Câu 1: Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Gồm bao nhiêu chương, điều?
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 (khóa XIII, kỳ họp thứ 7); và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 2005.
Luật Hôn nhân và gia đình gồm 9 chương, 133 điều.
Câu 2: Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam được quy định tại điều mấy trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Có bao nhiêu nguyên tắc, nội dung cụ thể của các nguyên tắc? Theo bạn trong các nguyên tắc đó, nguyên tắc nào quan trong nhất, tại sao?
Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định có 5 nguyên tắc cụ thể như sau:
a. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
b. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
c. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
d. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
đ. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
15 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đã chết mà trở về
– Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
– Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
+ Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
+ Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Câu 9: Xử lý tình huống pháp luật hôn nhân và gia đình:
Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì yêu cầu của anh A tại tòa chưa đủ cơ sở pháp lý. Bởi theo quy định tại khoản 4 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Như vậy căn nhà của A được cha mẹ tặng riêng thuộc quyền sở hữu riêng của anh A, nhưng trong thời gian sống chung, hai vợ chồng đã dành dụm tiền để sửa sang, nâng cấp với tổng số tiền là 500 triệu đồng (đây là tài sản chung của hai vợ chồng), nên khi ly hôn anh có nghĩa vụ bồi thường phần tài sản cho chị B theo luật định, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Về quyền nuôi con, căn cứ vào điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; vợ, chồng anh A chị B thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. (Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau: Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tậpcác yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của cha mẹ; Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai). Anh A có thể giành quyền nuôi con gái lớn (con gái lớn 5 tuổi), nếu anh A có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn. Riêng với bé trai 18 tháng tuổi, theo quy định tại khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con thuộc về chị B trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Câu 10: Khoản 1 Ñiều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau”. Hãy phân tích về quyền kết hôn và ly hôn của nam nữ trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, và trình bày quan điểm cá nhân về quyền ly hôn của công dân trong mối tương quan về xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững”?
Tình yêu giữa nam và nữ là thứ tình cảm xuất phát từ sự tự nguyện cả hai phía mà không có sự lừa dối, cản trở hay cưỡng ép. Đó cũng chính là cơ sở cho việc nam và nữ tiến tới hôn nhân khi họ thực sự muốn cùng nhau xây dựng cũng như thực hiện các chức năng của gia đình. Sự tự nguyện, tiến bộ còn được thể hiện khi cả hai bên vợ và chồng muốn chấm dứt hôn nhân thông qua việc li hôn. Họ cũng hoàn toàn được quyết định vấn đề này và các vấn đề về con chung cũng như tài sản.
Tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên không chịu tác động của bên kia hay bất kì người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí. Sự tự nguyện kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thảo mãn nhu cầu tình cảm của 2 người, đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn.
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ rất cần thiết và có những ý nghĩa quan trọng như sau:
Thứ nhất, việc nhà nước ghi nhận nguyên tắc này trước hết phù hợp với nguyện vọng của người dân, pháp luật đã thực sự trở thành công cụ quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn.
Thứ hai, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của nhà nước đã làm cho nguyên tắc này trở thành một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
Xét cho cùng, ta thấy, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, một tế bào khỏe mạnh của xã hội
Các biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong chế định kết hôn:
Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố là: phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau và phải được nhà nước thừa nhận. Trong đó, việc thể hiện ý chí mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng chính là biểu hiện tiêu biểu và đồng thời cũng để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong chế định kết hôn được thi hành trên thực tế. Do đó, khi kết hôn, người kết hôn phải bày tỏ ý chí tự nguyện kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn vừa là điều kiện đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lí cũng đồng thời là cơ sở để vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.
Sự thể hiện của nguyên tắc tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện trong điều kiện kết hôn bao gồm các trường hợp quy định tại điểm b, c Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.
