Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Lê Huy Cường

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản cũng nói: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. Tư tưởng lớn của hai nhà lãnh đạo đã trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối, được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán trong suốt những năm tháng chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển.

Đặc biệt, trong nhiều giai đoạn lịch sử, hai dân tộc Việt Nam - Lào đều có chung một kẻ thù xâm lược. Vị trí địa lý và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của mỗi dân tộc đã gắn kết hai nước trở nên gần gũi, thân thiện. Theo đó, quá trình chiến đấu của mỗi nước phải dựa vào nhau để chống kẻ thù chung, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước. Vì vậy, quân và dân hai nước Việt Nam- Lào luôn sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung vì độc lập của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân và mỗi dân tộc.

 

docx9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Lê Huy Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM NĂM 2017 Người tham gia: Họ và tên: Lê Huy Cường Ngày sinh: 1989 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Công an Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Đơn vị: Chi đoàn Công an, Đoàn phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà Nơi thường trú: Số điện thoại: 0914.166.177 NỘI DUNG BÀI DỰ THI Trong khuôn khổ bài dự thi, tôi xin trình bày một số vấn đề để góp phần lý giải nguyên nhân, cơ sở hai dân tộc Việt Nam - Lào cần phải luôn yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích 236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lan Xang tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện tích lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân chia thành ba vươcg quốc riêng biệt: Luông Pha-bang, Viên-chăn và Chăm-pa-sắk. Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền thân của quốc gia Lào hiện nay. Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp. Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18 tháng 7 năm 1977. Hai nước Việt Nam - Lào có lịch sử gắn bó rất lâu đời với nhau trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, nhân dân hai nước đã “chung lưng đấu cật” để xây dựng mỗi nước phát triển. Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân thiết, sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào đã trải qua muôn vàn thử thách, được nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân hai nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản kính mến trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp, không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản cũng nói: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. Tư tưởng lớn của hai nhà lãnh đạo đã trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối, được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán trong suốt những năm tháng chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển. Đặc biệt, trong nhiều giai đoạn lịch sử, hai dân tộc Việt Nam - Lào đều có chung một kẻ thù xâm lược. Vị trí địa lý và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của mỗi dân tộc đã gắn kết hai nước trở nên gần gũi, thân thiện. Theo đó, quá trình chiến đấu của mỗi nước phải dựa vào nhau để chống kẻ thù chung, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước. Vì vậy, quân và dân hai nước Việt Nam- Lào luôn sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung vì độc lập của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân và mỗi dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết vĩ đại và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản kính yêu đã sáng lập, gìn giữ và được kế tục, phát triển bởi các thế hệ lãnh đạo, các chiến sỹ cách mạng và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, hai nước đã cùng nhau lập những chiến công hiển hách, giành độc lập dân tộc cho cả hai dân tộc; Mọi thắng lợi của Cách mạng Lào đều gắn chặt với sự giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ, hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam anh em với tinh thần đồng chí chung một chiến hào, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” cùng đồng cam cộng khổ, từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng, chiến thắng