Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đỗ Nam Khánh

Trong khuôn khổ có hạn bài viết này, tôi xin chia sẻ cảm nhận của mình về những việc cần làm để giữ gìn, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích 236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người, mật độ 29,6 người/km2. Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với My-an-ma và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở khách quan, tất yếu.

Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn -Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Xa-van-na-khẹt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình. Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.

 

docx17 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đỗ Nam Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hai Đảng, Nhà nước và nhân dân đã rút ra bài học lịch sử, dó là: Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do hai bên xác lập. Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.  Qua nghiên cứu, chúng ta cũng cần xác định sự cần thiết và xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng: Khi đã khẳng định được bản chất tốt đẹp, ý nghĩa lịch sử của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lào – Việt Nam như nêu ở phần trên. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách thức. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam. Về xác định tư tưởng của chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào: Phải coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng, giữa đào tạo chính quy các bậc học với đào tạo nghề. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước. Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỷ thuật giữa hai nước.Cụ thể trong thời gian đến để giữ vững và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, hai nước cần tập trung thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1/2008 tại Viên Chăn và tiếp tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng cơ bản chiến lược hợp tác của giai đoạn 2010 – 2020: Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.  Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài. Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước. Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước. Một điểm nữa không kém tầm quan trọng, đó là: Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào -Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau. Thay lời kết cho bài viết, tôi xin gửi đến mọi người câu chuyện cảm động về cậu bé Lào dũng cảm chống chọi bệnh ung thư Và Lào Phống - cậu bé Lào dũng cảm chống chọi với căn bệnh ung thư hạ họng xâm lấn miệng thực quản được điều trị tại khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Và Lào Phống những ngày điều trị tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Câu chuyện của Phống không chỉ là chuyện về một bệnh nhân mang trong mình căn bệnh ung thư, mà còn là câu chuyện cảm động về tình người, về lòng nhân ái, trắc ẩn, về sự đùm bọc, đoàn kết của những con người đến từ 2 dân tộc Việt - Lào. Cậu bé Và Lào Phống đến từ huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. Phống sinh ra trong gia đình đông con, nghèo khó. Ở tuổi 15, cậu bé con áp út trong gia đình nông dân Lào - Phống lớn lên khỏe mạnh, rắn rỏi. Đến một ngày, tai họa ập đến khi em phát hiện họng mình đau, đầu nhức dai dẳng, và thực sự có vấn đề về sức khỏe khi cơ thể ngày càng gầy yếu, sụt cân. Rong ruổi tại một số bệnh viện ở Lào, nhưng Phống vẫn không thể phát hiện ra bệnh chính xác để điều trị. Nghe nhiều lời khuyên chuyên môn, Và Lào Phống được gia đình quyết định cho “xuất ngoại” sang Việt Nam để chữa trị. Bố em Phống được những người chăm sóc bệnh nhân tại BVHNĐK Nghệ An giúp đỡ, chia sẻ... và ông đã bật khóc. Ngày Phống được gia đình đưa qua cửa khẩu Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) và bệnh viện đầu tiên tìm đến là xuống Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để khám và chữa bệnh. Bán vội 3 con bò làm hành trang lên đường, ngày 24 tháng 7, bố mẹ đưa Phống tới đây khám. Qua thăm khám, giải phẫu bệnh cẩn thận, các bác sĩ đã phát hiện ra căn bệnh khiến Phống đau ốm lâu nay. Tin buồn như sét đánh ngang tai: Phống bị căn bệnh ung thư hạ họng xâm lấn miệng thực quản. Do gia đình ở vùng sâu, vùng xa của Lào, thiếu thốn thông tin và cơ sở khám bệnh kỹ thuật cao nên khi phát hiện bệnh đã muộn, từ đó dẫn tới khó khăn cho điều trị. Bác sỹ khuyên gia đình nên cho Phống chuyển tuyến trên, tới bệnh viện chuyên ngành ung thư để được tiến hành xạ trị, hóa trị. Tuy nhiên số tiền mang theo để chữa bệnh và chi trả sinh hoạt phí cho em đã cạn kiệt. Để bám trụ lại bệnh viện những ngày qua là sự cố gắng rất lớn từ gia đình em và những tấm lòng nhân ái xung quanh. Vấn đề chuyển tuyến điều trị tiếp là điều không thể. Qua quan sát và nhờ được người phiên dịch, hoàn cảnh khó khăn của Phống đã được các y, bác sỹ và bệnh nhân - người nhà bệnh nhân khoa Tai - Mũi - Họng nắm bắt và kêu gọi hỗ trợ kịp thời trong thời gian tại bệnh viện. Ảnh: Ban trợ giúp xã hội của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chia sẻ thêm gia đình Phống. Mỗi ngày Phống được Ban trợ giúp xã hội Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An hỗ trợ các suất cháo đầy đủ dinh dưỡng ăn qua sonde để cố gắng duy trì sự sống. Còn bố mẹ em được chính những người cùng chung cảnh ngộ chăm bệnh đùm bọc, sẻ chia. Và mỗi lần được những người Việt Nam gửi chút quà, bố Phống lại bật khóc vì cảm động. “Cảm ơn” có lẽ là từ Tiếng Việt duy nhất ông (bố Phống) học được trong những ngày chăm con nơi đây. Đi kèm đó luôn là câu tiếng Lào “Người Việt tốt quá!”. Và chuyến xe miễn phí đưa cả gia đình Phống về nước bạn Lào. Các y, bác sỹ của khoa, mỗi người một ít góp được cho em số tiền gần 2,5 triệu để trao cho bố mẹ lo cho em dọc đường. Và cả cán bộ Ban trợ giúp xã hội Bệnh viện Hữu nghị đa khoa lên thăm, quyết định hỗ trợ 1 chuyến xe cấp cứu cùng cán bộ y tế hộ tống, để đưa em trở về Lào an toàn, trị giá gần 5 triệu đồng nữa. Với người dân Lào sang điều trị, việc chi trả viện phí 100% sẽ vô cùng khó khăn và nặng nề cho gia đình thuần nông nghiệp như gia đình em. Dẫu biết là rất khó, nhưng bao người đã từng gặp và thương em vẫn thầm ước như vậy. Tình thương của những người từng không quen biết, nhưng chỉ sau mấy ngày nằm viện mà đã đậm đà, sâu nặng như bao đời nay 2 dân tộc Việt - Lào dành trọn cho nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_nam_khanh_268.docx