Thứ nhất, tại khoản b Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Việc tự nguyện kết hôn được thể hiện qua các phương diện sau:
- Về mặt chủ quan: Tự nguyện kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn rằng họ thực sự mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Ý chí của họ không bị tác động bởi bất cứ người nào khác khiến họ kết hôn trái với nguyện vọng của mình. Hai bên mong muốn trở thành vợ chồng là xuất phát từ tình cảm yêu thương, quý mến lẫn nhau và cùng mong muốn gắn bó bên người kia để xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Về mặt khách quan: Tự nguyện kết hôn được thể hiện qua việc người kết hôn bày tỏ mong muốn kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng kí kết hôn. Để đảm bảo là việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, những người muốn kết hôn phải cùng có mặt tại cơ quan đăng kí kết hôn nộp tờ khai đăng kí kết hôn. Nếu một trong hai bên vắng mặt do lý do chính đáng thì phải gửi cho ủy ban nhân dân nơi đăng kí kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt trong đơn phải nêu rõ lí do vắng mặt, xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Vào ngày ủy ban nhân dân tiến hành đăng kí kết hôn và trao giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì hai bên nam nữ phải có mặt để một lần nữa trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng kí kết hôn rằng, đến lúc bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau. Như vậy, về nguyên tắc, khi tổ chức đăng kí kết hôn, hai bên nam nữ đều phải có mặt tại nơi đăng kí kết hôn. Đồng thời, pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng kí kết hôn. Điều này nhằm đảm bảo cho việc kết hôn là hoàn toàn tự nguyện.
Thứ hai, khoản c Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định điều kiện kết hôn như sau: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”. Những người bị mất năng lực hành vi dân sự thường là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Chính vì vậy, họ cũng không thể thể hiện ý chí và tình cảm của mình khi kết hôn. Vậy nên, Luật cấm các đối tượng trên không được kết hôn cũng là nhằm đảm bảo sự tự nguyện.
Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ thông qua chế định ly hôn:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là việc cần thiết vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng, các con cũng như các thành viên khác thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc chung trong cuộc sống.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng thời cũng phải đảm bảo tự do ly hôn. Nếu như không thể bắt buộc người ta kết hôn thì cũng không thể bắt buộc họ tiếp tục cuộc sống vợ chồng, khi cuộc hôn nhân đó đã không còn hạnh phúc.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trước hết thể hiện qua quyền yêu cầu ly hôn. Về nguyên tắc, chỉ có vợ và chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Không ai có quyền nhân danh vợ, chồng để yêu cầu ly hôn. Khoản 1 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Quyền yêu cầu ly hôn cũng là quyền thể hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể. Pháp luật nước ta công nhận quyền tự do ly hôn là quyền chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra nhưng điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Ly hôn là dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng và là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện thông qua căn cứ ly hôn. Trong đó có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Sự tự nguyện của vợ chồng thể hiện bằng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do vợ và chồng cùng ký. Việc chấm dứt ly hôn thuận tình phải là do hai bên thật sự mong muốn chấm dứt hôn nhân do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được. Đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, yếu tố tự nguyện thể hiện thông qua yêu cầu của bên có đơn đề nghị ly hôn. Do vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong trường hợp này, Tòa án cần xem xét việc tự nguyện ly hôn của một bên có xuất phát từ những mâu thuẫn giữa vợ vaø chồng sâu sắc đến mức không thể hòa giải được, quan hệ vợ chồng rạn nứt đến nỗi không thể hàn gắn được hay không.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là một bước tiến mạnh mẽ trong tiến trình lập pháp của nước ta, thể hiện nhiều điểm tiến bộ và tích cực đối với xu thế chung của thế giới đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại. Đối với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là một điểm sáng luôn theo suốt lịch sử của Luật hôn nhân và gia đình. Nó góp phần xây dựng, bảo vệ và hoàn thiện chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ đồng thời là cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_du_thi_luat_hon_nhan_va_gia_dinh_nam_2017_6958.docx