Các bụi tre được trồng để làm hàng rào bảo vệ: chống gia súc, chống
gió bão và đặc biệt được trồng nhiều ven bờ nước để chống sóng, chống xói
lở. Thân tre gai rất đặc và cứng nên được dùng nhiều để đóng cọc móng
trong xây dựng nhà cửa, cầu cống; nó cũng được dùng nhiều trong xây
dựng; làm dụi mè, đòn tay, cốt bê tông.Thân cũng được dùng để đan rổ, rá,
bàn ghế, hàng mỹ nghệ. Gần đây thân tre gai được dùng làm bột giấy
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Tre Gai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tre Gai
Công dụng:
Các bụi tre được trồng để làm hàng rào bảo vệ: chống gia súc, chống
gió bão và đặc biệt được trồng nhiều ven bờ nước để chống sóng, chống xói
lở. Thân tre gai rất đặc và cứng nên được dùng nhiều để đóng cọc móng
trong xây dựng nhà cửa, cầu cống; nó cũng được dùng nhiều trong xây
dựng; làm dụi mè, đòn tay, cốt bê tông...Thân cũng được dùng để đan rổ, rá,
bàn ghế, hàng mỹ nghệ. Gần đây thân tre gai được dùng làm bột giấy. Sợi tre
gai có chiều dài 1,95-2,56mm; đường kính 15-20µm, vách sợi dày 5- 7µm.
Chiều dài của sợi tăng lên từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 18; sau đó chúng lại giảm
xuống. Ở các lóng phía đốt, đường kính và độ dày của vách sợi hơi lớn hơn
so với các sợi ở lóng trên. Trung bình thân tre gai nặng 32kg; cành của cây
nặng 7kg: lá 1,5kg; một thân có tới 65 lóng và 30 cành. Ở độ ẩm 94,5%:
thân tre có tỷ trọng 1.000kg/m3; còn ở độ ẩm 15%: tỷ trọng là 500kg/m3.
Thành phần hóa học của thân tre trưởng thành, khô bình thường:
holocellulose 67,4%; pentosan 19%; lignin 20,4%; tro 4,8%; silic 3,4%; chất
hòa tan trong nước nóng 4,3%k trong dung dịch cón-benzen 3,1% và trong
NaOH nồng độ 1% là 39,5%. Trọng lượng thân cây tươi:
- Phổ biến: đường kính 8-10cm; trọng lượng 20-30kg/cây
- Ở nơi đất tốt: đường kính 10-12cm; trọng lượng 30-45kg/cây
- Ở nơi đất xấu: đường kính 5-8cm; trọng lượng 10-15kg
- Cá biệt: đường kính 14-16cm; trọng lượng 60-70kg/cây
Về thành phần của măng, trong 100g phần ăn được (7-15 ngày tuổi)
chứa khoảng 89g nước, protein 4g; chất béo 0,5g; hydrate carbon 4g; xơ 1g;
tro 1g; Ca 37mg; P 49mg; sắt 1,5mg; vitamin B1-0,1mg; vitamin C-10mg.
Giá trị năng lượng khoảng 120 kj/100g. Nhiều bộ phận của cây được dùng
làm thuốc như: tinh tre (trúc nhự), nước tre non (trúc lịch), lá tre (trúc diệp).
Để lấy tinh tre, người ta cạo bỏ lớp vỏ xanh của lóng, sau đó chẻ lóng thành
từng phoi mỏng, còn phơn phớt xanh, rồi phơi khô. Khi dùng tẩm nước
gừng, sắc lấy nước uống. nước tre non: dùng thân tre non tươi, vắt lấy nước.
Lá tre thường được dùng tươi. Lá tre dùng chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi,
ho, suyễn, thổ huyết, tre con kính phong. Ngày dùng 20g dưới dạng nước
sắc. Trúc nhự chữa cảm sốt, buồn phiền. Liều dùng 10-20g mỗi ngày, sắc
uống. Măng tre giã nát ép lấy nước uống, cùng với nước gừng chữa sốt cao.
Hình thái:
Tre mọc cụm, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh cao 15-25m, đường
kính (5)8-12(14)cm, rất ít khi lên đến 15-16cm ngọn cong. Lóng dài 25-
35cm, màu lục, khi non có phủ lông cứng màu nâu, ép sát, khi già nhẵn,
vách dày 2-3,5cm; các đốt ở thấp đều có vòng rễ, phía trên và dưới vòng mo
có một vòng lông tơ màu trắng xám hay vàng nâu. Cây chia cành sớm, các
đốt dưới gốc thường 1 cành, các cành nhỏ biến thành gai cong, cứng, nhọn,
chúng đan chéo nhau tạo thành bụi gai dày đặc, cho xuyên qua; các đốt phần
giữa thân có 3 cành, cành chính to và dài hơn cành bên. Bẹ mo rụng muộn,
hình thang, đầu hình cung rộng hay lõm xuống, 2 vai có mũi nhọn hơi nhô
cao; tai mo hình bán nguyệt, gần bằng nhau, lật ra ngoài, mép có lông mi
cong; lưỡi mo cao 4-5mm, xẻ mạnh, mép có lông mi; mặt lưng phủ dày lông
gai màu nâu tối, mặt trong nhẵn; lá mo hình trứng hay trứng thuôn, đầu có
mũi nhọn, thường lật ra ngoài, hai mặt đều có lông cứng. Lá 5-9, ở đầu cành
nhỏ, hình dải, đầu có mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 15-25mm.
