Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tôi xin trình bày tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia Đông Nam Á trong bán đảo Đông Dương có chung đường biên giới dài 2069 km về phía Tây, được Việt Nam ôm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam cũng thật trùng hợp tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở thực tiễn quan trọng.

Với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.

 

docx14 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang phát triển. Trước xu thế đó, các nhà lãnh đạo ASEAN càng nhận thức rõ hơn tính bức thiết trong việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong nội khối cũng như ngoài khu vực. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách coi trọng và không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đó là di sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Việc đưa quan hệ Việt Nam - Lào lên tầm cao mới sẽ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.  Trên tinh thần đó, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động đối ngoại của mình đã chọn Lào là quốc gia đầu tiên trong chuyến thăm chính thức của mình trên cương vị Tổng Bí thư. Sau khi được bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choummaly Sayasone đã chọn Việt Nam trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của mình. Những hoạt động đó là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước và là bằng chứng hai Đảng, hai nhà nước và hai dân tộc luôn ưu tiên và coi trọng, quan tâm và chăm sóc để mối quan hệ Việt - Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” Tuyên bố chung về kết quả cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone đã khẳng định:  Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.  Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi một số biện pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong đó đặc biệt chú ý việc Chính phủ hai nước cần tích cực chỉ đạo các Bộ, Ngành,địa phương triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược hợp tác 10 năm 2011 - 2020;  Tăng cường quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương của hai nước, nhất là các địa phương có chung biên giới; sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ và bộ phận thường trực Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.  Tiếp tục đi sâu trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức về công trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.  Chủ động chuẩn bị kỹ, trao đổi thống nhất và phối hợp chặt chẽ về nội dung, chương trình hoạt động của “Năm đoàn kết hữu nghị 2012” trong đó có việc Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thăm chính thức lẫn nhau để cùng tổ chức “Năm đoàn kết hữu nghị 2012,” thành công rực rỡ, tổ chức khởi công hoặc khánh thành một số công trình trọng điểm tạo dấu ấn về quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào  Cần có sự phối hợp và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc thực hiện chiến lược phát triển; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... dù trong hoàn cảnh nào hai Đảng và nhân dân hai nước cũng làm hết sức mình để giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, truyền mãi cho các thế hệ mai sau; không ngừng phát triển quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.  Phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2012) và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977 -2012). Phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi thoả thuận chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2011 - 2020, Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 - 2015 và Hiệp định hợp tác năm 2011; tập trung hợp tác xây dựng một số công trình kinh tế có vai trò kết nối nền kinh tế hai nước và kết nối với khu vực và thế giới.  Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hai Đảng luôn duy trì, giữ vững và giúp đỡ lẫn nhau một cách chí tình và vô tư, trong sáng để cùng phát triển, đồng thời giữ vững các mục tiêu cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.  Thay lời kết, tôi xin kể câu chuyện về cặp song sinh tên bằng tiếng Việt ở Lào.  Có chiều dài hơn 172km đường biên giới gắn kết 2 tỉnh Quảng Nam và Xê-kông, trong nhiều năm qua,  phát huy truyền thống kết nghĩa từ lâu đời, tỉnh Quảng Nam luôn có nhiều hoạt động giúp đỡ tỉnh Xê-kông trong công tác hỗ trợ phát triển kinh tế, cùng nhau bảo vệ bình yên trên toàn tuyến biên giới và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Một buổi sáng tháng 10 năm 2012, tại thị trấn Thành Mỹ, Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam diễn ra một sự kiện khá đặc biệt, hai trẻ song sinh của một cặp vợ chồng đến từ nước bạn Lào đã được các y bác sỹ đỡ đẻ thành công trong một ca sinh khó. Tại làng Đăk Tà OỌc Nọi, huyện Đăk Chưng, tỉnh Xê-kông, theo thời gian, hai đứa trẻ có cái tên thuần Việt “Thành” và “Mỹ” đã lớn lên - như một bằng chứng sống và là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Lào được xây dựng từ bao đời nay. Anh Xen Na Vông Kẹo Khăm Xe, kể lại: Khi vợ tôi sinh con tại Thành Mỹ-Nam Giang-Quảng Nam, tôi rất vui mừng, hạnh phúc, nhất là sự tận tâm chu đáo của các bác sĩ Việt Nam. Tôi nghĩ nếu không có các bác sĩ thì vợ tôi không thể sinh con mạnh khỏe. Để thể hiện lòng biết ơn đó, vợ chồng tôi  quyết định đặt tên con trai là Thành, con gái là Mỹ, để biết ơn các bác sĩ, ghi nhớ vùng đất mà con chúng tôi ra đời. Đã hơn 25 năm trong nghề chữa bệnh cứu người, song với bác sĩ Tơ Ngol Vui - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, chưa bao giờ ông có thể quên được hình ảnh vui mừng, ánh mắt đầy biết ơn của đôi vợ chồng người Lào với những bác sĩ Việt Nam. Năm đó, chính bác sĩ Vui là người đã đỡ  đẻ thành công hai đứa con của đôi vợ chồng người Lào tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, đây thật sự là niềm hạnh phúc.  Ông Tơ Ngol Vui, cho biết: Tiếp nhận và tiếp đón những bệnh nhân ở nước bạn Lào qua đây điều trị, trong đó có nhiều ca cấp cứu như mổ ruột thừa viêm. Sau khi phẫu thuật xong họ rất quý, rất tin tưởng bác sĩ Việt Nam, đặc biệt là trung tâm y tế Nam Giang, từ đó tăng cường thêm mối quan hệ đoàn kết giữa hai nhân dân, hai Đảng, hai Nhà nước giữa biên giới này Bây giờ thì người dân huyện Đăk Chưng sẽ không cần phải sang Việt Nam, hay phải vượt hàng trăm km để về đến bệnh viện tỉnh Xê-kông như trước nữa khi công trình Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 100% kinh phí, với hơn 3,5 tỷ đồng để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các bộ tộc Lào. Đặc biệt, Quảng Nam còn nhận đào tạo dài hạn các y, bác sĩ cho huyện bạn. Y tá Kế Lạ Khăm là một trường hợp như thế. Năm 2009, Kế Lạ Khăm được về học chuyên môn tại trường cao đẳng y tế Quảng Nam. 3 năm học, Kế Lạ Khăm hoàn thành xuất sắc khóa học và giờ đây những kiến thức đó đã và đang được em áp dụng để chữa bệnh cứu người tại huyện Đăk Chưng. Y tá Kế Lạ Khăm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, Xê-kông, Lào cho biết: Nếu không có bạn bè Việt Nam giúp đỡ thì em không học được. Giờ về công tác ở đây, em đem hết kiến thức đã học để khám chữa bệnh cho bà con Lào, khi có bệnh nhân người Việt Nam em cũng giúp đỡ hết mình. Em mong muốn sau này được học đại học, thạc sĩ ở Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, trước những thời cơ và thách thức đối với cả hai nước Việt Nam - Lào, hơn bao giờ hết, những hoạt động nghĩa tình trên lại càng cần phải tăng cường và phát huy hơn nữa. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdang_quang_trung_5242.docx
Tài liệu liên quan