Xưa nay chữ Hán có hai cách viết là chữ giản thể và chữ phồn thể. Kể từ khi ra đời trên chất liệu mai rùa,
xương thú thời đại Thương - Chu, chữ Hán đã thực hiện chức năng ghi lại tiếng nói của người Trung Hoa
bằng tự thể khối vuông. Trải qua gần bốn ngàn năm tồn tại, chữ Hán không ngừng thay đổi tự dạng từ
Giáp cốt văn đến Kim văn Triện thư Lệ thư Khải thư Hành thư Thảo thư. Cuộc cải cách chữ Hán cũng
từng diễn ra với các trào lưu giản hóa chữ Hán từ phồn thể sang giản thể, hoặc thêm nét để chữ giản thể
trở thành chữ phồn thể với m c đích thống nhất tự thể chữ Hán nhằm phổ cập giáo d c, bồi dưỡng nhân
tài và ổn định chữ viết. Cuộc vận động giản hóa chữ Hán đầu tiên từ thời Thái Bình Thiên Quốc (1851-
1864) đến sự ra đời Tổng biểu chữ giản hóa năm 1986 của Ủy ban Công tác Ngôn ngữ Văn tự Quốc gia
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa diễn ra, chữ Hán đi vào ổn định về phương diện hình thể và
phạm vi ứng d ng.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu chữ Hán giản thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hán
phồn thể vẫn giữ vai trò như thứ văn tự hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam.
7. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHỮ GIẢN THỂ
Thứ nhất, tuyệt đại đa số những học giả của cuộc vận động Ngũ tứ đều quan niệm rằng, chữ Hán phồn thể
gây trở ngại cho sự tiến bộ của đất nước. Vì bấy giờ, tầng lớp bình dân kh ng có cơ hội tiếp nhận giáo
d c hơn nửa dân chúng lâm nạn mù chữ, việc truyền bá tri thức hoặc thông tin tiến bộ toàn cầu gặp nhiều
khó khăn nên Trung uốc lạc hậu hơn so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu giản hóa chữ viết
lúc bấy giờ quả thực mang tính cấp thiết nhưng xét cho cùng đây chỉ là phương thức giải quyết phần
ngọn, mà phổ cập giáo d c cho toàn dân mới là phương thức giải quyết rốt ráo nhất. Nếu cho rằng, chữ
Hán phồn thể gây trở ngại cho sự phát triển đất nước thì tại sao những khu vực sử d ng chữ Hán phồn thể
như Hồng K ng Đài Loan, Singapore vẫn giàu mạnh trình độ người biết chữ vẫn chiếm số lượng lớn hơn
rất nhiều so với Trung Quốc Đại l c. Từ thực tế này có thể thấy, chữ Hán phồn thể không phải là nguyên
nhân chính làm cản trở sự tiến bộ quốc gia.
Thứ hai, xét về giá trị thẩm mỹ, kết cấu tổng thể của chữ Hán phồn thể vẫn mang tính mỹ quan hơn so với
chữ giản thể. Chữ giản thể sẽ dễ viết hơn viết nhanh hơn so với chữ phồn thể và được xem như văn tự
dùng để giao tiếp khi đã quen mặt chữ nhưng khi người ta nhìn vào chữ phồn thể, họ sẽ nhận chân ngay
được nghĩa nằm trên từng bộ phận của mặt chữ, vì mỗi chữ Hán phồn thể chứa đựng nhiều triết lý nhân
sinh và vũ tr sâu sắc. Chẳng hạn, khi nhìn vào chữ Hán có bộ ―言ng n‖ người ta sẽ biết được chữ đó có
liên quan đến nghĩa nói năng luận thuyết; bộ ―thảo艸,艹‖ có liên quan đến loài thực vật, cỏ cây; bộ
―thủy氵‖ có liên quan đến s ng nước... Cá nhân tôi rất tán thành việc sử d ng chữ Hán cổ, mặc dù vẫn
biết có một số chữ giản thể có thể thay thế chữ phồn thể như从tùng (hai người đi theo), 众chúng (nhiều
người), 网võng (lưới)... mà người ta nhìn vào sẽ đoán được nghĩa của chúng.
Thứ ba, có một số chữ vẫn chưa giản hóa. Nguyên tắc giản hóa văn tự của Đại l c là theo lệ thường để
viết cho tiện, có nhiều chữ không có chữ giản thể nên kh ng được phép giản hóa như các chữ繁 phồn, 藏
tàng/tạng, 壤 nhưỡng, 廈 hạ, 寡 quả, 舞 vũ, 瘦 sấu, 攀 phan...15 Nếu kh ng được đào tạo thì hơn một nửa
số người mù chữ kia sẽ không nhận biết được những chữ này. Vì vậy nâng cao trình độ biết đọc biết viết
cần phải dựa vào việc giáo d c và đào tạo dân trí.