Cụm hoa dài, mỗi đốt mang hai hay nhiều bông nhỏ màu vàng rơm,
pha màu tím nhạt khi non. Mỗi bông nhỏ mang 4-12 hoa, trong đó 2-5 hoa
lưỡng tính, mày nhỏ có 2 gờ, có 3 mày cực nhỏ; nhị 6, rời; bầu hình trứng,
vòi ngắn, đầu nhuỵ 3.
Phân bố:
- Việt Nam: Tre gai phân bố khắp mọi miền trên đất nước ta, từ Hà
Giang đến Kiên Giang, Cà Mau. Hầu như ở xã nào, huyện nào của Việt Nam
cũng có loài tre này, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc và
đồng bằng Bắc Bộ.
- Thế giới: Gặp tre gai ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia,
Malaysia, Thái Lan, Philippin và lndonesia.
Đặc điểm sinh học:
Ở Việt Nam tre gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở độ cao dưới
700m; từ vùng ven biển, đồng bằng đến trung du và miền núi. Đây là loài tre
ưa ẩm và ưa sáng, có thể trồng quanh đồng ruộng, xóm làng, ven chân đê,
dọc bờ sông, bờ suối. Trồng nơi đất xấu búi tre bị khô cằn, thân cây nhỏ,
vách dày. Cây có thể chịu ngập lâu khi nước lũ, nhưng không ưa đất mặn,
phèn. Độ pH thích hợp của đất trồng tre gai là 5-6,5. Trồng nơi đất tốt, tầng
đất sâu, nhiều mùn, độ ẩm cao, tre gai mọc thành bụi lớn tới 30-40 cây với
chiều cao đến 20m, đường kính 15cm. Trồng sau 3 năm thân tre cao khoảng
3m và bắt đầu đẻ măng to. Sau 5 năm cây cao trung bình 8-10m, với bụi tre
khoảng 10-40 thân và mỗi năm cho khoảng 30 măng, nhưng chỉ khoảng 1/3-
1/4 số măng phát triển thành cây trưởng thành, số còn lại bị chết vì sâu bệnh,
gió hoặc khô hạn. Từ khi măng xuất hiện đến khi đạt chiều cao tối đa của
cây trưởng thành khoảng 5 tháng, mỗi ngày cây măng cao thêm khoảng
17cm. Cây măng sinh trưởng mạnh nhất vào cuối mùa mưa. Vào thời kỳ
này, cây măng cao thêm khoảng 45 cm/ngày. Nếu không được chăm sóc tốt
và bị chặt nhiều lần, tre gai thường có hiện tượng "nâng búi", khi đó thân
ngầm phát triển ngoài không khí, búi tre bị nâng cao và các cây sinh sau lại
chui vào giữa bụi tre khiến bụi tre thoái hoá, không ra măng hàng năm nữa.
Cây có tính chống chịu khoẻ, rất ít sâu bệnh.
Mùa măng từ tháng 5,6 đến tháng 10,11; tập trung vào 3 đợt:
- Đợt 1: Vào tháng 6-7, măng có chất lượng tốt nhất, nhân dân
thường nuôi tất cả măng đợt này.
- Đợt 2: Vào tháng 8-9. Măng ít và nhỏ, cây tre mọc lên cũng
thấp bé.
- Đợt 3: Vào tháng 10-11. Phần lớn do những cây măng đợt đầu
sinh ra, khi đó chúng đã ổn định cả về chiều cao, về đường kính và ra cành
lá đầy đủ. Măng đợt này thường nhỏ, mọc nông và hay bị sâu bệnh, nhưng
lại thường cho thân khí sinh có vách dày và ít gai.
Cây có khả năng sinh măng từ 1-3 tuổi, cá biệt có cây 4 tuổi còn
sinh măng. Khả năng sinh măng mạnh nhất vào năm thứ 2. Khi măng nhú
khỏi mặt đất là có xu hướng uốn vào giữa khóm nên bụi tre gai thường dày
đặc, dễ có hiện tượng nâng búi nếu không được chăm sóc thường xuyên.
Việc chặt tỉa tùy tiện cũng tạo điều khiện để các khóm tre sớm nâng búi. Khi
đó cây trở nên cằn cỗi, tỷ lệ sinh măng thấp, kích thước thân cây khí sinh rất
nhỏ. Mới gặp tre gai ra hoa trong khóm, chưa gặp hiện tượng tre gai bị khuy.
Theo các cụ già, chu kỳ khuy của tre gai khoảng 100 năm. Sau khi khuy cả
khóm bị chết. Chưa thấy hạt của loài này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_9741.pdf