Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam

Quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết

đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan

hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như hai

Nhà nước coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của

nhau. Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết

hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng

chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ

đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền

tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào

được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ

cách mạng người Việt Nam và Lào.

Nhìn lại những chặng đường cách mạng đã qua, càng phấn khởi và tự hào

bao nhiêu về những thắng lợi huy hoàng của nhân dân hai nước trong sự nghiệp

giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta càng phấn khởi và tự

hảo bấy nhiêu về mối quan hệ Việt Lào, một mối quan hệ đặc biệt, bắt nguồn từ

truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc anh em, được hai Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Minh kính mến dày công xây dựng, vun đắp, và trở thành tình cảm cao đẹp trong

lòng dân hai nước:

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt, Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long

Có ai đếm được bao nhiêu ngọn núi, khúc sông, bao nhiêu đỉnh đèo, con suối

mà các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã vượt qua? Và làm sao đo được chiều sâu

của nghĩa tình giữa hai dân tộc chúng ta trong cuộc trường chinh hơn ba mươi năm

đằng đẵng? Trái tim của những bà mẹ Việt và Lào đã đập cùng một nhịp khi hàng

triệu tấn bom Mỹ giội xuống núi rừng và đồng ruộng hai nước, khi những đứa con

thân yêu của mình cùng chiến đấu bên nhau và cùng ngã xuống trên một chiến hào!Từng tấc đất, ngọn cây của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ mãi mãi thấm sâu tình