Thứ ư, việc giản hóa chữ viết sẽ dẫn đến sự đứt gãy về văn hóa. Cuộc vận động giản hóa chữ viết từ phồn
thể sang giản thể tương tự với cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại trước đó tức sẽ tạo nên sự đứt gãy
về văn hóa. Trong quá khứ, cuộc vận động sử d ng văn bạch thoại khiến cho rất nhiều người Trung Quốc
thế hệ sau này không hiểu được cổ văn và nhiều người cũng kh ng đọc được chữ phồn thể. Nhiều người
Trung Quốc gặp trở ngại trong vấn đề đọc chữ phồn thể đặc biệt là kinh điển cổ hoặc các bức thư họa của
các danh gia quá khứ.
Thức ăn tinh thần giúp nhân loại thăng hoa là lĩnh vực văn hóa trong đó văn tự giữ vai trò quan trọng.
Nếu một quốc gia muốn tồn tại lâu dài, không bị vong bản thì cần phải dựa vào việc phát huy vốn văn hóa
truyền thống, nâng cao tinh thần ý thức dân tộc. Vì gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống sẽ giúp cho dân tộc
này khác với dân tộc khác. Sở dĩ Trung uốc có bề dày lịch sử ngót 5000 năm kh ng mất là vì họ giữ
15 Trần Sĩ Kh i Thám cứu Trung uốc văn tự giản hóa vấn đề luận văn tập Trung Hoa Dân quốc thương v ủy viên
hội 1997 tr.4 (陳士魁,《探究中國文字簡化問題論文集》, 中華民國僑務委員會, 1997, 頁4)
1231
được nền tảng văn hóa truyền thống mà văn tự là một trong những tiêu chí quan trọng của việc bảo lưu
những giá trị văn hóa ấy. Việc giản hóa chữ Hán sẽ dẫn đến nhược điểm là ngày càng nhiều người không
hiểu biết văn hiến cổ đại, khiến cho nguy cơ đứt gãy văn hóa dần dần hiện rõ.
8. KẾT LUẬN
Nội dung cải cách chữ Hán bao gồm hai nghĩa là giảm bớt nét bút trong chữ Hán và giảm bớt số lượng
chữ Hán sử d ng. Ý nghĩa thứ nhất là biến những chữ mang nhiều nét phức tạp thành những chữ ít nét
hơn; nghĩa thứ hai là chỉ một chữ Hán vốn dĩ có nhiều cách viết, gồm chính thể, t c thể, dị thể sau khi
giản hóa chỉ chọn lựa một cách viết lấy đó làm chính thể, những cách viết còn lại đều bị bãi bỏ. Chữ Hán
bị giản hóa gọi là chữ giản hóa. Từ sớm, trong Giáp cốt văn và Kim văn đã xuất hiện chữ giản hóa. Nghĩa
là, công tác giản hóa chữ Hán và chữ giản hóa bắt đầu có mặt từ thời đại Ân Thương (1600 tr.TL - 1046
tr.TL). Từ đó về sau, trải qua từng triều đại khác nhau người Trung Hoa đều thực thi giản hóa chữ Hán và
từng thời đại đều có sử d ng thể chữ riêng. Chẳng hạn, chữ Tiểu triện được sử d ng trong thời gian từ thời
L c quốc
16
đến sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa (475tr.TL-221tr.TL). Đối với văn tự L c quốc mà
nói thì chữ Tiểu triện chính là chữ quy phạm, chữ giản hóa. Về sau, từ Tiểu triện đến Lệ thư từ Lệ thư đến
Khải thư mỗi lần thay đổi lối viết là một lần thực hiện công việc giản hóa chữ Hán. Sau khi Khải thư định
hình, còn có việc thẩm định về chính thể, t c thể, ngoa thể đối với thể chữ này.
Công việc giản hóa chữ Hán như chữ viết Trung Quốc Đại l c ngày nay đang sử d ng diễn ra vào giữa thế
kỷ XX. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) nhà nước Trung Hoa thành lập Ủy ban
Nghiên cứu cải cách văn tự Trung Quốc và Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc. Năm 1956 c ng bố
―Phương án giản hóa chữ Hán‖. Năm 1964 Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc biên tập và xuất bản
―Tổng biểu chữ giản hóa‖. Năm 1986 Ủy ban công tác Ngôn ngữ văn tự Quốc gia công bố lại bảng mới
về ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ đồng thời bãi bỏ bản dự thảo ―Phương án giản hóa lần thứ hai‖ được công
bố năm 1977. Chữ giản hóa được trình bày trong ―Tổng biểu chữ giản hóa‖ năm 1986 được coi là chính
thể của chữ Hán cho phép lưu hành.
