Trong y học cổ truyền, cuống cụm hoa, cây non và rễ thốt nốt được
dùng làm thuốc. Cuống cụm hoa khi còn non dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi
tiểu khi bị sốt rét cao và lách bị to. Nước vắt cuống cụm hoa sau khi nướng
lên dùng để tẩy giun. Cây thốt nốt non hoặc rễ sắc lên, uống nước chữa vàng
da, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn. Nước sắc rễ thốt nốt còn dùng chữa đau dạ
dày, trị viêm gan (kinh nghiệm ở Vân Nam, Trung Quốc). Nước sắc vỏ, cho
thêm ít muối làm nước xúc miệng tốt và chặt chân răng.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Thốt Nốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thốt Nốt
Công dụng:
Trong y học cổ truyền, cuống cụm hoa, cây non và rễ thốt nốt được
dùng làm thuốc. Cuống cụm hoa khi còn non dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi
tiểu khi bị sốt rét cao và lách bị to. Nước vắt cuống cụm hoa sau khi nướng
lên dùng để tẩy giun. Cây thốt nốt non hoặc rễ sắc lên, uống nước chữa vàng
da, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn. Nước sắc rễ thốt nốt còn dùng chữa đau dạ
dày, trị viêm gan (kinh nghiệm ở Vân Nam, Trung Quốc). Nước sắc vỏ, cho
thêm ít muối làm nước xúc miệng tốt và chặt chân răng.
Nhựa cây thốt nốt chứa acid succinic; quả thốt nốt có polysaccharid.
Thịt quả chứa các chất đắng flabeliferin 1 và 11. Vị đắng có thể loại bỏ do
tác dụng của naringinase. Dịch cuống cụm hoa chứa 17-20% chất khô; trong
1 lít dịch với pH 6,7-6,9(7,5); thường chứa protein và amino acid (360mg
N); 13-18% sucrose; 110mg P;1900mg K; 60mg Ca; 30mg Mg; 3,91U
Vitamin B và 132mg Vitamin C. Trong 1 1ít dịch cũng chứa 4,5g chất tro.
Một quả tươi có thể nặng đến 2.790g. Trong đó các thuỳ bao hoa nặng 175g
(6,3%); vỏ quả ngoài 120g (4,3%); khối sợi vỏ quả giữa 66g (2,4%); phần
cùi ăn được 1.425g (51,0%) và 3 hạt 1.004g (36%). Hạt gồm vỏ 394g, nội
nhũ 609g và phôi nặng 1g.
Hình thái:
Thân cột hoá gỗ cứng, hình trụ, đơn độc, mọc thẳng đứng, cao 20-
30m, đường kính 60cm hay hơn và thường có nhiều vòng do vết cuống lá để
lại. Gốc hơi phình to. Lá mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung phía ngọn,
thường 20-30 lá xoè rộng, cuống dài, có gai, phiến lá chất da, gần hình mắt
chim đến hình quạt, đường kính 1-1,5m; xẻ chân vịt thành 60- 80 thuỳ hình,
thuôn dài, rộng 3cm, mép dính trên 1/2 chiều dài và có gai nhỏ; cuống lá non
có gốc phình rộng thành bẹ ôm lấy
thân; gốc cuống lá già là hình tam giác rộng; hoá gỗ cứng, dài 60-
120cm, mép có gai thô. Cây đơn tính khác gốc, cụm hoa mọc trong tán lá, có
cuống ngắn hơn chiều dài của lá. Hoa đực và cái có hình dạng khác nhau:
Cụm hoa đực lớn, dài đến 2m, gồm khoảng 8 nhánh hoa; mỗi nhánh mang 3
chùm hoa hình bông, nạc, dài 30-45cm, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc và lợp lên
nhau; mỗi bông chứa khoảng 30 hoa. Hoa mẫu 3, với 6 nhị. Cụm hoa cái
không phân nhánh, có các lá bắc dạng mo bao phủ, trục cụm hoá lớn, nạc, to
hơn trục cụm hoa đực, mang nhiều lá bắc hình đấu; những lá bắc phía dưới
thường không có hoa; những lá bắc sau mang hoa cái. Hoa cái to hơn hoa
đực mẫu 3; bầu 3 ô. Quả hạch hình cầu hay gần hình cầu, đường kính
15-20cm, nặng khoảng 1,5-2,5(-3) kg/quả; khi non vỏ quả màu xanh, khi già
màu tím sẫm hay đen; gốc có tồn tại, thường chứa 3 hạt hoá gỗ rất cứng; nội
nhũ màu trắng, dạng cùi dừa, có vị ngọt.
Phân bố:
- Việt Nam: Thốt nốt phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ,
giáp biên giới Campuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang. Những tỉnh
trồng nhiều thốt nốt là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Tây
Ninh.
- Thế giới: Đây là loài cây thuộc vùng cổ nhiệt đới, mọc tự nhiên và
được trồng nhiều ở Ấn Độ. Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Cây còn phân bố ở New Guinea và Bắc Australia. Đặc biệt được trồng nhiều
nhất ở Ấn Độ, Myanmar và Campuchia. Có ý kiến cho rằng thốt nốt có
nguồn gốc từ loài thốt nốt ethiopi - Borassus aethiopium Mart, phân bố tự
nhiên ở châu Phi.
Đặc điểm sinh học:
Thốt nốt là cây nhiệt đới điển hình, mọc chủ yếu ở các khu vực có
khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa khô tương đối dài. Cây ưa sáng, chịu
được khô hạn, có thể mọc sâu vào trong nội địa,nó chịu được khô hạn hơn
cây dừa và có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là
đất cát pha, giàu chất hữu cơ. Cây ưa địa hình bằng phẳng hay dốc nhẹ.
Vùng đồng bằng ven biển, dọc sông suối là nơi thích hợp nhất để trồng và
phát triển loài cây này.Tuy vậy cũng có thể trồng thốt nốt ở độ cao tới 800m
trên mặt biển. Tính chịu khô của thốt nốt rất cao, nó có thể mọc ở nơi có
lượng mưa rất thấp (500-900mm/năm). Nhưng ở những vùng lượng mưa rất
cao: 4.000-5.000mm/năm cũng có thể trong thốt nốt. Tính chịu ngập của cây
cũng khá cao. Cây thốt nốt là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật nhỏ như:
dơi, chim, chuột, sóc, khỉ.... Nhiều nơi đã dùng cây thốt nốt để nuôi dơi lấy
phân.
Thốt nốt sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ
trung bình năm 230C, nhưng cây cũng chịu được nhiệt độ rất cao (450C),
hoặc rất thấp (O0C). Trước đây có nhiều ý kiến cho rằng khí hậu miền Bắc
Việt Nam không thích hợp với việc trồng cây thốt nốt, nhưng căn cứ vào đặc
điểm sinh học của thốt nốt, miền bắc Việt Nam vẫn có thể trong loài LSNG
này. Cần thí nghiệm để đưa cây thốt nốt ra trồng ở nhiều vùng sinh thái của
Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Thốt nốt ra hoa hàng
năm, thụ phấn nhờ côn trùng hay gió. Hạt rất dễ nảy mầm khi được tiếp súc
với đất ẩm Tuổi ra hoa của thốt nốt phụ thuộc vào độ cao phân bố. Ở độ cao
ngang mặt biển cây ra hoa sớm hơn các cây trồng ở độ cao lớn hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_2673.pdf