Tìm hiểu cây Mạy Sang

Hiện nay mạy sang chủ yếu được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm

các đồ gia dụng thông thường. Thân cũng có thể dùng làm nguyên liệu giấy

sợi. Theo tài liệu của Bộ Công Nghiệp nhẹ cho thấy thân mạy sang 2-3 tuổi

có tỷ lệ xenlulô 17,41% trọng lượng; sợi dài trung bình 2,99mm; rộng

15,68µm, chiều dày vách 6,5µm. Tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng là 199,7.

Theo tài liệu của Dransfield. 1995; ở độ ẩm 102,5%; thân tre mạy sang tươi

có tỷ trọng 551kg/m^3; thân tre khô có tỷ trọng 664kg/m^3(ở độ ẩm 7,2%).

Trọng lượng trung bình c ủa măng tươi là 1,16kg và phần ăn được thường

khoảng 40%; sau khi luộc, măng có màu trắng -vàng nhạt và trở nên mềm.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Mạy Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạy Sang Công dụng: Hiện nay mạy sang chủ yếu được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm các đồ gia dụng thông thường. Thân cũng có thể dùng làm nguyên liệu giấy sợi. Theo tài liệu của Bộ Công Nghiệp nhẹ cho thấy thân mạy sang 2-3 tuổi có tỷ lệ xenlulô 17,41% trọng lượng; sợi dài trung bình 2,99mm; rộng 15,68µm, chiều dày vách 6,5µm. Tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng là 199,7. Theo tài liệu của Dransfield. 1995; ở độ ẩm 102,5%; thân tre mạy sang tươi có tỷ trọng 551kg/m3; thân tre khô có tỷ trọng 664kg/m3 (ở độ ẩm 7,2%). Trọng lượng trung bình của măng tươi là 1,16kg và phần ăn được thường khoảng 40%; sau khi luộc, măng có màu trắng - vàng nhạt và trở nên mềm. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm cao 13-15cm, cá biệt đến 20m, ngọn hơi cong; đường kính trung bình 7-12m, cá biệt đến 20cm. Thân non có phủ lớp phấn trắng, lúc già ngả màu xanh vàng, đôi khi có sọc vàng ở các lóng gốc. Lóng dài 20-45cm, vách dày 6-8mm; vòng mo thanh nhỏ, hơi bị lệch, vòng rễ không rõ, đốt thân lặn; rễ khí sinh kém phát triển. Thân phân cành ở 1/3 phía gốc, cành mọc hơi chếch; mỗi đốt thường 3-5 cành. Cành chính dài 1,5-2m. Càng xuống thấp cành càng ngắn và thưa. Các cành phía trên hơi rủ. Mo thân mỏng, sớm rụng, màu phớt hồng hoặc phớt xanh; bẹ mo hơi loe rộng về phía gốc, đỉnh thường lại, mặt lưng có lông màu nâu, mặt bụng nhẵn; đầu bẹ mo thường rộng hơn gốc lá mo. Lá mo hình ngọn giáo hơi lệch, lật ra phía sau. Gốc lá mo tròn, có lông phía trong. Tai mo men theo bẹ mo, cao chừng 3mm, chun lại và hơi gợn sóng, đỉnh có lông mi. Thìa lìa cao 9mm, đỉnh hơi xẻ. Lá hình ngọn giáo thuôn, gốc tròn hay hình tim, đầu nhọn, dài 1 0-15cm, rộng 1-1,5cm, lưng bạc; gân 6 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá 11mm, tai nhỏ có 4-5 lông mi. Cụm hoa dạng chùm lớn, phân nhánh nhiều, các lóng dài 2,5-5cm, mang nhiều cụm bông chét. Bông chét hình trứng thuôn, đầu nhọn, dài 10- 14mm, mỗi bông chét mang 2 hoa lưỡng tính ở phía trên cùng nhưng thường chỉ 1 hoa hữu thụ. Các hoa phía dưới tiêu giảm. Nhị 6, bao phấn thò ra ngoài. Bầu hình trứng, có cuống, nhiều lông, vòi nhụy dài hơi cong và có lông ở đỉnh. Quả dĩnh cứng, mang một đoạn vòi. Mạy sang thường xuất hiện hoa vào tháng 11 và 12. Quả chín vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Phân bố: - Việt Nam: Chỉ gặp mạy sang mọc tự nhiên ở các tỉnh vùng Tây Bắc nước ta. Chúng mọc trong các thung lũng sông suối, hoặc vùng đồi thấp thuộc lưu vực sông Đà, tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, đoạn từ Vạn Yên (huyện Phù Yên) đến Tạ Bú huyện Mường La). Ngoài ra mạy sang còn phân bố ở xã Chiềng Pằn (huyện Mai Sơn), Nứa Ngam (huyện Điện Biên). Năm 1 962, 1963, mạy sang vùng Tây Bắc bị khuy nặng. Những năm đó, hạt được thu hoạch và đem trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc. Hiện nay ở các tỉnh như Lạng Sơn, Hà Tây, Phú Thọ đã gặp mạy sang trồng. - Thế giới: Mạy sang cũng phân bố khá phổ biến ở Lào, Thái Lan và Myanmar. Người ta cho rằng, mạy sang có nguồn gốc từ Thái Lan (phần bắc và đông bắc), Myanmar (phía đông) và Lào (Dransrễld, 1995). Theo chúng tôi, vùng Tây Bắc Việt Nam và Bắc Lào cũng là quê hương của tre mạy sang. Đặc điểm sinh học: Cây thường mọc thành các quần thể rộng lớn ở độ cao 200-800m so với mặt biển, trên các địa hình đồi, sườn núi dốc, có khí hậu nóng hơi khô, với nhiệt độ trung bình năm 20-220C, lượng mưa trung bình năm 1000- 1500mm, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 70-90% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tháng trung bình cao nhất 28- 350C; mùa khô, tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp nhất trung bình có khi đến 2-30C. Gặp mạy sang mọc trên các loại đất hình thành từ các loại đá phiến thạch sét, sa thạch, đá vôi..., thoát nước tốt, tầng đất dày 70-155cm, tầng mùn dày 5-20cm; độ chua từ chua đến hơi chua. Mạy sang mọc thành rừng thuần loại hay hỗn giao với cây gỗ. Ở điều kiện đồi bát úp, thường mọc thuần loại; trong mỗi hecta có 200-500 bụi mỗi bụi cách nhau 8-10m. Tổng số cây biến động từ 3.000- 6.000cây/ha. Trong rừng hỗn giao mạy sang thường mọc với các loài cây gỗ rụng lá như: săng lẻ, thành ngạnh, ban, gạo, dẻ. . . Cây rụng lá mùa khô. Đến mùa xuân và đầu mùa hè (tháng 3-4) cây ra lá non. Hiện tượng khuy từng búi, từng cây của mạy sang khá phổ biến. Mới gặp hiện tượng cây khuy theo vùng ở Tạ Bú (Sơn La) và ở Bắc Phồng Đá Đỏ (huyện Bắc Yên) năm 1962-1963. Lúc đầu mạy sang khuy từng khóm lẻ tẻ sau lan dần ra diện tích lớn. Trong mỗi bụi, cây non ra hoa trước rồi mới đến cây già. Sau khi khuy, mạy sang bị chết hàng loạt, nhưng cũng để lại một lượng hạt rất lớn. Hạt có khả năng nảy mầm cao, tạo thành từng đám cây mạ lớn, rồi tạo thành rừng tre phục hồi. Mỗi kilô chứa khoảng 55.000-60.000 hạt. Theo nhân dân chu kỳ khuy của mạy sang khoảng 40- 50năm. Trong những năm đầu cây con mọc từ hạt sinh măng liên tục, 7-8 lần/năm, thậm chí 9-12 lần/năm. Sau 3-4 năm, khi mạy sang đã ổn định về kích thước, cây chỉ sinh măng 1 lần/năm. Mùa măng phổ biến của mạy sang từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Ở rừng trồng, măng ra sớm hơn rừng tự nhiên. Mỗi hecta hàng năm sinh ra khoảng 600-700 măng. Khi cây tre non có cành lá xuất hiện là lúc cây đã ngưng tăng trưởng về đường kính và chiều cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73_1663.pdf
Tài liệu liên quan