vai trò là một giá trị tham chiếu được chấp nhận rộng
rãi. Chiết suất của những vật liệu trong suốt khác, thường được kí hiệu là n, được
định nghĩa qua phương trình:
n = c/v
trong đó c là tốc độ ánh sáng trong chân không, v là vận tốc ánh sáng trong chất
liệu. Do chiết suất của chân không được định nghĩa là 1 và ánh sáng đạt được tốc độ
cực đại của nó trong chân không (một điều không xảy ra trong bất cứ chất liệu nào
khác), nên chiết suất của tất cả các chất liệu trong suốt khác đều lớn hơn 1 và có thể
được đo bằng một số kĩ thuật. Trong đa số mục đích thực tế nhất, chiết suất của
không khí (1,0003) gần với chiết suất của chân không, nên nó có thể được dùng để
tính chiết suất của những chất liệu chưa biết. Chiết suất đo được của một vài chất
liệu trong suốt phổ biến được cho trong bảng 1. Các chất có chiết suất cao làm chậm
ánh sáng nhiều hơn so với những chất có chiết suất thấp. Trong thực tế, người ta nói
những chất này có tính khúc xạ hơn, và chúng biểu lộ một góc khúc xạ lớn hơn đối
với các tia sáng tới truyền qua mặt phân giới không khí.
Bảng 1. Chiết suất của một số môi trường
Chất Chiết suất
Không khí 1.0003
Nước 1.333
Glycerin 1.473
Dầu ngâm 1.515
Thủy tinh (Crown) 1.520
Thủy tinh (Flint) 1.656
Zircon 1.920
Kim cương 2.417
Chì Sulfide 3.910
Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường khúc xạ kém (như không khí) sang môi
trường khúc xạ hơn (như nước), vận tốc sóng giảm đi. Ngược lại, khi ánh sáng truyền
từ môi trường khúc xạ hơn (nước) sang môi trường khúc xạ kém (không khí), vận tốc
sóng tăng lên. Pháp tuyến được định nghĩa là đường thẳng vuông góc với ranh giới,
hay mặt phân giới, giữa hai chất. Góc tới trong môi trường thứ nhất, so với pháp
tuyến, và góc khúc xạ trong môi trường thứ hai (cũng so với pháp tuyến) sẽ khác
nhau theo tỉ lệ với sự chênh lệch chiết suất giữa hai chất. Nếu ánh sáng truyền từ
môi trường chiết suất thấp sang môi trường chiết suất cao, nó bị bẻ cong về phía
pháp tuyến. Tuy nhiên, nếu sóng truyền từ môi trường chiết suất cao sang môi
trường chiết suất thấp, nó bị bẻ cong ra xa pháp tuyến. Định luật Snell mô tả mối
quan hệ giữa góc của hai sóng ánh sáng và chiết suất của hai chất liệu có dạng:
n1 x sin(θ1) = n2 x sin(θ2)
Trong phương trình Snell, n1 là chiết suất của môi trường mà tia sáng tới, còn n2 là
chiết suất của môi trường mà tia khúc xạ truyền. q1 là góc (so với pháp tuyến) mà tia
tới chạm mặt phân cách, q2 là góc tia khúc xạ đi ra.
Có một số điểm quan trọng có thể thu được từ phương trình Snell. Khi
n1 < n2 thì góc khúc xạ luôn luôn nhỏ hơn góc tới (bẻ cong về phía pháp tuyến).
Ngược lại, khi n2 < n1 thì góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới (bẻ cong ra xa pháp
tuyến). Khi hai chiết suất bằng nhau (n1 = n2) thì hai góc cũng phải bằng nhau, cho
phép ánh sáng truyền qua mà không khúc xạ.
Hình 3. Định luật Snell về hiện tượng khúc xạ
Hình 3 minh họa hai trường hợp n1 > n2 và n1 < n2 với góc tới tùy ý bằng 45 độ. Môi
trường gồm không khí và nước lần lượt có chiết suất là 1,000 và 1,333. Ở bên trái
hình 3, sóng ánh sáng truyền qua không khí tới mặt nước ở góc 45 độ, và bị khúc xạ
vào nước ở góc 32 độ so với pháp tuyến. Khi tình huống đảo ngược lại, tia sáng có
cùng góc tới trong nước bị khúc xạ ở góc 70 độ khi truyền qua không khí.
