Thân mậy bông được dùng vào nhiều việc như: xây dựng, đan lát,
làm đồ đạc, nông cụ và làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Măng mậy bông
ăn được nhưng có vị hơi đắng, nên nhiều nơi không dùng làm thức ăn. Ở
Thái Lan, mậy bông thường dùng trong thủ công nghiệp và dùng các loại
nhựa dầu để đánh bóng; đôi khi mậy bông được trồng làm hàng rào quanh
vườn hoặc hàng rào chắn gió.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Mậy Bông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mậy Bông
Công dụng:
Thân mậy bông được dùng vào nhiều việc như: xây dựng, đan lát,
làm đồ đạc, nông cụ và làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Măng mậy bông
ăn được nhưng có vị hơi đắng, nên nhiều nơi không dùng làm thức ăn. Ở
Thái Lan, mậy bông thường dùng trong thủ công nghiệp và dùng các loại
nhựa dầu để đánh bóng; đôi khi mậy bông được trồng làm hàng rào quanh
vườn hoặc hàng rào chắn gió. Kích thước của sợi thân: chiều dài 1,45-
3,0mm; đường kính 15-20µm; đường kính khoảng 5-5,6µm; vách dày 3,2-
7,5µm. Tính chất cơ lý: ở độ ẩm 12% (ngoài trời ), có tỷ trọng 722kg/cm3;
modul đàn hồi 10.070-12.304N/mm2; lực ép dọc 68N/mm2. Ở độ ẩm 73,6 %;
tỷ trọng 658kg/m3; module đàn hồi 7.980N/mm2, lực ép dọc thớ 40,7N/mm2
. Thành phần hoá học của thân gồm holocellulose 64%; pentosan 18%;
lignin 25%; tro 2-3%; chất tan trong nước lạnh 2,6%; trong nước ấm 5%;
trong dung dịch cồn - benzen 1,9% và trong dung dịch NaOH 21,8%. Măng
ăn được, nhưng không được dùng phổ biến.
Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm hơi thưa; chiều cao thân
8-15m, đường kính 5-10cm, ngọn hơi cong, phần dưới thẳng, chiều dài lóng
40-60cm, lúc non phủ phấn sáp trắng, vách thân khá dày 1-2,5cm, đốt không
nổi, phía trên vòng mo một số đốt ở gốc có vòng lông tơ màu trắng xám và
có rễ khí sinh; chia cành thường bắt đầu từ đốt thứ nhất kể từ gốc; cành ít
đến nhiều, mọc cụm, cành chính rõ, dài và to hơn cành khác, các cành ở
dưới thường cong xuống, các cành ở giữa thân vươn dài và gần nằm ngang.
Bẹ mo rụng sớm, chất da dày, lúc non mặt lưng phủ sáp trắng và mọc dày
lông gai, màu nâu tối dễ rụng; đỉnh hình cung tròn không đối xứng, mép phủ
lông mảnh rất ngắn; tai mo không bằng nhau rõ, có nếp nhăn rõ dạng sóng,
mép có lông mi cong, tai to lệch nghiêng xuống dưới rõ rệt, mức độ lệch có
thể tới 1/3 chiều dài cả bẹ mo, dài 4,5-5cm, rộng khoảng 1,5cm; lưỡi mo cao
1,5-2mm, mép nguyên, không lông hay phủ lông mảnh rất ngắn; phiến mo
đứng thẳng, hình trứng rộng gần đối xứng, mặt lưng không lông, mặt bụng
phủ lông cứng ráp, đầu nhọn, gốc sau khi hơi thu hẹp hình tim hay hình tròn
thì trải ra ngoài 2 bên và nối liền với tai mo, phân nổi liền này dài 1-1,3cm,
bề rộng gốc phiến mo bằng khoảng 5/8 bề rộng đầu bẹ mo, mép gần gốc
dạng sóng và phủ lông mảnh ngắn. Lá 5-10, phiến hình dải rộng đến hình
lưỡi mác dạng dải, dài 15-20cm, rộng 2-4cm, mặt trên không lông hay đôi
khi gần gốc phủ lông cứng ngắn, mặt dưới màu lục nhạt và mọc dày lông
mềm ngắn, đầu nhọn, có mũi nhọn nhỏ ráp cong xoắn, gốc gần hình tròn hay
hình nêm; cuống lá gần không lông, dài khoảng 2mm; bẹ lá không lông,
lườn dọc rõ, lưng có gờ; tai lá thường không phát triển hoặc khuyết, lông mi
miệng bẹ mỗi bên chỉ 1-2 chiếc hay không tồn tại; lưỡi lá gần hình cắt
ngang, cao 1 mm, mép xẻ răng nhỏ.