17
Nhìn chung, tất cả sự vật hiện tượng tồn tại đều vận động và phát triển không ngừng, chữ Hán cũng kh ng
ngoại lệ. Từ khi chữ Hán xuất hiện đến nay, luôn luôn tồn tại hai cuộc vận động mang tính đối lập: phồn
hóa và giản hóa. Trong đó giản hóa văn tự chiếm ưu thế và cũng là xu thế chung của sự phát triển chữ
Hán. Trong giai đoạn bách thiết giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, nhằm xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo d c
nên việc giản hóa chữ Hán đã mang lại nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc giản hóa chữ Hán
triệt để như vậy đã gây nên sự đứt gãy văn hóa truyền thống. Hơn nữa, nếu nói việc giản hóa chữ Hán có
thể dễ truyền bá th ng tin cho người dân hơn thì phương thức viết chữ nhanh gọn này chỉ phù hợp với các
giai đoạn quá khứ. Vì hiện nay là thời đại máy vi tính được phổ cập để tạo một chữ Hán chỉ cần thao tác
gõ ba hoặc bốn phiếm là xong, tốc độ sẽ nhanh hơn viết chữ giản thể rất nhiều. Như vậy thì đâu lấy lý do
soạn một văn bản chữ giản thể nhanh hơn chữ phồn thể!
Chữ Hán truyền vào Việt Nam cùng thời với văn hóa Hán trong 1000 năm Bắc thuộc (111 tr.TL-938
s.TL). Tuy nhiên, từ khi giành quyền độc lập tự chủ (1010) đến khi bãi bỏ kỳ thi chữ Hán tại Trung kỳ
(1919), các triều đại phong kiến nước ta đều sử d ng chữ Hán phồn thể trong việc lưu hành các văn kiện
16
L c quốc: sáu nước gồm Tề Sở Yên Hàn Triệu Ng y thời Chiến uốc. Sáu nước này và nước Tần lấy Hào Sơn
(tỉnh Hà Nam) làm cương giới. Ngoại trừ nước Tần nằm ở phía Tây dãy Hào Sơn sáu nước còn lại nằm ở phía Đ ng.
Cho nên sáu nước này còn gọi là ―Sơn Đ ng l c quốc‖. Trước khi nước Tần thống nhất Trung Hoa Sơn Đ ng l c
quốc và nước Tần gọi chung là Thất hùng thời Chiến uốc.
17
Xem thêm Tổng biểu chữ giản hóa (bản mới năm 1986) Nxb. Ngữ văn in lần thứ 2 tháng 12 năm 1986 k hiệu
65002 Thư viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương. (《簡化字總表》,1986年新版,語文出版社出版,1986年12月第
2次印 刷, 65002, 中央社会主义学院图书馆藏书).
1232
hành chính và chuyển tải đạo lý Tam giáo. Riêng bản thân người chấp bút này cảm thấy chữ Hán rất cần
thiết cho người làm công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt là ngành Khoa học Xã hội vì đó là tài sản vô
giá của quốc gia để những ai muốn tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc. Người học ý thức được rằng, tìm
hiểu văn bạch thoại và chữ giản thể cần thiết như một sinh ngữ trong việc giao tiếp; nghiên cứu văn ng n
và chữ phồn thể cần thiết như kho tàng văn hóa sống động chuyển tải triết lý thâm viễn của tiền nhân
trong quá khứ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Lý Vận Phú (2018), Hán tự học tân luận, Nxb. Thế giới.
[2] Lê Văn uán (1989) Tự học chữ Nôm, Nxb. Khoa học Xã hội.
Tiếng Hán
[3] 3. 陳士魁,《探究中國文字簡化問題論文集》, 中華民國僑務委員會, 1997.
[4] [Trần Sĩ Kh i Luận văn nghiên cứu vấn đề giản hóa văn tự Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc
thương v ủy viên hội, 1997].
[5] 4. 張世祿 - 主編, 古代漢語教程, (重訂本), 復旦大學出版社, 2005年.
[6] [Trương Thế Lộc – chủ biên, (2005), Giáo trình Hán ngữ cổ đại, (bản trùng đính), Phúc Đán đại
học xuất bản xã].
[7] 5. 王均,《当代中国的文字改革》, 当代中国出版社, 1995年,页 38.
[8] [Vương uân Cải cách văn tự Trung Quốc đương đại, Nxb. Trung Quốc Đương Đại năm 1985].
[9] 6. 《中國時報》, 2000年12月10日.
[10] [Trung Quốc thời báo, số ra ngày 10 tháng 12 năm 2000].
[11] 7. 《簡化字總表》, 1986年新版, 語文出版社出版, 1986年12月第2次印 刷, 65002,
中央社会主义学院图书馆藏书.
[12] [Tổng biểu chữ giản hóa, (bản mới năm 1986) Nxb. Ngữ văn in lần thứ 2 tháng 12 năm 1986 k
hiệu 65002 Thư viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_chu_han_gian_the.pdf