đế quốc xâm lược và phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mối quan hệ đó trở thành di sản quý giá, thành quy luật tồn tại và phát triển của hai nước và cũng là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt và hiếm có trong quan hệ quốc tế. Sau ngày Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước theo Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977. Hiệp ước đã tạo khung pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện. Hàng loạt các văn bản, hiệp định hợp tác được ký kết, tạo ra những bước chuyển to lớn về chất trong quan hệ đặc biệt giữa hai Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa,... Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ đã tạo ra mối liên kết gắn bó hữu cơ, bổ trợ lẫn nhau và tạo môi trường thuận lợi đối với sự nghiệp phát triển của cả Việt Nam và Lào. Bước vào thời kỳ đổi mới với muôn vàn khó khăn, Chính phủ hai nước phải đổi mới cả về nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác để giữ vững và phát huy hiệu quả quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, đặc biệt Việt Nam - Lào. Chiến lược hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới (2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020) được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh quốc tế, khu vực và ở từng nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen cùng những chuyển biến rất mau lẹ, tác động trực tiếp đến quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn, nhiều cơ hội đang mở ra cho quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Các nước lớn và các nước phát triển tăng cường hợp tác với ASEAN và các tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng sâu sắc. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là đang là xu thế phổ biến hiện nay và trụ lực chính của tiến trình này là tự do hoá thương mại. Khu vực Đông Nam Á nói chung và tiểu vùng Mê Công nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ các lộ trình họi nhập trên nhiều cấp độ. Với vị trí quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình dương,, các nước lớn và phát triển ngày càng quan tâm và tăng cường mở rộng quan hệ, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vào khu vực này, góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước GMS, trong đó có Việt Nam và Lào. Tuy nhiên đây cũng sẽ là tâm điểm của sự tranh giành quyền lực và ảnh hưởng của các nước lớn và các nền kinh tế phát triển, tác động tiêu cực đén ASEAN và GMS, trong đó có Việt Nam và Lào. Mặt khác, vượt ra ngoài những nội dung hội nhập kinh tế, các vấn đề về chính trị và an ninh nãy sinh trong sự tương tácvề quan hệ lợi ích chiến lược giữa các nước lớn với nhau và những tham vọng và các nước này đối với khu vực, rất có thể đẩy các nước trong khu vực tới những bất ổn khó lường. Mặt khác, hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng(GMS) diễn ra mạnh mẽ và ngày càng có hiệu quả. Công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam và Lào với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và bền vững, cùng những kết quả hợp tác đạt được giữa Việt Nam và Lào đòi hỏi phải tăng cường toàn diện trong giai đoạn mới. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam và Lào phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đổi mới quan hệ hợp tác toàn diện phù hợp với bối cảnh mới. Việt Nam và Lào sống bên nhau tại hai triền Đông và Tây Trường Sơn hùng vĩ, rất thuận lợi cho sự phát triển phong phú của động vật, thực vật lại được bổ sung bởi nhiều hang động, rừng nguyên sinh kỳ thú, thuận lợi cho du lịch. Nơi đây có nhiều sông suối chảy dốc từ núi cao đổ xuống, tạo lợi thế cho khai thác thủy điện. Trường sơn còn là một tường thành vững chắc cho quân dân hai nước nương tựa nhau chống giặc ngoại xâm. Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau thế lợi về biển cả của Việt Nam, đường bộ của Lào đi sâu vào lục địa châu Á, cùng các nguồn tài nguyên phong phú do mỗi nước quản lý. Ngoài những điều kiện trên, hai nước Việt Nam, Lào có một ưu thế nổi trội vô cùng quý giá là quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mà hai Đảng, hai dân tộc cần luôn luôn vun đắp, bảo vệ và phát huy trong mọi hoạt động chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục đào tạo nhân lực, nhân tài. Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau, đòi hỏi hai nước Việt Nam- Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau, giữ cho quan hệ đặc biệt Việt –Lào đời đời keo sơn, bền vững. Trong quan hệ hữu nghị ở tầm quốc gia đó cùng với bề dày lịch sử, 20 tỉnh chung nhau dãy Trường Sơn là những người bạn thủy chung son sắt từ trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cho đến nay. Phát huy tình đoàn kết trong sáng, thuỷ chung giữa 2 dân tộc trong kháng chiến chống kẻ thù chung, ngày nay các địa phương, nhất là thành phố kết nghĩa và địa phương biên giới đã có mối quan hệ hợp tác với hai tỉnh Xa-van-na-khẹt và Xa-la-văn trên nhiều lĩnh vực, đạt được những thành quả quan trọng, vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào ngày càng tốt đẹp và bền vững. Để chứng minh cho những tình cảm son sắt, sâu đậm, thủy chung mà hai dân tộc dành cho nhau, tôi xin chia sẻ câu chuyện cảm động về Bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào thay lời kêt cho bài dự thi này. Chuyện xảy ra vào cuối năm 1973, tại chiến trường Nam Lào ác liệt đầy máu lửa, nằm ngoài mọi dự kiến, mọi tình huống thường xảy ra ở chiến trường hồi đó. Cán bộ chiến sĩ Đội điều trị Binh trạm 37, thuộc Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đang chuẩn bị ăn cơm trưa thì nhận được một ca cấp cứu, do một bộ đội Pha thét Lào cùng mấy người dân chuyển đến. Bệnh nhân là một sản phụ đang tím tái và thoi thóp thở. Với lời khẩn cầu gấp gáp: “Các đồng chí bộ đội Việt Nam ơi, xin các đồng chí cứu vợ con tôi”. Bỏ bữa cơm, rất khẩn trương các bác sĩ, y tá vội vàng bắt tay vào việc cấp cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng chạy chữa nhưng người mẹ đã không qua khỏi, vì chị đã bị kiệt sức, các bác sĩ chỉ kịp phẫu thuật cứu được hai bé trai từ trong bụng mẹ. Anh bộ đội Lào có tên là Bun-ma đau đớn, khóc ròng nói qua nước mắt: “Cám ơn các đồng chí bộ đội Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, tuy không thể cứu được mẹ, nhưng còn hai đứa bé, tuy cứu được nhưng bây giờ biết nuôi nấng chăm sóc làm sao đây, bố thì chinh chiến nay chiến trường này, mai chiến trường khác, gia đình chẳng còn ai thân thích, nếu tôi đem các cháu về thì chúng nó cũng chết mất thôi, trăm sự, vạn sự nhờ các đồng chí chăn sóc nuôi nấng hộ, ơn này tôi không bao giờ quên”. Trước tình hình đó, ban chỉ huy hội ý và điện báo cáo xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy Đoàn điện xuống yêu cầu Binh trạm hãy nhận hai cháu bé và cử người chăm sóc các cháu thật chu đáo. Binh trạm đã phân công hai cô y tá giỏi trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng hai cháu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn của chiến trường, nhưng các cháu đều được đơn vị dành cho những chế độ ưu tiên đặc biệt với tinh thần cái gì tốt nhất đều dành cho các cháu. Với sự quan tâm chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, của hai cô y tá và của toàn đơn vị, ngày qua ngày các cháu đã cứng cáp hơn, nhìn các cháu ngoan, chúm chím cười, các cô chú trong binh trạm ai cũng như nở từng khúc ruột. Tên các cháu ban đầu được đặt là Ba và Bảy (Vì các cháu được sinh ra tại Binh trạm 37). Sau đó hai cháu được chuyển ra Viện 45, thuộc Đoàn 559 lại được đổi thành Quang và Trung. Quang và Trung là tên của Đoàn vận tải Quang Trung, mật danh của Đoàn 559 hồi đó. Do khí hậu núi rừng ẩm thấp, các cháu hay ốm đau, nhiều khi bị bệnh mà thuốc tây chữa mãi không khỏi, phải tìm thuốc nam trong rừng chữa cho các cháu. Tuy vất vả gian khổ nhưng các cô, các chú trong Viện 45 luôn dành cho các cháu tình thương yêu trìu mến nhất. Cô y tá Hoàng Thị Cúc, quê Hoàng Hóa, Thanh Hóa được phân công chăm sóc cháu Quang và cô Nguyễn Thị Thập, quê Đan Phượng, Hà Tây chăm sóc cháu Trung. Cả hai cô tuy chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm chăm nuôi trẻ, nhưng với tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam, các cô đã là những người mẹ tuyệt vời và đã dành trọn tình thương yêu với hai cháu. Sau hơn một năm trời dằng dặc, các cháu đã chập chững tập bước những bước đi đầu tiên, nhìn các cháu tập đi, cả đơn vị đều vui mừng. Các bác, các cô, các chú tranh nhau bồng bế nâng niu, ai cũng xem các cháu như là ruột thịt của mình vậy, kể cả các thương bệnh binh mới vào điều trị tại Binh trạm. Giữa rừng già Trường Sơn, trong khói lửa đạn bom được nghe tiếng trẻ thơ sao mà thân thương làm vậy. Các cháu