Sắp xếp lại theo một dạng khác, định luật Snell chứng tỏ tỉ số của sin góc tới và sin
góc khúc xạ bằng một hằng số, n, là tỉ số của vận tốc ánh sáng (hay chiết suất)
trong hai môi trường. Tỉ số này, n2/n1 được gọi là chiết suất tỉ đối của hai chất:
chiết suất tỉ đối = sin(θ1)/sin(θ2) = nr = n2/n1
Một khía cạnh khác của khái niệm chiết suất được minh họa bên dưới (hình 4) cho
trường hợp chùm tia sáng truyền từ không khí qua cả thủy tinh và nước và ló ra trở
lại vào không khí. Chú ý rằng cả hai chùm tia đi vào chất khúc xạ hơn qua góc tới
như nhau so với pháp tuyến (60 độ), sự khúc xạ trong thủy tinh lớn hơn chừng 6 độ
so với trong nước do thủy tinh có chiết suất cao hơn.
Hình 4. Sự khúc xạ ánh sáng qua thủy tinh và nước
Chùm tia bị khúc xạ lúc đi vào, và lại khúc xạ lúc đi ra khỏi chất chiết suất cao, khúc
xạ theo hướng ngược lại với hướng đi vào. Cả hai chùm ánh sáng đều đi ra với cùng
góc như khi chúng đi vào, nhưng điểm đi ra lệch nhau dọc theo mặt phân giới vì góc
truyền của hai chùm tia khác nhau khi mỗi tia truyền trong chất liệu có chiết suất
cao. Hiệu ứng khúc xạ này rất quan trọng trong việc chế tạo thấu kính dùng điều
khiển điểm hội tụ chính xác của các tia sáng tạo ảnh.
Khúc xạ ánh sáng là một đặc điểm vật lí quan trọng của thấu kính, đặc biệt liên
quan tới việc chế tạo một thấu kính đơn lẻ hoặc một hệ thấu kính. Ở một thấu kính
lồi đơn giản, sóng ánh sáng phản xạ từ vật thể được thu gom bởi thấu kính và khúc
xạ về phía trục chính để hội tụ vào tiêu điểm phía sau (hình 5). Vị trí tương đối của
vật so với tiêu điểm phía trước của thấu kính xác định cách vật được tạo ảnh. Nếu
vật nằm phía ngoài khoảng cách hai lần tiêu cự tính từ thấu kính ra thì nó trông nhỏ
hơn và bị lộn ngược và phải được tạo ảnh bằng một thấu kính nữa để phóng to kích
thước. Tuy nhiên, khi vật ở gần thấu kính hơn so với tiêu điểm phía trước, thì ảnh
xuất hiện thẳng đứng và lớn hơn, như có thể dễ dàng chứng minh bằng một cái kính
lúp đơn giản.
Hình 5. Sự tạo ảnh ở thấu kính lồi
Một số hiện tượng có nguyên nhân từ sự khúc xạ ánh sáng thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày. Một trong những hiện tượng phổ biến nhất là kinh nghiệm mà nhiều
người đã từng trải qua khi cố gắng tiến sát tới và chạm tay vào một vật gì đó chìm
trong nước. Vật nằm trong nước luôn trông có vẻ có chiều sâu khác với chiều sâu
thật sự của nó, do sự khúc xạ ánh sáng khi chúng truyền từ nước vào không khí. Mắt
và não người lần theo các tia sáng trở lại nước như thể chúng không bị khúc xạ, mà
truyền đến từ một vật nằm trên đường thẳng, tạo ra ảnh ảo của vật nằm ở chiều sâu
cạn hơn.
Hiện tượng này được minh họa tỉ mỉ bởi ảo giác, tạo ra bằng hiệu ứng khúc xạ, về
chiều sâu thực sự của một con cá nằm trong nước nông khi nhìn từ bờ hồ hoặc bể cá
(hình 6). Khi chúng ta nhìn xuyên qua nước để quan sát cá lội xung quanh bể, chúng
hình như ở gần mặt nước hơn so với thực tế. Mặt khác, từ điểm nhìn của con cá, thế
giới xuất hiện bị méo mó và bị nén lại phía trên mặt nước do ảnh ảo tạo ra bởi sự
khúc xạ của ánh sáng phản xạ và truyền qua đi tới mắt cá. Trong thực tế, vì khúc xạ
nên người đi câu ở trên bờ hồ trông sẽ xa hơn so với cá (từ điểm nhìn của cá) so với
khoảng cách thực tế.