nghĩa son sắt cao cả Việt - Lào

pdf13 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI ---------- BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM-LÀO, LÀO-VIỆT NAM Họ tên: Nguyễn Thị Bích Thủy Ngày sinh: 06-01-1977 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Nghề nghiệp: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Khương Mai - Thanh Xuân - Hà Nội Nơi thường trú: Tổ 8 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Email: thuykm1977@gmail.com Điện thoại: 0982090018 Tháng 6 năm 2017 Chủ đề Cần làm gì để giữ gìn, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Lào Quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như hai Nhà nước coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau. Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Nhìn lại những chặng đường cách mạng đã qua, càng phấn khởi và tự hào bao nhiêu về những thắng lợi huy hoàng của nhân dân hai nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta càng phấn khởi và tự hảo bấy nhiêu về mối quan hệ Việt Lào, một mối quan hệ đặc biệt, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc anh em, được hai Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến dày công xây dựng, vun đắp, và trở thành tình cảm cao đẹp trong lòng dân hai nước: Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt, Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long Có ai đếm được bao nhiêu ngọn núi, khúc sông, bao nhiêu đỉnh đèo, con suối mà các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã vượt qua? Và làm sao đo được chiều sâu của nghĩa tình giữa hai dân tộc chúng ta trong cuộc trường chinh hơn ba mươi năm đằng đẵng? Trái tim của những bà mẹ Việt và Lào đã đập cùng một nhịp khi hàng triệu tấn bom Mỹ giội xuống núi rừng và đồng ruộng hai nước, khi những đứa con thân yêu của mình cùng chiến đấu bên nhau và cùng ngã xuống trên một chiến hào! Từng tấc đất, ngọn cây của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ mãi mãi thấm sâu tình nghĩa son sắt cao cả Việt - Lào. Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đời đời là niềm tự hào của hai dân tộc chúng ta. Nhân dân Việt Nam rất thấm thía lời nói chí tình của đồng chí Tổng Bí thư và Thủ tướng Cayxỏn Phômvihản kính mến, người chiến sĩ kiên cường của cách mạng Lào, nhà lãnh đạo xuất sắc của nhân dân Lào, người bạn chí tình và thắm thiết của nhân dân Việt Nam: "Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy. Hơn ba mươi năm đã qua mà vẫn trong sáng như xưa... Đó là một thực tế khách quan, một quy luật của sự phát triển của cách mạng hai nước chúng ta". Được xây đắp trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đã tạo nên một sức mạnh kỳ diệu về tinh thần và vật chất, giúp nhân dân hai nước luôn luôn nhận rõ kẻ thù, nhìn thấu những âm mưu thâm độc của chúng, lướt qua mọi nguy hiểm, nhấn chìm mọi thế lực phản động, đưa hai dân tộc đến bến vinh quang. Ngày nay, hai nước chúng ta đều hoàn toàn độc lập, tự do, hai đảng chúng ta đều nắm chính quyền, nhân dân hai nước đều cùng một mục tiêu phấn đấu, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện đó, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào càng có những cơ sở vững chắc để không ngừng được củng cố và tăng cường, và nhất định sẽ nhân lên gấp bội sức mạnh của nhân dân mỗi nước trong sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên Tổ quốc của mình. Tiếp tục giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của mình, đồng thời tôn trọng đường lối độc lập, tự chủ của bạn, nhân dân Việt Nam quyết cùng nhân dân Lào anh em ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và lòng tin cậy lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ nhau về mọi mặt, làm cho hai nước vốn đã gắn bó với nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, vì phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân mỗi nước. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, và đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam, chúng ta luôn trân trọng trước sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ vô cùng quý báu và có hiệu quả rất to lớn mà Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Mặt trận Lào yêu nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em đã dành cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Những thành tựu của các bạn Lào trong giai đoạn mới của cách mạng là một nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù đi địch nhằm chia rẽ, làm rạn nứt mối quan hệ hưu nghị Việt Lào, chúng ta cần phải phát huy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị và nhân dân hai nước trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm quý báu được đúc rút trong lịch sử và tăng cường đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đang tích cực phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước và kết quả của Kỳ họp lần thứ 37 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào (Hà Nội, 01/2015); phối hợp tổ chức thành công Hội thảo lý luận lần 2 giữa hai Đảng (Viêng Chăn, 4/2014); và đang chuẩn bị cho Hội thảo lý luận lần 3 trong năm 2015; tổ chức họp thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao (tháng 12/2014). Từ đầu năm 2015 đến nay, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp trong đó nổi bật là: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm làm việc tại Lào (từ ngày 23-25/3/2015); Chủ tịch Quốc hội Lào Pa-ny Ya-tho-tu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 28/3-04/4/2015) nhân dịp dự IPU 132; Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào Bun-nhăng Vo-la-chít sang dự Lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Việc giữ gìn và phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào cần được thực hiện một cách toàn diện trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại: Đây là lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam. Do vậy, hai bên phải thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, thông báo cho nhau biết tình hình phát triển của mỗi nước và cùng nhau trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ đặc biệt cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực hai nước quan tâm, từ đó nâng tầm mối quan hệ Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Trên thực tế, quan hệ chính trị, đối ngoại Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố vững chắc. