Thân dùng làm vật liệu xây dựng, đan lát, đũa, cán ô, cần câu, nông
cụ, cán giáo, nguyên liệu giấy, nguyên liệu thủ công nghiệp hoặc làm củi.
Măng được coi là một trong những loại măng ngon nhất. Cây cũng có thể
làm cảnh, làm hàng rào hoặc cây chắn gió. Do vách thân rất dày, đặc biệt
đoạn gốc gần như đặc, nhưng lại có độ dẻo nhất định nên trước đây người
dân miền Nam Việt Nam rất thích sử dụng thân tầm vông. Thân "Tầm vông
vót nhọn" là một loại vũ khí nổi tiếng của quân dân miền Nam dùng để đánh
giặc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Tầm Vông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tầm Vông
Công dụng:
Thân dùng làm vật liệu xây dựng, đan lát, đũa, cán ô, cần câu, nông
cụ, cán giáo, nguyên liệu giấy, nguyên liệu thủ công nghiệp hoặc làm củi.
Măng được coi là một trong những loại măng ngon nhất. Cây cũng có thể
làm cảnh, làm hàng rào hoặc cây chắn gió. Do vách thân rất dày, đặc biệt
đoạn gốc gần như đặc, nhưng lại có độ dẻo nhất định nên trước đây người
dân miền Nam Việt Nam rất thích sử dụng thân tầm vông. Thân "Tầm vông
vót nhọn" là một loại vũ khí nổi tiếng của quân dân miền Nam dùng để đánh
giặc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Đặc điểm sợi thân: chiều dài trung bình 3,14mm; chiều rộng 17,1µm.
Thành phần hoá học của thân: holocellulose: 68%; lignin: 24%; pentosan:
17%; tro: 2%; các chất tan trong nước nóng 5,7%; tan trong cồn- benzen:
6,1%. Trong 100g phần ăn được của măng chứa: 89,5g nước; 3,8g protein;
0,3g chất béo; 4,5g cacbohydrat; 0,7g chất sơ; 1,0g chất tro; 12,8mg Ca;
40,2mg Fe; 0,2mg P; 0,01 mg Bi; 0,09mg B2 và có vết của Vitamin A và C.
Giá trị năng lượng của thân khoảng 140kj/100g.
Hình thái:
Cây mọc cụm thành khóm dày đặc. Thân thẳng hay hơi cong ở đỉnh,
cao 8-15m, đường kính 3-7,5cm; vách rất dày, gần như đặc ở gốc, nhẵn, màu
lục xám nhạt, thường phủ bởi mo thân rất bền; lóng dài 15- 30cm, thường
mang một vòng lông trắng ở dưới vòng mo, đốt không phồng. Phân cành từ
các đốt giữa thân; mỗi đốt mang rất nhiều cành, trong đó có một cành lớn.
Mo thân tồn tại rất lâu trên thân, bẹ mo dài 20-25cm, rộng 10-20cm ở gốc,
thường nhọn dần. Đầu bẹ mo chỉ rộng 2,5cm; màu lục- hồng nhạt, sau có
màu rạ và mỏng dần, phía ngoài có phủ lông cứng thưa, áp sát; lá mo hình
mác thuôn, dài 6-15cm, rộng 5-12mm, đứng thẳng có lông ở phía giữa; thìa
lìa rất ngắn, hơi bị xẻ; tai mo không có hoặc rất nhỏ. Lá có phiến hẹp hình
đường, dài 7-14cm, rộng 5-8mm, màu lục nhạt, thường nhẵn; bẹ lá có các
sọc lông trắng nằm dọc theo mép; thìa lìa rất ngắn, không bị xẻ, có lông mi
tai rất nhỏ hoặc không có.
Cụm hoa mọc ở đỉnh, trên các cành có lá hay không, bao gồm một
cành chính và rất nhiều cành nhỏ, mảnh mang các chùm có lá bắc hay một ít
bông chét. Bông chét dài khoảng 17mm, gồm một mày lớn rỗng (empty
glume), thường mang 2 hoa đầy đủ và một trục nhỏ kéo dài mang một hoa
thoái hoá. Quả hình trụ, dài khoảng 5mm, rộng 2,5mm; trên đỉnh có một mỏ
dài mềm, nhẵn, màu vàng nhạt.