đã trở thành những đứa con cưng, là niềm vui chung của cả đơn vị. Nhưng đến đầu năm 1975, cục diện chiến trường thay đổi, Binh trạm 37 đã di chuyển vào sâu hơn, Viện 45 cũng di chuyển, bom đạn càng nhiều. Ta chuẩn bị mở chiến dịch lớn, tình thế khẩn trương không thể cùng mang các cháu đi theo được nữa. Trước tình hình đó Ban chỉ huy Viện điện báo cáo cấp trên xin ý kiên chỉ đạo, cấp trên chỉ thị nếu tình huống khó khăn quá thì trả các cháu cho phía bạn. Thời gian quá gấp, và điều quan trọng hơn các cháu còn quá bé, mới chưa đầy tuổi rưỡi, nếu chăm sóc không khéo thì có thể nguy đến tính mạng các cháu, phải xa các cháu ai cũng thương xót, nhất là hai bà mẹ nuôi, các cô nghẹn ngào nói các cháu đã hai lần mất mẹ, bây giờ lại mất mẹ lần nữa, thương và tội nghiệp các cháu quá, trả về Lào rồi sau này làm sao tìm gặp lại được các cháu. Các cô và chỉ huy đơn vị đã đề nghị chuyển các cháu ra Bắc. Cấp trên nhất trí, nhưng vấn đề là ai bảo lãnh các cháu, ra Bắc rồi giao cho ai. Sau một đêm suy nghĩ, Chính ủy Đỗ Thế Nhung xin nhận cháu Quang làm con nuôi, và bàn với Chủ nhiệm khoa Nội, bác sĩ Lâm Văn Chiến cũng nhận cháu Trung làm con nuôi. Đồng chí Lâm Văn Chiến đồng ý. Chỉ huy đơn vị mừng quá, liền điện báo cáo lên cấp trên, chỉ huy Binh đoàn phấn khởi cho phép điều động ngay một xe ô tô chở hai ông bố nuôi, cùng hai cô y tá, một quân y sĩ đi kèm để chăm sóc và giải quyết mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra trên suốt cả chặng đường dài ra Bắc. Sau mấy ngày đêm vật lộn trên các cung đường, đoàn hộ tống cũng đã về được đến Ninh Bình và Thái Bình, quê hương của hai ông bố nuôi, làm mọi thủ tục giấy tờ, khai sinh lại cho các cháu, bàn giao với hai gia đình và chính quyền địa phương, để lại một ít đường sữa, thuốc men cho các cháu. Sau mấy ngày thăm nhà, thăm người thân, đoàn cán bộ lại lên đường trở lại chiến trường tiếp tục nhiệm vụ. Trong suốt quá trình 37 năm ấy, các cháu luôn được sống trong tình thương yêu chăm sóc của các ông bố, các bà mẹ Việt Nam, sống trong tình thương yêu đùm bọc của các bác, các cô, các chú cựu chiến binh Binh trạm 37, cựu chiến binh Viện 45, Đoàn vận tải Quang Trung - Binh đoàn Trường Sơn, của bà con nhân dân, họ hàng làng xóm. Các cháu ngày một khôn lớn trưởng thành và luôn luôn tự hào về đất nước Việt Nam, tự hào về những người lính Cụ Hồ đã chăm sóc nuôi dạy các cháu, luôn tự răn mình sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu chăm sóc vô bờ ấy. Cách đây mấy năm, qua sự chỉ dẫn của bác Nguyễn Phương Thoan, Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, là nhân chứng lịch sử quê ở Nghệ An, đài truyền hình Việt Nam đã phối hợp với đài Truyền hình quốc gia Lào lập chương trình cầu truyền hình trực tiếp về cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa hai cháu, hai gia đình và các đồng đội, các nhân chứng lịch sử của hai đất nước Việt Lào và đã cho xe chở hai gia đình Quang và Trung cùng một số cựu chiến binh sang Lào để gặp lại gia đình và người thân của hai em mà các em chưa hề một lần biết mặt. Hai em bé Lào, cặp song sinh ngày ấy giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ nay đã là hai người đàn ông trưởng thành có vợ và có con hiện đang sống tại Việt Nam, Tổ quốc thứ hai vô vàn yêu quý của các em. Người anh tên là Quang, làm con nuôi của ông Đỗ Thế Nhung, cựu chiến binh, nguyên Chính ủy Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Thái Bình. Người em tên là Trung, làm con nuôi của ông Lâm Văn Chiến, cựu chiến binh, nguyên Chủ nghiệm khoa Nội, Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Ninh Bình. Câu chuyên cảm động trên là một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, là hình ảnh sinh động trong những hình ảnh sinh động nhất về tình đoàn kết chiến đấu Việt Lào, tình hữu nghị thủy chung son sắt hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa cùng sát cánh bên nhau chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc trước đây cũng như mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Lào trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Tình cảm thiêng liêng và tình hữu nghị keo sơn gắn bó ấy sẽ được giữ gìn, phát huy và nhân lên mãi mãi qua những việc làm tình nghĩa của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ chiến sĩ và nhân dân hai nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxle_huy_cuong_5164.docx