Tìm hiểu quả CHUA CHÁT

Bộ phận dùng: Quả tươi dùng để ăn và chế biến một loại số thực

phẩm. Quả khô làm thuốc với tên dược liệu là Sơn tra.

- Thành phần hoá học: Quả chứa 16,4% đường; 2,76% tanin; 2,7%

acid hữu cơ (gồm acid tartric, acid citric và ascorbic) và các chất hữu cơ

khác. Ngoài ra, trong quả còn chứa lượng nhỏ tinh dầu.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu quả CHUA CHÁT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUA CHÁT Công dụng: - Bộ phận dùng: Quả tươi dùng để ăn và chế biến một loại số thực phẩm. Quả khô làm thuốc với tên dược liệu là Sơn tra. - Thành phần hoá học: Quả chứa 16,4% đường; 2,76% tanin; 2,7% acid hữu cơ (gồm acid tartric, acid citric và ascorbic) và các chất hữu cơ khác. Ngoài ra, trong quả còn chứa lượng nhỏ tinh dầu. - Công dụng: Quả tươi dùng để ăn, có vị hơi chua chát. Ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu vang, nước quả ép. Quả chua chát khô là thành phần của nhiều loại thực phẩm chức năng: Cháo Sơn tra tiêu thục (quả chua chát, gạo, đường trắng), trà Sơn tra tiêu mỡ, giảm mỡ máu (quả chua chát, cúc hoa, thảo quyết minh), trà Sơn tra trị cảm (quả chua chát, hoa kim ngân,...). Quả khô được dùng phổ biến trong Đông y với tên là Sơn tra, có tính năng tiêu thực, kiện vị, hành khí tán ứ; trị các chứng ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau bụng ứ huyết sau khi đẻ, tả lỵ, lở sơn. Sơn tra còn dùng để điều trị chứng lipid huyết cao. Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 10 - 15 m. Cây non và cành non có lông, sau nhẵn. Lá mọc so le, mép có răng cưa không đều, hình trứng hoặc bầu dục, kích thước 6 - 15 x 3 - 6 cm, đầu nhọn, gốc tròn, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới xanh nhạt, cuống lá dài 2-3 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hình tán, 3 - 5 hoa màu trắng; đài 5 răng nhọn, có lông; tràng 5 cánh tròn rộng; nhị nhiều, ngắn hơn tràng. Quả tròn hơi dẹt, đường kính 5 - 6 cm, cao 4 - 5 cm, 5 ô, lúc non xanh bóng có chấm mờ, khi chín vàng lục; hạt màu nâu sẫm. Phân bố: - Việt Nam: Quảng Nam (Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam, huyện Trà My), Kon Tum (núi Tu Mơ Rông và huyện Đắc Tô), Lâm Đồng (núi Langbian huyện Lạc Dương), Lạng Sơn (nhập trồng tại huyện Cao Lộc). - Thế giới: Gặp ở Châu âu, một số nước Trung Á, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam, Triết Giang, Đài Loan), Ấn Độ, Lào, Nhật Bản. Đặc điểm sinh học: Chua chát là cây gỗ nhỡ ưa sáng, mọc rải rác ven rừng kín thường xanh, hoặc mọc xen với các cây khác dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng, trên nương rẫy. Cây rụng lá váo mùa đông, ra hoa và lá non vào đầu mùa xuân. Phân bố tự nhiên ở độ cao khoảng 1600 - 1900 m. Khi đưa xuống trồng thử tại Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Kon Tum (độ cao trên 500m), cây sinh trưởng tốt, đôi khi ra hoa nhưng không đậu quả. Trong khi đó cây nhập trồng tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn sinh trưởng tốt, cho năng suất quả cao. Cây tái sinh chủ yếu bằng hạt, có thể nhân giống bằng chiết cành, ghép chồi. Các cây nhỏ khi bị chặt, phần gốc và rễ đâm chồi, có thể tách các chồi từ rễ làm cây giống để trồng. Mùa hoa: tháng 1 - 3, mùa quả: tháng 7 - 9. CÂY LÁ LỐT Công dụng: - Bộ phận dùng: Lá tươi dùng làm thực phẩm và gia vị. Phần trên đất, cành và thân không lá dùng tươi hoặc khô để làm thuốc. - Thành phần hoá học: Trong lá tươi chứa 86,5% nước; 4,3% protein; 5,4% gluxit; 2,5% chất xơ; 1,3% chất khoáng; 260 mg% canxi; 980 mg% phốt pho; 8,1 mg% caroten; 34 mg% vitamin C và 0,4 mg% sắt Phần trên đất của cây lá lốt chứa một số hợp chất thuộc các nhóm alcaloid, avonoid, antronoid, tan nin, acid min, đường và tinh dầu. - Công dụng: Lá lốt chủ yếu được trồng và thu hái trong tự nhiên để làm rau ăn và gia vị trong chế biến thực phẩm. Trong y học dân tộc, các bộ phận của cây lá lốt được sử dụng để chữa nhiều bệnh. Người H'mông (Lào Cai, Hoà Bình) dùng thân cây lá lốt già sắc hoặc ngâm rượu uống chữa bệnh đau xương, thấp khớp; người Mường (Thanh Hoá) dùng rễ lá lốt sắc đặc uống để chữa bệnh thổ huyết. Hình thái: Cây thảo nhiều năm, cao 30-40 cm. Thân màu xanh, đôi khi nâu, phồng lên ở các mấu, khi non phủ lông tơ mịn. Lá đơn, nguyên, mọc so le, dài 10-13 cm, rộng 8-9 cm, gốc hình tim, mũi nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có tuyến tinh dầu và phủ lông thưa ở gân; gân lá hình mạng lưới; cuống lá dài 2,0-2,5 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông đơn tính, dài khoảng 1,5 cm. Trục bông cái có lông, lá bắc có phiến tròn không cuống. Nhị ngắn, bầu nhẵn hình trứng nằm sâu trong trục bông, vòi nhuỵ chẻ 3. Quả mọng, chứa 1 hạt. Toàn cây chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Phân bố: - Việt Nam: Lá lốt mọc hoang và được trồng khắp nơi, đặc biệt là các tỉnh trung du núi thấp dưới 1.000m. - Thế giới: Lào, Campuchia và được trồng ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Hawaii, một số vùng ở Mỹ. Đặc điểm sinh học: Lá lốt là cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành đám lớn ven suối, ven rừng, dọc các chân núi đá vôi, bờ ao hoặc các bờ tre quanh vườn nhà. Khi mọc dựa vào các cây khác, lá lốt có thể cao tới 80-100 cm. Lá lốt là cây thường xanh, chịu ẩm khá tốt; nhưng trong điều kiện khô hạn cây sinh trưởng chậm, kích thước cây nhỏ. Cây ra hoa, quả hàng năm vào tháng 8-9. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng chồi từ thân rễ. Khi nhập trồng tại Mỹ, lá lốt sinh trưởng rất chậm, lá mỏng nhưng mùi rất thơm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf53_3921.pdf
Tài liệu liên quan