Hình 6. Ảnh ảo quan sát thấy do khúc xạ
Hiện tượng này có thể dùng để xác định chiết suất của chất lỏng bằng kính hiển vi
quang học. Một lỗ phẳng có khả năng giữ chất lỏng có đánh dấu (hoặc chia độ) đặt
trên bề mặt thủy tinh bên trong được chế tạo (hoặc mua) dùng cho thí nghiệm này.
Một trong các thị kính của kính hiển vi phải có mặt kẻ ô đánh dấu nằm giữa mặt
phẳng ảnh chính dùng để đo bề rộng đường đánh dấu trong lỗ phẳng. Trước khi cho
chất lỏng có chiết suất chưa biết vào trong lỗ, kính hiển vi tập trung vào chỗ đánh
dấu tại đáy lỗ và đo vị trí đánh dấu trên mặt kẻ ô được lưu ý. Tiếp theo, cho một
lượng nhỏ chất lỏng vào lỗ và kính hiển vi tập trung vào nơi đánh dấu (qua chất
lỏng) và tiến hành một phép đo mới. Sau cùng, kính hiển vi tập trung lên mặt chất
lỏng, và đọc giá trị thứ ba bằng cách đo vị trí điểm đánh dấu trên mặt kẻ ô. Chiết
suất của chất lỏng chưa biết có thể được tính bằng phương trình sau:
chiết suất (n) = D (đo được) / D (biểu kiến)
trong đó D(đo được) là chiều sâu đo được (từ bề mặt chất lỏng tới vị trí đánh dấu
trên lỗ trống, không chất lỏng) bằng kính hiển vi, và D(khả kiến) là chiều sâu đo khi
có và không có chất lỏng.
Mặc dù nói chung thì ánh sáng truyền từ một chất này sang chất khác phải chịu sự
khúc xạ, nhưng có những tình huống mà những nhiễu loạn, như gradient nhiệt, có
thể tạo ra sự dao động đủ lớn về chiết suất trong một môi trường để phát sinh hiệu
ứng khúc xạ. Nếu chúng có nhiệt độ chênh lệch đáng kể, thì các lớp không khí chồng
chất trong khí quyển là nguyên nhân gây ra cái thường được gọi là ảo ảnh, hiện
tượng trong đó ảnh ảo của một vật được nhìn thấy nằm phía trên hoặc phía dưới của
vật thật.
Sự phân thành lớp không khí nóng và lạnh đặc biệt phổ biến ở khu vực sa mạc, đại
dương, và mặt đường trải nhựa. Hiệu ứng ảo ảnh thực tế được mường tượng phụ
thuộc vào lớp không khí lạnh nằm trên lớp không khí nóng, hoặc ngược lại (hình 7a).
Một loại ảo ảnh xuất hiện dưới dạng ảnh ảo lộn ngược nằm ngay phía dưới vật thật
và xảy ra khi lớp không khí nóng ở gần mặt đất hoặc mặt nước bị chặn lại bởi lớp
không khí lạnh, đậm đặc hơn nằm phía trên. Ánh sáng từ vật truyền xuống lớp không
khí nóng gần kề mặt đất (hoặc mặt nước) bị khúc xạ trở lên phía đường chân trời.
Tại một số điểm, ánh sáng đạt tới góc tới hạn đối với không khí nóng, và bị bẻ cong
trở lên bởi sự phản xạ nội toàn phần, kết quả là ảnh ảo xuất hiện phía bên dưới vật.
