Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Thế Lĩnh

Hai dân tộc đã luôn cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”, “đồng cam cộng khổ”, “hạt muối cắn chung, bát cơm sẻ nửa”, cùng sát cánh chiến đấu và cùng chiến thắng. Mối quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của hai dân tộc trong hơn bảy thập kỷ qua mối.

Trên thế giới từ trước đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của các quốc gia, các dân tộc, các tập đoàn giai cấp đã từng xuất hiện nhiều mối quan hệ liên minh hợp tác với những hình thức, nội dung khác nhau như liên minh chiến lược, liên minh sách lược, liên minh hữu cơ Nhưng có thể nói ít có nơi nào và lúc nào có được mối quan hệ đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, mẫu mực trong sáng như mối quan hệ chiến lược Việt – Lào. Cùng với thời gian mối quan hệ đó đã không ngừng được củng cố và phát triển, từ quan hệ láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong thời phong kiến, tiến đến quan hệ gắn bó trong cuộc đấu tranh tự phát của các trào lưu dân tộc và của các thân sĩ tiến bộ, khi hai nước đều bị đế quốc thực dân xâm lược, thống trị. Đặc biệt, từ ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước (Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở thành mỗi quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Lào – Việt được củng cố và nâng cao thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước và cả hai nước.

Lịch sử đã khẳng định quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Khi cả khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hai Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn vững vàng. Chính thể do Đảng lãnh đạo vẫn vững bước, hai đất nước, hai dân tộc cùng sánh vai xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm mưu gây chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết của các thế lực thù địch phản động.

 

docx19 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Thế Lĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng khởi nghĩa. Trung tuần tháng 8 năm 1945, thời cơ giành độc lập cho Đông Dương xuất hiện, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định Tổng khởi nghĩa và tiến hành Hội nghị toàn Đảng tại Tân Trào, Tuyên Quang (ngày 14, 15 tháng 8 năm 1945). Vào thời điểm này, lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp các đồng chí đại biểu Xứ uỷ Lào, Người dặn: thời cơ rất thuận lợi cho nhân dân Đông Dương, ở đâu có điều kiện, phải giành được chính quyền trước khi Đồng minh vào. Nhân dân hai nước Việt, Lào chớp thời cơ, tiến hành khởi nghĩa thành công tháng 8 năm 1945. Đó là kỳ tích đầu tiên của hai nước Việt Nam, Lào, của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Thành công của Tổng khởi nghĩa tại Việt Nam và khởi nghĩa tại Lào bắt nguồn từ sáng tạo lý luận và chỉ đạo thực tiễn của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương về cách mạng giải phóng dân tộc và vấn đề dân tộc ở Đông Dương, về huy động tối đa sức mạnh đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các lực lượng yêu nước nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ khởi nghĩa xuất hiện. - Hai dân tộc Việt Nam, Lào kề vai, sát cánh, xây dựng thực lực, kiên cường chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài 30 năm (1945-1975) đi tới thắng lợi hoàn toàn Trong khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sức mạnh cơ bản của thắng lợi đã được tạo lập. Một là, bốn năm đầu cuộc kháng chiến (1945-1949), chiến trường Đông Dương bị kẻ thù bao vây, cô lập. Nhưng chúng vẫn không thể ngăn chặn quân dân hai nước vạch rừng, băng qua sông, suối mở đường từ Việt Nam xuyên qua đất Lào tới Thái Lan, Miến Điện, rồi tỏa rộng ra nhiều nước Á, Âu, tuyên truyền cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Đông Dương; thu hút sự ủng hộ, chi viện của bạn bè quốc tế; chuyển về Lào và Việt Nam nhiều cán bộ, chiến sĩ Việt kiều, bổ sung lực lượng kháng chiến. Hai là, xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đội ngũ cán bộ chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vốn đã được chuẩn bị từ trước tháng 8-1945; đến kháng chiến chống thực dân Pháp, bao gồm các nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Phía Việt Nam, đó là nhiều cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Phía Lào, những nhà cách mạng tiêu biểu như đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Xu-pha-nu-vông và nhiều đồng chí lãnh đạo khác đều đứng trong đội ngũ này. Trong thời gian học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) và trường Đại học Luật Hà Nội (1935-1945), cũng là lúc đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản tiếp xúc với những người bạn cùng chí hướng cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đến cuối năm 1944, đồng chí được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Trên các chặng đường cách mạng tiếp theo, với trọng trách của người lãnh đạo cách mạng Lào và chung sức với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Việt Nam vun đắp, phát triển quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã đảm đương xuất sắc hai sứ mệnh đó. Thay lời kết, tôi xin chia sẻ câu chuyện làm người nghe không khỏi rơi nước mắt về vị tướng quân đội Lào 30 năm đi tìm ân nhân cứu mạng chỉ bằng thông tin về mái tóc. Bà Ngọc trong một lần sang thăm người em kết nghĩa.   Một nữ y tá Việt Nam nhỏ nhắn, nhiệt tình đã cứu sống một chiến sĩ quân đội Pha-thét Lào khi anh đang nằm trong “nhà vĩnh biệt”. Họ đã làm nên câu chuyện cảm động về tình hữu nghị Việt - Lào. Nhưng điều khiến câu chuyện đó được ví như cổ tích hiện đại là hành trình dài 30 năm lặn lội đi tìm ân nhân đã cứu sống mình của Khăm Xỉ chỉ với một đặc điểm nhận dạng duy nhất: Mái tóc dài Trong căn nhà 3 gian nằm ngay sát bờ đê, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh người đàn bà nhỏ thó Nguyễn Thị Ngọc (Sinh năm 1944, trú tại xóm 11, xã Xuân Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Trong suốt buổi nói chuyện, điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất về bà là nụ cười rạng rỡ và mái tóc dài quá lưng. Không những vậy, bà luôn dành tình cảm tốt đẹp nhất cho người em trai kết nghĩa. Lần lại quá khứ, bà kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thời xưa rất đỗi ý nghĩa của mình. Năm 1964, bà theo học ngành Y ở huyện Thanh Chương, chuyên khoa truyền máu. Hai năm sau đó, bà được cử đến công tác tại bệnh viện huyện Anh Sơn (Nghệ An). Năm 1972, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, trạm T20 (đóng tại huyện Anh Sơn, Nghệ An) được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận và cứu chữa các chiến sỹ bị thương, trong đó có lực lượng bộ đội Pha-thét (Lào). Tháng 3 