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, đặc biệt sau khi cả hai nước vừa tiến hành xong Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội của mỗi nước. Hai nước đều đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012 và đang tích cực phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm với nội dung phong phú và thiết thực. Các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam với Lào cần tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Hai bên khẳng định quyết tâm trước sau như một tăng cường, củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, định kỳ trao đổi cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước, phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế. Triển khai các hoạt động kỷ niệm quan hệ hữu nghị Việt –Lào với nội dung phong phú và thiết thực. Hai bên trao đổi đoàn các cấp; mít tinh tại thủ đô hai nước, tại các thành phố lớn. Tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào. Tổ chức Giao lưu gặp gỡ giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước. Tổ chức các hội nghị hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực hợp tác. Cuộc họp tham khảo chính trị Việt -Lào lần thứ 2 - Theo Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam Ngoài ra, hàng năm, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới kết nghĩa có thể cử nhiều đoàn đại biểu Đảng, chính quyền, đoàn thể và các ngành, các cấpduy trì các hoạt động đối ngoại chính thức, hoặc trao đổi kinh nghiệm, thống nhất quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau trên các lĩnh vực. Công tác đối ngoại nhân dân cần được chú trọng nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Cùng vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt thêm bền chặt. Đặc biệt, hai bên cần luôn quan tâm và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên đựợc tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi, để giữ gìn, bảo vệ và phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, coi đó là quy luật tồn tại, phát triển của hai nước. Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên cũng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Đồng thời phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế. Phải tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phản động, việc tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình cách mạng mới là việc làm tiên quyết để gìn giữ và phát huy tình cảm hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Bộ Quốc phòng hai nước tiếp tục tiến hành trao đổi các đoàn thăm viếng lẫn nhau hàng năm; hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin. Việt Nam tiếp tục giúp Lào đào tạo cán bộ sĩ quan chỉ huy các cấp theo thoả thuận cụ thể hàng năm giữa hai Chính phủ. Hai bên Việt –Lào tiếp tục khẳng định hợp tác xây dựng đường biên giới hai nước là đường biên giới hoà bình và hữu nghị. Đoàn công tác đặc biệt của hai nước tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, qui tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào. Thường xuyên trao đổi tình hình thế giới và khu vực thời gian gần đây; khẳng định kết quả hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng trong năm qua và nhấn mạnh một số lĩnh vực cần tiếp tục tăng cường hợp tác như: đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng, hợp tác bảo vệ an ninh-trật tự biên giới. Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tiếp Thứ trưởng Bộ QP Phan Văn Giang. Ảnh: Vietnamplus Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Trung tướng Phan Văn Giang trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng và việc chọn Lào là nước đầu tiên đến thăm thể hiện sự coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân và Quân đội hai nước Việt Nam-Lào. Phía Lào đánh giá cao chuyến thăm của đoàn, khẳng định chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh năm nay hai nước kỷ niệm 40 năm ngày ký “Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác” và kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên cơ sở các thoả thuận cấp cao hai nước, hai Bộ Tổng Tham mưu sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp, triển khai đầy đủ và hiệu quả các nội dung hợp tác với mục tiêu củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân và Quân đội hai nước, đảm bảo vững chắc ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch. Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Chiến lược quốc phòng/Bộ QPVN với Cục Khoa học- Lịch sử quân sự/Bộ QP Lào - Ảnh: Vietnamplus Phải đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển cách mạng hai nước và mối quan hệ Việt Nam-Lào ở cả hiện tại và tương lai. Trên tinh thần đó, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào cần đẩy mạnh hợp tác, thông qua các Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật hàng năm và từng giai đoạn, tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện sẽ tác động tương hỗ cho các mối quan hệ hợp tác khác giữa hai nước. Hai bên tiếp tục dành ưu đãi thuế quan cho doanh nghiệp hai nước; nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước cho phép mở rộng Danh mục hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan giảm thuế 50% và 0% cho các năm tiếp theo; nghiên cứu lập Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020; nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hai nhà nước tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng doanh nghiệp Lào hợp tác thương mại, thúc đẩy kim ngạch song phương. Đảm bảo nguồn đầu tư của Việt Nam vào Lào không ngừng tăng lên, chiếm vị trí quan trọng trong số các quốc gia đầu tư vào Lào, nhiều dự án được triển khai theo kế hoạch, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội Lào. Phương thức hợp tác chủ yếu là phối hợp hoạt động chuyên môn, phần lớn là Việt Nam sẽ vẫn giúp Lào về cơ sở vật chất, giúp Lào đào tạo chuyên gia về các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật như âm nhạc, múa, xiếc, hội hoạ, thư viện, xuất bản, điện ảnh, phát thanh - truyền hình; tổ chức nhiều hoạt động lớn như sản xuất phim, tổ chức tuần văn hóa Việt Nam tại Lào và Tuần văn hóa Lào tại Việt Nam; xây dựng Khu không gian Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa quốc gia Lào ở thủ đô Viêng Chăn; Phát hành và phổ biến bộ đĩa DVD “Những bài ca Hữu nghị Việt - Lào” gồm những ca khúc của các nhạc sĩ hai nước sáng tác qua các thời kỳ. Hai bên thống nhất tăng thời gian phát thí điểm phụ đề tiếng Lào trong các chương trình chuyển tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam tại Lào, tiếp tục phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch của mỗi nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin Văn hóa Lào thường xuyên giao lưu, trao đổi và ký kết hợp tác trong khuôn khổ cấp Bộ. Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho Lào về khoa học - kỹ thuật. Các trường văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã và đang tiếp nhận cán bộ, sinh viên Lào sang học tập, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; xây dựng phòng đọc Việt Nam tại Thư viện quốc gia Lào. Duy trì việc hợp tác tổ chức chương trình nghệ thuật biểu diễn hằng năm nhân dịp Quốc khánh của mỗi nước trước đây sẽ được thay bằng hình thức phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào và Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam, luân phiên 2 năm một lần. Hai bên thường xuyên tạo điều kiện cho các đơn vị thuộc cấp bộ mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh khu vực dọc biên giới Việt Nam - Lào; hợp tác tổ chức thành công những hoạt động nghệ thuật kỷ niệm Quốc khánh hai nước có hiệu quả. Phối hợp nghiên cứu về lĩnh vực lịch sử, địa lý, Việt Nam tổ chức biên soạn lịch sử của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Theo Tạp chí của ban Tuyên giáo Trung ương Việc thắt chặt hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trao đổi giữa các đoàn nghệ thuật, thể thao sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác, giao lưu ở lĩnh vực văn hóa ngày càng phát triển, tình hữu nghị giữa hai nước không ngừng được tăng cường, sự hợp tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, đưa mối quan hệ Việt Nam - Lào phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước./. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Việt Nam – Lào về giáo dục, đào tạo Đây là lĩnh vực được hai Đảng, hai Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, là lĩnh vực hợp tác chiến lược và là một biểu hiện đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị, gắn bó lâu đời cho nên luôn luôn được ưu tiên hàng đầu. Lĩnh vực này cũng được đánh giá là hợp tác thành công nhất, đã tạo nguồn nhân lực rất quan trọng cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. Đảng và Nhà nước Lào đánh giá rất cao sự giúp đỡ từ phía Việt Nam. Để thúc đẩy hoạt động hợp tác này Việt Nam tiếp tục giúp đỡ Lào về kinh phí đào tạo cán bộ, kết hợp nhiều hình thức đào tạo mới. Chủ yếu là kết hợp hình thức đào tạo dài hạn, chính quy với bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn ở nhiều lĩnh vực; kết hợp giữa việc cử chuyên gia sang đào tạo tại chỗ cho Lào với việc mở rộng hình thức đào tạo tại chức cho cán bộ Lào tại Việt Nam. Nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên; tăng cường chất lượng đào tạo, có định hướng thích hợp bằng việc xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với sử dụng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, chuyên gia chuyên sâu cho nhiều ngành; trao đổi học viên, sinh viên thực tập, nghiên cứu sinh dưới hình thức ngắn hạn, dài hạn Việt Nam, Lào kí Nghị định thư về hợp tác GD&ĐT giai đoạn 2017-2022 Theo Báo Giáo dục và Thời đại Ngoài ra, hằng năm, Việt Nam tiếp tục đưa chuyên gia về giáo dục sang giúp Lào biên soạn giáo trình giảng dạy, đào tạo các hệ tại chỗ; tài trợ về tài liệu, sách vở; xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Trường Trung cấp dạy nghề, Trường Năng khiếu và dự bị đại học góp phần đào tạo và nâng cao trình độ văn hóa cho con em các bộ tộc vùng sâu, vùng xa của Lào. Hai nước đã ký kết và triển khai Ðề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Năm 2011, Chính phủ Việt Nam dành 695 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; Chính phủ Lào dành 40 suất học bổng đào tạo chính quy dài hạn tập trung cho cán bộ, học sinh Việt Nam. Hai ngành giáo dục Việt - Lào đã phối hợp tổ chức tuyển chọn học sinh Việt Nam và Lào sang học tập tại mỗi nước, theo tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Hợp tác về giáo dục có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Lào đồng thời đây cũng là nhân tố vô cùng ý nghĩa trong việc vun đắp và thắt chặt tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào. Phải thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa các địa phương và nhân dân hai nước. Quan hệ giữa các địa phương và nhân dân hai nước không chỉ diễn ra ở các tỉnh có chung đường biên giới mà cần được đẩy mạnh thông qua sự kết nghĩa giữa các tỉnh. Đặc biệt, thông qua Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam và qua các Chi hội Hữu nghị ở các tỉnh, quan hệ giữa nhân dân hai nước phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đi cùng với đó, phải tích cực truyên truyền, giáo dục để nhân dân hai nước hiểu rõ về lịch sử mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trước mắt là tuyên truyền, cổ vũ nhân dân hai nước tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam do Bộ Chính trị của hai Đảng đã thống nhất phát động. Hợp tác giữa các địa phương hai nước cần được chú trọng thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác gắn bó, đảm bảo an ninh trật tự vùng biên, ổn định và phát triển. Hợp tác giữa các địa phương và các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Viêng chăn, Chăm-pa-xắc, Khăm-muộn cần tiếp tục mở rộng và phát triển, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của các địa phương và khai thác được tiềm năng và thế mạnh sẵn có về đất đai và nguồn tài nguyên, nhân lực của mỗi bên. Trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước, hai nước tiếp tục khẳng định quyết tâm phấn đấu duy trì và nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt-Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.Trong năm 2017, hai bên thống nhất tập trung thực hiện tốt chỉ đạo của hai Bộ Chính trị, thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại - an ninh quốc phòng, đầu tư, thương mại, đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, hợp tác quản lý sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên..., cùng quyết tâm tổ chức tốt “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017”, kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, hai nước ủng hộ, hợp tác tốt tại các tổ chức, diễn dàn quốc tế và khu vực. Nói tóm lại quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống lên quan hệ đặc biệt có sức mạnh vĩ đại, đưa tới nhiều thắng lợi lịch sử của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược và tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới đưa hai nước cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân, dân hai nước do thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà vượt qua mọi gian nguy để giành nhiều thắng lợi, kết thúc vẻ vang các chặng đường cách mạng và đang vươn tới những thắng lợi mới. Mục tiêu phấn đấu của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam bao quát những nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân Việt Nam, Lào, là đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia. Trong gần một thế kỷ qua, họ chung sức, chung lòng, vừa xây dựng lực lượng, vừa anh dũng, sáng tạo, giữ vững mục tiêu cách mạng, đánh thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh mà không tính thiệt hơn, chỉ dành cho nhau sự quý mến, trân trọng và biết ơn sâu nặng.Truyền thống tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy trên trận tuyến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trên con đường đổi mới của hai nước. Chính vì lẽ đó, xây dựng, bảo vệ và phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam là sự nghiệp của toàn thể nhân dân Việt Nam, Lào. Tất cả nhân tố trên đều lắng đọng, kết tinh và qua kiểm nghiệm trên nhiều bước đường gian khó, hiểm nghèo đã biến quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thành giá trị văn hoá nhân văn trường tồn và phát triển cùng thời gian.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_du_thi_tim_hieu_lich_su_quan_he_dac_biet_viet_nam_lao_lao_viet_nam_1_7951.pdf