Tìm hiểu cây Mạy Cần

Thân cây thẳng, dày, chắc bền nên có thể dùng trong xây dựng. Dân

địa phương thường dùng làm rui mè, làm sào, cột chống, dàn phơi. Nếu yêu

cầu số lượng lớn thì thường dùng lẫn với hóp. Măng ăn ngon, nhưng do mới

trồng ít, nên nguồnmăng chủ yếu dùng trong phạm vi gia đình, chưa được

bày bán ngoài chợ.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Mạy Cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạy Cần Công dụng: Thân cây thẳng, dày, chắc bền nên có thể dùng trong xây dựng. Dân địa phương thường dùng làm rui mè, làm sào, cột chống, dàn phơi... Nếu yêu cầu số lượng lớn thì thường dùng lẫn với hóp. Măng ăn ngon, nhưng do mới trồng ít, nên nguồn măng chủ yếu dùng trong phạm vi gia đình, chưa được bày bán ngoài chợ. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm cao 10-25m, đường kính 5- 10cm, chiều dài lóng 30-60cm, bề dày vách lóng phần giữa và phần trên của thân cây 0,5cm; lúc non màu lục nhạt, có lông phủ dạng tơ ngắn, màu trắng, lúc già màu lục tối. Cây thường chia cành cao, cành nhỏ mảnh; chiều rộng của mắt chồi cành lớn hơn chiều dài. Bẹ mo rụng muộn, thậm chí tồn tại đến khi bị mục trên thân, chất da, hơi mỏng, dài khoảng 3/4 chiều dài của lóng; lúc đầu màu lục, sau màu vàng cam hoặc màu nâu nhạt; mặt lưng phủ lông ngắn màu nâu nhạt, mép có lông mảnh, đầu bằng; tai mo khuyết; lưỡi mo hẹp, cắt bằng, đầu có xẻ răng không đều; phiến mo hình lưỡi mác hay hình mũi khoan dài, dài 8-10cm, mặt bụng có lông nhung. Cành nhỏ cấp cuối mang 3-4 lá bẹ lá có lông gai mọc ép sát màu trắng, mép có lông mảnh; tai lá khuyết; lưỡi lá rất ngắn; phiến lá dài 10-20cm, rộng 1,2-2cm, lúc non mặt dưới hơi có lông mềm; gân cấp hai 3-5 đôi. Chưa gặp mạy cần khuy hàng loạt. Rất ít khi mạy cần có hoa trong từng bụi. Các bụi cây ra hoa rồi chết, nhưng hoa không kết hạt. Ở Việt Nam mùa măng trùng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7. Phân bố: - Việt Nam: Mạy cần được trồng rải rác ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Thường gặp ở Thanh Hoá (Như Xuân, Ngọc Lạc), Nghệ An (Quì Châu, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn), và Hà Tĩnh (Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê). Có thể loài tre này đã được du nhập từ Lào và Thái Lan vào Việt Nam qua các cửa khẩu đường 7, 8 và cửa khẩu Nà Mèo. - Thế giới: Cây có nguồn gốc từ Myanmar và Bắc Thái Lan. Đặc điểm sinh học: Vùng mạy cần phân bố có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, nhiệt độ bình quân 23-260C, lượng mưa 1.600-2.000mm/năm. Địa hình đồi núi cao, độ cao trên dưới 800m so với mặt biển. Đất feralit phát triển trên đá Poocphia, phiến thạch, phyllit. Thành phần cơ giới là sét pha. Ở nơi nguyên sản (Myanmarr) mạy cần thường mọc trong các rừng ẩm thuộc vùng đồi. Ở Thái Lan mạy cần mọc hoang dã lẫn với cây gỗ lá rộng trong rừng tếch (Tectona grandis). Cây cũng được trồng trong các làng bản. Ở Việt Nam mạy cần được trồng rải rác ở các huyện phía tây của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, nơi có lượng mưa từ 1.500-2.000mm/năm, độ cao nơi mọc từ 200- 500m, trên mặt biển. Thường được trồng quanh vườn nhà, ven đường đi với qui mô nhỏ, chỉ vài bụi. Chưa gặp nơi nào mạy cần được trồng tập trung. Cây ưa đất ẩm, sâu dày, thoát nước. Có thể chịu khô kéo dài, nhưng kích thước thân sẽ nhỏ đi. Tính chịu khô của mạy cần kém tầm vông, và tính ưa ẩm cao hơn tầm vông. Vì vậy có thể mở rộng vùng trồng mạy cần ở các tỉnh Bắc trường Sơn và vùng Đông Bắc. Đã gặp mạy cần ra hoa lẻ tẻ từng khóm ở huyện Con Cuông (Nghệ An) và huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Mạy Khẩu Lam Công dụng: Thân cây mạy khẩu lam được sử dụng phổ biến trong xây dụng (cột nhà, vách nhà, ván lợp hay ván ốp), làm cần câu; nó cũng dễ chẻ thành nan để đan hàng mỹ nghệ. Cây cũng được sử dụng để chế biến bột giấy. Đặc biệt cây được sử dụng để nấu cơm lam, một loại cơm nổi tiếng của người Thái và người Lào ở nước ta. Muốn nấu cơm lam, lấy lóng thân của cây tre non, khoảng 1 năm tuổi; chặt 2 đầu lóng, nhưng một đầu giữ lại đốt (phía dưới). Đổ gạo nếp đã vo vào ống tre, cho nước vừa đủ, dùng lá hay rơm nút ống tre lại và đun trên lửa cho đến khi vừa chín tới. Khi ăn, bóc lớp vỏ thân cứng ở phía ngoài, còn lại lớp màng phía trong bao bọc cơm lam hình ống. Măng non của mạy khẩu lam cũng ăn được, nhưng vị hơi đắng, cần luộc bỏ 1-2 nước để bớt đắng trước khi chế biến các món ăn. Do có thân mầu lục đẹp và đặc biệt có mo thân màu đỏ nâu (màu da bò) trông rất lạ, nên mạy khẩu lam được trồng trong các công viên, trong vườn nhà, trên đường đi làm cây cảnh. Ở các vùng phía Nam của tỉnh Vân Nam, mạy khẩu lam được trồng làm hàng rào quanh các vườn gia đình hoặc làm cây cảnh trong các công viên. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc thành cụm thưa, rụng lá vào mùa khô. Thân thẳng, ngọn hơi rủ, cao 7-30m, đường kính thân 2,5-7,5cm; lóng dài 20-45cm, màu xanh lục hoặc xanh xám; có vòng lông trắng nhạt ở dưới đốt. Đốt hơi nổi. Cành nhiều mọc từ các đốt giữa thân, thường có kích thước bằng nhau. Bẹ mo cao 10-15cm, rộng 15- 20cm, hình thang, dày, cứng, chất da, màu đỏ nâu, bóng, thường giữ lâu trên thân; phía gốc bẹ mo có lông màu đen, cứng áp sát vào bẹ; lá mo hình trứng, gốc hơi hình tim, cao 5cm và rộng bằng 1/2 đầu bẹ mo, mặt bụng phủ lông cứng, dày đặc; thìa lìa hẹp; 1,5-2mm, không bị xẻ, có lông mi màu trắng dày đặc; tai mo nằm ngang, kéo dài trên đỉnh bẹ mo, hình đường- ngọn giáo, chiều rộng 3-4mm, có lông lượn sóng dày đặc dọc theo mép phía trên. Lá hình ngọn giáo dài, kích thước 10-35 x 1,5-6,0cm; nhám ở cả 2 mặt phiến và mép lá, mặt dưới có lông thưa; bẹ lá có khía dọc nhẹ, nhẵn, trên đầu có phần dày lên và có lông mi; thìa lìa rất hẹp, không bị xẻ, thường không có tai lá. Cụm hoa mọc ở tận cùng trên các cành có lá hay không, rủ xuống mang các túm bông nhỏ hình đầu. Bông nhỏ dài 1-2cm, gồm 1-2 hoa bất thụ ở gốc, trên là các hoa hữu thụ. Tận cùng bông nhỏ là 1 hoa bất thụ hoặc là một trục hình sợi. Quả dĩnh, hình trứng, dài khoảng 1 cm, tận cùng bởi 1 mỏ cũng dài khoảng 1 cm. Phân bố: - Việt Nam: Mới gặp mạy khẩu lam mọc ở Hà Giang (Hàm Yên) và Sơn La (Mai Sơn, Thuận Châu và thị xã Sơn La) dưới dạng cây trồng. Theo nhân dân loài tre này đã được trồng rất lâu đời ở vùng Tây Bắc để làm cơm lam. Hiện nay rất khó xác định loài tre này là cây bản địa hay cây nhập nội. - Thế giới: Cây phân bố rộng, từ phía đông của Ấn Độ, Nêpal và Myanmar, qua phía Bắc Thái Lan và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cây cũng được gieo trồng ở ngoài khu phân bố tự nhiên như: Hồng Kông, lndonesia, Puerto Rico. Đặc điểm sinh học: Cây mọc phổ biến ở các khu rừng hỗn giao lá rụng gỗ và tre nứa của Ấn Độ và Myanmar. Trong các khu rừng ẩm hơn, mọc xen hóp sào; ở những vùng khô hạn, là sinh cảnh của Dendrocalamus strictus, mạy khẩu lam cũng mọc phổ biến, nhưng bị cằn cỗi và kích thước nhỏ. Đây là loài tre đặc trung cho các nước có đồi núi thấp, phát triển tốt trên đất sét thoát nước và chúng thường mọc thành những đám rừng lớn. Cây sinh trưởng chậm. Trong điều kiện đất và khí hậu thích hợp, mạy khẩu lam phải cần 12-15 năm mới phát triển thành bụi tre trưởng thành và đạt đường kính lớn nhất. Khi điều kiện không thuận lợi bụi tre mạy khẩu lam phải cần tới 30 năm mới phát triển đầy đủ. Trong một bụi tre trưởng thành, tỉ lệ số tre non/tre già là 1/3. Ở Ấn Độ, một bụi mạy khẩu lam sau khi trồng 4 năm có khoảng 20 cây với chiều cao 6m và đường kính 4cm và 6 năm sau khi trồng có 38 cây với chiều cao 10m và đường kính 4,4cm. Cây ưa sáng hoàn toàn, nên chỉ phát triển tốt ở nơi quang trống hoặc bị che sáng nhẹ. Dưới tán cây gỗ rậm rạp, cây phát triển rất kém. mạy khẩu lam cũng là cây ưa ẩm. Trồng nơi đất sâu dày, nhiều mùn, ven bờ nước cây có kích thước lớn và phát triển nhanh hơn so với cây trồng trên đất mòng, khô và ít chất hữu cơ. Cây thường có hoa hàng năm. Đôi khi có hiện tượng khuy trên một diện rộng, nhưng chưa có số liệu về chu kỳ khuy của cây. Khi ra hoa hàng năm, cây thường không có hạt. Năm 1978 có hiện tượng mạy khẩu lam khuy ở Thái Lan. Cũng năm này nạn chuột phát triển rất mạnh vì chúng ăn hạt có nhiều tinh bột. Năm tiếp theo, chuột chuyển sang tấn công đồng lúa, gây rất nhiều thiệt hại cho mùa màng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf70_5333.pdf
Tài liệu liên quan