Bông nhỏ đơn độc hay 2-5 chiếc mọc tụm ở các đốt của cành cụm
hoa, bông nhỏ hình dải đến hình lưỡi mác dạng dải, dài 2,5-7,5cm, rộng
khoảng 5mm, mang 4-6 hoa, đỉnh có 1 hay 2 hoa nhỏ bất thụ; mày ngoài
hình trứng đến hình tròn dài, dài 1,5-2,5cm; rộng 7,5mm; không lông; có
nhiều gân; đầu nhọn; với mũi nhọn ngắn; đôi khi mép hơi phủ lông mảnh;
mày trong hơi ngắn hơn mày ngoài, có 2 gờ, trên gờ phủ lông mảnh, giữa
các gờ có 5-7 gân; mày cực nhỏ 3; bao phấn màu đỏ tím, dài 7,5-10mm, đầu
tù hay hơi lõm; bầu hình trứng ngược hay hình tròn dài dạng trứng ngược,
đỉnh dày lên và phủ lông cứng dài; vòi rất ngắn và phủ lông cứng, đầu nhuỵ
3, dạng lông vũ. Quả hình tròn dài; dài 7,5mm; mặt bụng có rốn hạt dạng
máng rãnh dọc, đỉnh phủ lông cứng dài.
Phân bố:
- Việt Nam: Mới gặp mậy bông phân bố ở các tỉnh vùng Tây Bắc
như: Lai Châu, Điện Biện, Sơn La. Vùng mậy bông mọc hoang dã và được
trồng nhiều nhất và lâu đời nhất là các huyện Mộc Châu và Thuận Châu
thuộc tỉnh Sơn La.
- Thế giới: Mậy bông phân bố ở khu vực Nam và Đông Nam Á châu,
từ Ấn Độ, Bangladesh, đến Myanmar, Thái Lan, Lào. Ở đây chúng vừa mọc
hoang dã, vừa được trồng. Mạy bông đã được nhập vào trồng ở Philipine và
lndonesia.
Đặc điểm sinh học:
Ngoài tự nhiên, mậy bông phân bố trong các rừng nửa rụng lá hay
rụng lá ở vùng núi, nơi có nhiệt độ trung bình cao và lượng mưa thấp,
thường không quá 1.500mm/năm và chia làm 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Thường gặp chúng trong các địa hình bằng phẳng ven chân núi, trong thung
lũng, dọc sông suối; nơi có độ ẩm cao, mậy bông thường là cây xanh quanh
năm và mọc chung với cơm lam (Cephalostachyum pergracíle), nơi khô hạn,
lượng mưa thấp, cây thường rụng lá vào mùa khô và mọc chung với mạy
sang (Dendroca/amus membranaceus), mạy puốc cai na (D. pachystachys).
Cây thường mọc thành đám nhỏ, không thành rừng lớn; chu kỳ khuy của
mậy bông ở Tây Bắc khoảng 30-50 năm (theo điều tra nhân dân); thời gian
khuy thường kéo dài 2 năm trong một vùng. Nhưng ngoài thời gian khuy,
mậy bông vẫn có hiện tượng ra hoa từng khóm hoặc trồng cây. Cây tái sinh
tốt bằng hạt sau khi khuy.
Tăng trưởng và đẻ măng của mậy bông khá nhanh. Ở Bangladesh,
theo rõi sự phát triển của 20 khóm mậy bông trồng bằng phương pháp vô
tính cho thấy, con số bình quân của mỗi bụi: năm đầu có 3 cây, năm thứ năm
8,8 cây, năm thứ 10 giảm chỉ còn 2,7 cây; chu vi của mỗi bụi cũng thay đổi,
trong năm đầu là 0,87m; năm thứ năm là 4,4m và năm thứ 10 là 5,9m; chiều
cao của cây cũng tăng từ 3,5m trong năm thứ nhất, 12m trong năm thứ năm
và 16m trong năm thứ 10. Măng xuất hiện vào đầu mùa mưa, lượng tăng
trưởng của cây non rất lớn, có thể đến 70cm/ngày; từ khi măng xuất hiện đến
khi cây tre phát triển đủ cành lá khoảng 2-3 tháng. Sau đó cây không phát
triển về chiều cao và đường kính nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 71_9657.pdf