Phân bố:
- Việt Nam: Loài cây này đã được du nhập từ rất lâu đời từ Lào và
Campuchia. Phân bố ở các tỉnh từ Điện Biên trở vào Nam, nhưng tập trung
nhất là ở hầu hết các tỉnh Tây và Đông Nam Bộ. Một số tỉnh có cửa khẩu
thông thương với Lào như: Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An cũng mới nhập
trồng loài tre này. Ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cũng gặp loài
này, vì được nhập qua cửa khẩu Tây Trang. Cây có nguồn gốc từ Myanmar
và Thái Lan, ở đó chúng thường mọc thành các rừng thuần loại. Hiện nay đã
được nhập vào nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Nam Á và Trung Quốc
để làm cây hàng rào hay cây cảnh.
Đặc điểm sinh học:
Ở nơi nguyên sinh, thường gặp tầm vông trong các sinh cảnh như:
rừng nửa thường xanh khô trên các loại đất xấu. Tuy vậy nó có thể mọc trên
rất nhiều loại đất khác nhau, miễn là không bị đọng nước.. Tốc độ tăng
trưởng không giảm nhiều khi bị che khuất một phần. Ở Thái Lan, cây mọc
trong rừng tếch và rừng rụng lá hỗn giao gỗ + tre ở phía bắc và đông bắc;
còn ở vùng trung tâm, tầm vông thường mọc thành rừng thuần loại trên các
đồi và chân núi ở độ cao 300- 400m trên mặt biển, với lượng mưa hàng năm
tương đối thấp: 800-1.000 mm/năm. Ở Việt Nam, cây sinh trưởng tốt ở các
vùng nhiệt đới chuẩn, nhiệt độ bình quân năm 25-260C, trong năm không có
mùa đông lạnh. Vì vậy không nên phát triển loài tre này ở vùng Đông Bắc
và Đồng bằng Bắc Bộ. Riêng ở miền Bắc Trung Bộ, chỉ gặp tầm vông được
trồng ở các huyện miền tây Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị, nơi gần
biên giới Việt - Lào. Cây ưa đất ẩm, nhiều mùn, có tầng đất sâu dày. Tốt
nhất là trồng trong các vườn gia đình, dọc đường đi. Ở nước ta, chưa gặp
tầm vông trồng thành những đám lớn vài trăm bụi.
Ở Thái Lan hạt của cây nảy mầm ngay sau khi chín; tỷ lệ nảy mầm
cao: 90-95%. Bảo quản ở nhiệt độ 25-300 độ ẩm 10% hoặc 6%, hạt giữ được
khả năng nảy mầm trong 3 tháng; sau 6 tháng tỉ lệ nảy mầm giảm đến 60% -
86% và sau 9 tháng giảm 33%-82%; sau 15 tháng giảm còn 1,5-71 % và sau
21 tháng chỉ còn 1 % hay 0%. Nếu bảo quản ở 2-40C Và ở -50C với độ ẩm 6-
10%, hạt giữ được khả năng nảy mầm ít nhất 27 tháng. Trong điều khiện tự
nhiên, cây cho măng vào mùa mưa (tháng 5 và tháng 6). Ở Thái Lan thường
xen một năm nhiều măng và một năm mất mùa măng. Một cụm tầm vông tốt
nhất là nên để trung bình 30 thân tre, nhưng có nhiều cụm lên đến 100 thân.
Ở Thái Lan, rừng trồng tầm vông 3 tuổi từ hạt, thường có 38 cây/một cụm,
với đường kính thân trung bình 1,4-2,3cm; trong đó có 28 cây có thể thu
hoạch. Cây thường ra hoa rải rác vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Hạt
chín được thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4. Sau khi ra hoa cây thường bị
chết. Ở nơi có khí hậu phân mùa, tầm vông bị rụng lá vào mùa khô. Trọng
lượng 1.000 hạt khoảng 500g.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_1821.pdf