Tục đoạn là vị thuốc cổ, được dùng trong y học cổ truyền Trung
Quốc, Nhật Bản và cả ở Việt Nam để làm thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối,
bị ngã sưng tấy, gãy xương Liều dùng 6 -12 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc
ngâm rượu uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây TỤC ĐOẠN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỤC ĐOẠN
Công dụng:
Tục đoạn là vị thuốc cổ, được dùng trong y học cổ truyền Trung
Quốc, Nhật Bản và cả ở Việt Nam để làm thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối,
bị ngã sưng tấy, gãy xương… Liều dùng 6 - 12 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc
ngâm rượu uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Hình thái:
Cây thảo, cao 1,5 - 2 m, có rễ mập, phân nhánh ít thân có cạnh và gai
thưa. Lá mọc đối, không cuống, có bẹ, hình mác, dài 4 - 1 0 cm, rộng 5 – 6
cm, mép khía răng, những lá ở phần gốc và giữa thân chia thùy không đều,
to dần về phía ngọn, thùy tận cùng rất to hình trứng, những lá phía trên
nguyên hoặc có ít răng hình mác hẹp, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, hai mặt lá
gần như cùng màu. Cụm hoa hình đầu, mọc trên một cán dài phủ đầy lông.
Lá bắc có lông mi ở mép phía dưới. Hoa màu trắng, 4 lá đài nhỏ bằng nhau
hoặc gần bằng nhau, hàn liền ở phía dưới gần giữa, cánh hoa hơi thành hình
phễu, 4 nhị, chỉ nhị hình chỉ, thò ra khỏi tràng hoa, nhẵn; bao dài 1 mm. Quà
bế, dài 4 - 5 mm, rộng 0,5 - 1 mm, hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
Phân bố:
Việt Nam: Các tỉnh Hà Giang (huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn,
Mèo Vạc); Lai Châu (Phong thổ, Sìn Hồ); Điện Biên (Tủa Chùa); Lào Cai
(Sa Pa, Bát Xát); Yên Bái (Mù Cang Chải). Năm 1978, Viện Dược liệu đưa
giống từ Sa Pa trồng ở Trại dược liệu Trà My (Quảng Nam), nay có một
quần thể nhỏ đã trở nên hoang dại hóa.
Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản và có thể có cả Ấn Độ.
Đặc điểm sinh học:
Tục đoạn là cây ưa sáng, thường mọc lẫn trong các trảng cỏ ở đồi cây
bụi, chân núi đá vôi, độ cao 1.300 - 1.600 m. Vốn là cây có nguồn gốc ở
phía Bắc, thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm mát quanh năm, vì vậy ở Việt
Nam, tục đoạn chỉ thấy mọc tự nhiên ở vùng núi cao, sát biên giới phía Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm ở đây từ 13,8 đến 15,30C, về mùa đông lạnh kéo
dài, có lúc xuống dưới O0C. Cây mọc từ hạt quan sát được vào tháng 4 - 5,
sinh trưởng nhanh trong mùa hè thu. Mùa hoa quả tháng 7 - 11. Toàn bộ
phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông, phần gốc và củ dưới mặt đất có thể
mọc lại vào mùa xuân năm sau. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Ý DĨ
Công dụng:
Ý dĩ dùng làm thuốc bổ dưỡng (nhất là đối với trẻ em và phụ nữ sau
khi sinh). Được sử dụng trong trường hợp cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu
hoá, phù thũng, bí tiểu tiện, bị ỉa chảy lâu ngày, kiết lỵ và viêm đại tràng.
Liều dùng: Ngày 10 - 30 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột uống.
Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác, hoặc dùng ý dĩ nấu cháo
cùng với thịt gà, lợn (chân giò - có tác dụng lợi sữa).
Hình thái:
Cây thảo lớn, mọc thành bụi, cao 1 - 2 m. Thân hình trụ tròn mọc
thẳng đứng, nhẵn, có nhiều đốt, ít phân nhánh, ruột xốp. Rễ chùm nhiều và
có cả ở những đốt gần gốc. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ dài và rộng;
lưỡi bẹ nhỏ, nhẵn; phiến hình dải, dài 10 - 50 cm, rộng 2 - 5 cm, gốc tròn
hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, mép uốn lượn, gân giữa to nổi rõ ở mặt dưới,
gân bên song song mờ. Cụm hoa mọc thẳng đứng ở kẽ lá và ngọn thành
bông dài 4 - 8 cm, gồm hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở trên, 2 - 3 cái xếp
lợp; hoa cái ở dưới hình trứng, bao bọc bời một lá bắc rất dày, màu trắng
vàng hoặc lơ xám. Quả dĩnh (thường gọi nhầm là hạt), hình trứng hoặc gần
tròn, đáy tròn, đầu thuôn nhọn, 2 mặt bên một mặt phẳng, một mặt lồi, vỏ
ngoài mềm, nhẵn bóng, màu xám nhạt, nhân màu trắng.
Phân bố:
Việt Nam: Ý dĩ mọc tự nhiên rải rác ở các tỉnh miền núi, cả ở Miền
Bắc lẫn Miền Nam. ý dĩ trồng cũng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, nhưng vùng
trồng và diện tích trồng thường thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Các
tỉnh hiện còn trồng ý dĩ tương đối nhiều gồm có Hoà Bình, Sơn La, Kon
Tum, Đồng Nai,...
Thế giới: Ý dĩ mọc tự nhiên có ở Lào. Ý dĩ trồng nhiều ở Trung Quốc
(bao gồm cả Đài Loan) và Lào.
Đặc điểm sinh học:
Ý dĩ mọc tự nhiên và trồng đều là loại cây thảo lớn, sống nhiều năm.
Tuy nhiên, ở cây ý dĩ trồng, sau khi có quả già, người ta thu hoạch và bỏ
cây, để gieo trồng lứa khác, chứ không tận dụng các cây chồi ở gốc. Ý dĩ là
cây ưa sáng, ưa ẩm và sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, song
tuỳ theo loại giống và thứ cây trồng mà chúng có thể thích nghi với các vùng
có nhiệt độ trung bình năm từ 23 đến 260C. Các giống ý dĩ tím trồng ở vùng
núi phía Bắc, thường thiên về khí hậu á nhiệt đới. Trong khi đó, ý dĩ trắng
trồng ở Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai lại tỏ ra thích nghi với điều kiện khí
hậu nhiệt đới điển hình. Thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch của ý
dĩ trồng thường kéo dài 5 - 6 tháng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_8346.pdf