Hình 7. Ảo ảnh và ảnh bóng mờ
Một dạng ảo ảnh khác, gọi là bóng mờ, xảy ra khi không khí nóng nằm trên lớp
không khí lạnh, và thường xuất hiện với những đối tượng kích thước lớn trên mặt
nước có thể vẫn còn tương đối lạnh khi không khí phía trên nước bị nung nóng vào
ban ngày (hình 7b). Các tia sáng đi từ vật, như con tàu trên mặt nước, truyền lên
trên qua không khí lạnh đi vào không khí nóng bị khúc xạ trở xuống hướng về ngang
tầm nhìn của người quan sát. Khi đó các tia có vẻ xuất phát từ một vật ở phía trên
và hình như “nổi lờ mờ” phía trên vị trí thực của nó. Thường thì những con tàu trên
biển ở gần đường chân trời nhìn có vẻ trôi nổi phía trên mặt nước.
Sự tán sắc của ánh sáng khả kiến
Mặc dù thường được xem là chuẩn và có giá trị không đổi, nhưng những phép đo cẩn
thận cho thấy chiết suất của một chất biến thiên theo tần số (và bước sóng) của bức
xạ, hoặc màu sắc của ánh sáng nhìn thấy. Nói cách khác, một chất có nhiều chiết
suất có thể khác nhau nhiều, hay ở mức độ đáng kể, khi màu sắc hoặc bước sóng
của ánh sáng thay đổi. Sự biến thiên này xảy ra với hầu hết các môi trường trong
suốt và được gọi là sự tán sắc. Mức độ tán sắc biểu hiện bởi một chất nhất định phụ
thuộc vào mức độ thay đổi theo bước sóng của chiết suất. Với một chất bất kì, khi
bước sóng ánh sáng tăng thì chiết suất (hay sự bẻ cong ánh sáng) giảm. Nói cách
khác, ánh sáng màu xanh dương, gồm vùng bước sóng ngắn nhất trong ánh sáng
khả kiến, bị khúc xạ ở góc lớn hơn đáng kể so với ánh sáng màu đỏ, loại ánh sáng có
bước sóng dài nhất. Sự tán sắc ánh sáng bởi thủy tinh thường là nguyên nhân gây ra
sự tách ánh sáng thành các thành phần màu của nó bởi lăng kính.
Vào cuối thế kỉ 17, Isaac Newton đã tiến hành một loạt thí nghiệm đưa tới khám phá
của ông về phổ ánh sáng khả kiến, và chứng minh được rằng ánh sáng trắng là hỗn
hợp của một dải màu sắc có trật tự bắt đầu với màu lam ở một phía, và tiến triển
qua màu lục, vàng, và cam, cuối cùng kết thúc với ánh sáng đỏ ở đầu bên kia. Làm
việc trong phòng tối, Newton đã đặt một lăng kính thủy tinh trước một chùm tia sáng
Mặt Trời ló ra từ lỗ khoan trên màn chắn cửa sổ. Khi ánh sáng Mặt Trời truyền qua
lăng kính, phổ màu sắc có trật tự được chiếu lên màn hứng đặt phía sau lăng kính.
Từ thí nghiệm này, Newton kết luận rằng ánh sáng trắng tạo ra từ hỗn hợp nhiều
màu sắc, và lăng kính làm trải ra hoặc làm “tán sắc” ánh sáng trắng bằng việc khúc
xạ mỗi màu sắc ở góc khác nhau sao cho chúng tách ra dễ dàng (hình 8). Newton
không thể nào chia nhỏ hơn nữa từng màu riêng rẽ, mặc dù ông đã cho truyền một
màu của ánh sáng tán sắc qua một lăng kính thứ hai. Tuy nhiên, khi ông đặt một
lăng kính thứ hai rất gần với cái thứ nhất, sao cho tất cả ánh sáng tán sắc đi vào
lăng kính thứ hai, Newton nhận thấy màu sắc kết hợp lại tạo ra ánh sáng trắng trở
lại. Kết quả này mang đến bằng chứng thuyết phục cho thấy ánh sáng trắng là hỗn
hợp phổ màu sắc có thể dễ dàng tách ra và hợp nhất trở lại.
Hình 8. Lăng kính tán sắc đều
Hiện tượng tán sắc ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quan trắc đa dạng.