năm 1972, nữ y tá Ngọc nhận thông tin từ cấp trên cho biết có một chiến sĩ Lào bị sốt rét ác tính, cần xét nghiệm máu gấp. Vừa nhận được tin, chị vội vàng đi bộ hơn 8 cây số từ bệnh viện đến Trạm T20. Vừa đến nơi, chị hốt hoảng khi biết chiến sĩ đó đã được chuyển xuống nhà xác bởi “bệnh nhân đã chết rồi”. Nhưng linh tính mách bảo, chị đã một mình đi thẳng xuống “nhà vĩnh biệt” để lấy máu. Căn nhà lạnh lẽo không một bóng người. Chị nhẹ nhàng tiến lại bên “xác chết” đang phủ tấm khăn trắng. “Lật chiếc khăn phủ mặt người chiến sĩ ra, tôi sững người. Đồng chí còn trẻ lắm, trên khuôn mặt tái xám lạnh ngắt ấy mới lún phún những sợi râu măng. Theo quy định bắt buộc, tôi vẫn kiểm tra đồng tử của cậu ấy dù thân thể đã lạnh ngắt. Đồng tử chưa giãn hết! Tôi vội xốc cậu ấy lên vai, chạy thẳng vào phòng cấp cứu gần đó. 19 tuổi, nhưng vì bị những cơn sốt rét hành hạ, cậu ấy chỉ còn da bọc xương, nặng vẻn vẹn 36kg’’, bà Ngọc kể. Trong căn phòng làm việc nhỏ, chỉ một mình y tá Ngọc với người lính xa lạ. Chị đã làm tất cả sức mình chỉ để cứu sống người chiến sĩ này. Phần đầu của bệnh nhân được chị cẩn thận đặt lên đùi mình để tiện cho việc đút những thìa cháo, nước chanh vào miệng, vừa bắt mạch và tiêm thuốc. Như một phép màu, đến 2h sáng hôm sau, chị nhận thấy người chiến sĩ bắt đầu có dấu hiệu qua cơn nguy kịch. Đến 10h sáng, anh bộ đội Lào đã tỉnh lại. Người lính được chị Ngọc cứu sống chính là ông Khăm Xỉ (Sinh năm 1954), sang Việt Nam chiến đấu khi mới 18 tuổi. Sau này, ông nhớ lại: “Trong đêm được y tá Ngọc chăm sóc và trở về từ cõi chết, tôi đã nghe hai tiếng “chị Ngọc” từ những người xung quanh. Tôi đã cố gắng in sâu trong trí nhớ hai tiếng ấy”. Sau khi sức khỏe dần bình phục, Khăm Xỉ được chuyển về phòng bệnh. Tại đây, anh được hai bệnh nhân cùng phòng kể lại sự việc anh thoát khỏi cái chết nhờ một nữ y tá Việt Nam có dáng người nhỏ nhắn, nước da đen ngăm và đặc biệt là mái tóc dài. Khăm Xỉ đã cố gắng ghi nhớ những đặc điểm của vị ân nhân. Đối với chàng chiến sĩ Lào này, chi tiết khiến anh ghi nhớ nhất là mái tóc dài. Đó cũng là đặc điểm duy nhất anh căn cứ để tìm ân nhân của mình suốt 30 năm sau đó. Vào năm 1974, trong một lần xuống Vinh xin thuốc cho Bệnh viện Anh Sơn, lúc qua phà Đô Lương, chị Ngọc đã vô tình gặp lại người lính năm nào mà mình đã cứu sống. Lúc vừa nhận ra nhau, Khăm Xỉ liền chạy đến xác minh bằng câu hỏi: Chị có phải là chị Ngọc không? Thế nhưng, cuộc nói chuyện của họ bị ngắt đoạn bởi phà đã cập bến. Đến lúc chia tay nhau Khăm Xỉ cũng chưa kịp hỏi thăm chị Ngọc ở đơn vị nào, quê quán ở đâu. Theo dòng chuyển thương, Khăm Xỉ được về an dưỡng ở Bệnh viên Quân khu 4 rồi quay về tiếp tục chiến đấu ở Lào. Còn nữ y tá Ngọc sau khi kết thúc đợt tiếp viện lại quay về làm việc tại Bệnh viện Anh Sơn, sau đó chị chuyển công tác về Viện Điều dưỡng ở Cửa Lò. Đến năm 1996, chị xin nghỉ mất sức, để có điều kiện chăm sóc gia đình. Câu chuyện tưởng đã kết thúc ở đó như hàng vạn câu chuyện khác trong những năm tháng chiến tranh. Người cứu nạn nhân thậm chí chẳng nhớ, nhưng người chịu ơn thì cứ mãi đi tìm. Sau cơn thập tử nhất sinh ấy, chiến tranh dài đằng đẵng nhiều năm, chàng trai trẻ 19 tuổi không nghĩ đến một ngày lại tìm được người đã cứu sống mình. Bà Ngọc kể lại câu chuyện cảm động. Còn sau đây là hành trình đi tìm ân nhân của vị tướng quân đội Lào Hòa bình lập lại, ông Khăm Xỉ đã sang Việt Nam nhiều lần để đi tìm ân nhân, nhưng Trạm T20 ở huyện Anh Sơn một thời đã giải tán từ năm 1973, người con gái tóc dài đã chuyển công tác. Năm 1988, ông nhận được thông tin từ một đồng nghiệp từng công tác trong bệnh viện cho biết: “Chị Ngọc đã về miền biển rồi”. Cầm bản đồ các huyện miền biển của Nghệ An trên tay, ông Khăm Xỉ đã đi khắp nơi như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò để tìm. Nhiều lần tìm kiếm trong vô vọng, nhưng vì nặng nghĩa với ân nhân, những năm sau đó, Khăm Xỉ đã cố tìm hiểu thông tin về chị Ngọc nhưng không thành. Sau đó, Khăm Xỉ lên đường sang Nga học, rồi lại về học ở Hà Nội nên không có điều kiện đi tìm. Đến năm 2000, khi công việc ở Bộ Quốc phòng Lào đi vào ổn định, Khăm Xỉ mới bắt đầu lại hành trình đi tìm ân nhân của mình. Hàng chục lần, Khăm Xỉ bỏ thời gian tự lái ô-tô sang Việt Nam tìm chị Ngọc. Mỗi lần đặt chân lên mảnh đất xứ Nghệ, Khăm Xỉ thường nghỉ tại nhà khách Bưu Điện Nghệ An. Năm 2001, sau chuyến đi tìm không có kết quả, trở về nhà khách, Khăm Xỉ rất buồn. Thấy vậy, chị nhân viên nhà nghỉ liền hỏi thăm. Sau khi biết sự việc, người phụ nữ này đã hướng dẫn ông đăng tin trên truyền hình. Thời điểm đó, nhà bà Ngọc chỉ có một chiếc ti-vi đen trắng nhưng lại bị hỏng nên không đọc được bản tin. “Một lần, người hàng xóm đến nhà tôi thông báo, có người đăng báo tìm cô y tá tên Ngọc, đã từng công tác tại Trạm T20 - Anh Sơn. Họ quả quyết thông tin trong thông báo giống tôi lắm nên đến báo cho gia đình. Lúc đó, tôi rất ngạc nhiên, không biết người đang tìm mình là ai”, bà Ngọc hồi nhớ. Nghĩ việc cứu người là chuyện bình thường nên bà Ngọc không muốn lên tiếng. Được chồng con động viên, ba ngày sau, bà Ngọc bắt xe từ quê xuống thành phố Vinh. Thế nhưng, khi vừa đến cổng Đài Truyền hình Nghệ An, bà mới biết Khăm Xỉ đã về Lào trước đó vài giờ đồng hồ. Bà đành để lại địa chỉ liên lạc của mình lại nhưng lòng không khỏi phân vân về “người thân” bí ẩn. Sau đó một tuần, vào một buổi chiều, một chiếc xe ô tô đỗ trước nhà bà Ngọc. Đoàn khách lạ đi vào nhà bà, có cả người Việt và người Lào. Bà Ngọc nhớ lại: “Lúc đó tôi rất ngỡ ngàng. Người chiến sĩ quân đội Pha-thét Lào tôi cứu năm xưa chỉ gầy 36 kg, còn người đàn ông đứng trước mặt tôi hôm đó có ngoại hình to gấp 3 lần”. Trong khi người phụ nữ tóc hoa râm đang ngơ ngác thì vị tướng quân đội Lào đã chạy vội tới, ôm lấy bờ vai gầy guộc của bà mà lắc: “Chị không nhớ em à? Khăm Xỉ đây! Khăm Xỉ suýt chết vì sốt rét ác tính được chị cứu sống ở Trạm T20 đây”. Vừa ngước mắt lên nhìn, ấn tượng giúp bà nhận ra cậu lính trẻ năm xưa là đôi mắt khi bà đang chữa bệnh. Lúc này bà mới kịp à một tiếng. Cậu lính trẻ xanh rớt như tàu lá, tưởng đã chết nay trở thành một vị tướng bệ vệ, oai phong. Câu chuyện của mấy mươi năm trước ùa về. Ngay trong lần gặp đó, tướng Khăm Xỉ đã xin nhận bà Ngọc là chị kết nghĩa. Sau đó, ông Khăm Xỉ đã đưa vợ con ở Lào sang Việt Nam thăm gia đình chị Ngọc. Trong hành trình 30 năm tìm ân nhân của vị tướng quân đội Lào này là Khăm Xỉ đã có sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người vợ sau khi biết toàn bộ câu chuyện của chồng mình. Tháng 4 năm 2011, bà Ngọc đã sang Viên - Chăn (Lào) dự đám cưới con trai đầu lòng của ông Khăm Xỉ và thực hiện nghi lễ buộc cổ chỉ tay cho đôi uyên ương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_the_linh_2001.docx