Cầu vồng xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời bị khúc xạ bởi các giọt nước mưa đang rơi
qua bầu khí quyển, tạo ra sự hiển thị đẹp ngoạn mục của phổ màu sắc, nhại lại giống
hệt điều đã chứng minh với lăng kính. Ngoài ra, màu sắc lấp lánh tạo ra bởi những
viên đá quý được gia công sắc sảo, ví dụ như kim cương, là do ánh sáng trắng bị
khúc xạ và tán sắc bởi các mặt có góc định vị chính xác.
Khi đo chiết suất của một chất trong suốt, bước sóng nhất định sử dụng trong phép
đo phải đơn nhất. Vì sự tán sắc là hiện tượng phụ thuộc bước sóng, và chiết suất đo
được sẽ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng dùng để đo. Bảng 2 phân loại sự tán
sắc của ánh sáng khả kiến trong những môi trường khác nhau, như đã được chỉ rõ
bởi sự biến thiên chiết suất đối với ba bước sóng (ba màu) ánh sáng khác nhau.
Bảng 2. Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng
Đỏ
Xanh dương Vàng
Chất
(486.1 nm) (589.3 nm)
(656.3 nm)
Thủy tinh Crown 1.524 1.517 1.515
Thủy tinh Flint 1.639 1.627 1.622
Nước 1.337 1.333 1.331
Dầu Cargille 1.530 1.520 1.516
Carbon Disulfide 1.652 1.628 1.618
Bước sóng được sử dụng phổ biến nhất để đo giá trị chiết suất được phát ra bởi đèn natri,
đặt thành một cặp rất gần nhau, có bước sóng trung bình 589,3nm. Ánh sáng này được
gọi là phổ vạch D, và đại diện cho ánh sáng màu vàng liệt kê trong bảng 2. Tương tự như
vậy, phổ vạch F và vạch C tương ứng với bước sóng ánh sáng xanh dương và đỏ (trong
bảng 2) phát ra bởi hydrogen. Đối với các giá trị cho trong bảng, rõ ràng là việc tăng
bước sóng ánh sáng từ 486,1nm (màu xanh hoặc vạch F) lên 656,3nm (màu đỏ, hay vạch
C) tạo ra sự giảm chiết suất của môi trường nhất định. Độ tán sắc có thể định nghĩa một
cách định lượng, bằng ba bước sóng ánh sáng vàng, xanh dương, và đỏ, như sau:
Độ tán sắc = n = (n(D) – 1)/(n(F) – n(C))
trong đó n là chiết suất của chất tại bước sóng nhất định xác định bởi D, F và C, biểu
thị các vạch phổ natri và hydrogen như đã nói ở trên (xem bảng 2). Nhiều yếu tố giữ
vai trò then chốt trong giá trị tán sắc của các chất liệu khác nhau, bao gồm thành
phần cơ bản và phân tử, và hình thái học mạng tinh thể. Một số chất rắn vô cơ có độ
tán sắc cao khác thường, gồm các hợp chất cromate, dicromate, cyanide, vanadate,
và halide. Các chất hữu cơ cũng có thể đóng góp cho giá trị độ tán sắc cao khi được
hợp nhất vào những chất liệu nhất định.
Tán sắc cũng là nguyên nhân gây ra sự sắc sai, hiện tượng phát sinh từ sự thay đổi
chiết suất theo bước sóng. Khi ánh sáng trắng truyền qua một thấu kính lồi đơn lẻ,
một vài tiêu điểm phát sinh ở rất gần nhau, ứng với sự chênh lệch chiết suất không
lớn lắm của các bước sóng thành phần. Hiệu ứng này có xu hướng tạo ra quầng màu
(đỏ hoặc xanh, phụ thuộc vào tiêu điểm) bao quanh ảnh của vật. Việc hiệu chỉnh
hiện tượng sắc sai này được thực hiện bằng việc kết hợp hai hoặc nhiều thành phần
thấu kính cấu tạo từ loại vật liệu có tính chất tán sắc khác nhau. Một thí dụ tốt là hệ
thấu kính kép tiêu sắc chế tạo từ hai thành phần riêng rẽ bằng cả thủy tinh crown và
thủy tinh flint.
Góc phản xạ tới hạn
Một khái niệm quan trọng trong kính hiển vi quang học là góc phản xạ tới hạn, yếu
tố cần thiết để xem xét khi nào thì chọn dùng vật kính khô, khi nào thì chọn dùng
vật kính ngâm trong dầu, để quan sát mẫu vật ở độ phóng đại cao. Lúc truyền qua
môi trường có chiết suất cao đi vào môi trường có chiết suất thấp, đường đi của sóng
ánh sáng được xác định bởi góc tới so với ranh giới giữa hai môi trường. Nếu góc tới
tăng vượt quá một giá trị nào đó (phụ thuộc vào chiết suất của hai môi trường), nó
sẽ đạt tới một điểm mà ở đó góc là đủ lớn sao cho không có ánh sáng nào bị khúc xạ
vào môi trường có chiết suất thấp, như minh họa trong hình 9. Trong hình này, từng
tia sáng được biểu diễn bằng mũi tên màu đỏ hoặc màu vàng đi từ môi trường có
chiết suất cao (n2) sang môi trường có chiết suất thấp (n1). Góc tới đối với từng tia
sáng được kí hiệu là i, và góc khúc xạ được kí hiệu là r. Bốn tia sáng màu vàng có
góc tới (i) đủ nhỏ nên cho phép chúng truyền qua mặt phân giới giữa hai môi trường.
Tuy nhiên, hai tia sáng màu đỏ có góc tới vượt quá góc phản xạ tới hạn (khoảng 41
độ, đối với ví dụ nước và không khí) và bị phản xạ hoặc theo ranh giới giữa hai môi
trường hoặc quay trở lại môi trường có chiết suất cao.
Hiện tượng góc tới hạn xảy ra khi góc khúc xạ (góc r trong hình 9) trở nên bằng 90
độ và định luật Snell suy biến thành
sin(q) = n1/n2
trong đó q bây giờ gọi là góc tới hạn (trong hình kí hiệu là c). Nếu như môi trường có
chiết suất thấp là không khí (n = 1,00) thì phương trình suy biến thành
sin c = 1/n2
Hình 9. Sự phản xạ ở góc tới hạn
Khi góc tới hạn bị vượt quá đối với một sóng ánh sáng nhất định, nó biểu hiện sự
phản xạ nội toàn phần trở lại môi trường đó. Thông thường thì môi trường chiết suất
cao được xem là môi trường bên trong, vì không khí (có chiết suất bằng 1,0) trong
đa số trường hợp là môi trường bao xung quanh, hay môi trường bên ngoài. Khái
niệm này đặc biệt quan trọng đối với kính hiển vi quang học khi cố gắng tạo ảnh mẫu
vật với môi trường không phải không khí nằm giữa kính bọc ngoài và vật kính phía
trước. Môi trường ngâm thông dụng nhất (ngoài không khí) là loại dầu chuyên dụng
có chiết suất bằng với chiết suất của thủy tinh dùng làm vật kính và kính bao ngoài.
Các quang cụ khác nhau, từ kính hiển vi, kính thiên văn, cho tới camera, dụng cụ
tích điện kép, máy chiếu video, và cả mắt người, đều hoạt động dựa trên cơ sở là
ánh sáng có thể bị hội tụ, khúc xạ và phản xạ. Sự khúc xạ ánh sáng tạo ra nhiều
hiện tượng đa dạng, như ảo ảnh, cầu vồng, và những sự chiếu sáng kì lạ như làm
cho con cá có vẻ như đang bơi trong nước cạn hơn trong thực tế. Sự khúc xạ cũng
làm cho miệng chai bia thành mỏng trông có vẻ đầy hơn thực tế, và dối gạt chúng ta
thấy rằng Mặt Trời lặn muộn hơn một vài phút so với thực tế nó đã lặn. Hàng triệu
con người đã và đang sử dụng hệ số khúc xạ để hiệu chỉnh thị lực khiếm khuyết bằng
kính keo mắt và kính tiếp xúc, cho phép họ nhìn thấy thế giới rõ ràng hơn. Bằng việc
tìm hiểu những tính chất này của ánh sáng, và cách thức điều khiển chúng, chúng ta
có thể quan sát được những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt trần, cho dù là
chúng được đặt trên bàn soi hiển vi hay trên một thiên hà xa xôi nào đó.
Tác giả: Thomas J.Fellers, Micheal Davidson ( davidson@magnet.fsu.edu )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- --13khucxa.pdf