Mạnh tông cho thân to, thẳng, cứng, vách thân dày nên thường dùng
làm cột nhà, cột điện, cầu cống. Măng ăn ngon, được nhiều người ưa thích
và được coi là một trong những loại măng ngon nhất trong các loài tre.
Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt dầy, nặng cân.
(vì vậy có địa phương người dân gọi là “Tre măng").
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Mạnh Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạnh Tông
Công dụng:
Mạnh tông cho thân to, thẳng, cứng, vách thân dày nên thường dùng
làm cột nhà, cột điện, cầu cống... Măng ăn ngon, được nhiều người ưa thích
và được coi là một trong những loại măng ngon nhất trong các loài tre.
Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt dầy, nặng cân...
(vì vậy có địa phương người dân gọi là “Tre măng"). Mạnh tông được trồng
khá nhiều ở Thái Lan. Theo con số thống kê năm 1995, diện tích trồng mạnh
tông của Thái Lan là 6.000ha. Kích thước trung bình của sợi thân tre mạnh
tông là: chiều dài 3,78mm; đường kính 19µm; khoang tế bào sợi rộng 7µm;
vách dày 6 µm. Độ ẩm trung bình trong thân mạnh tông tươi là 55% (76% ở
gốc và 36% ở ngọn); độ ẩm của thân sau khi chặt và hong tự nhiên ngoài
không khí là 15% (15-17% ở phần dưới và 13-14% ở phần ngọn), trọng
lượng riêng khoảng 0,7; lực chẻ dọc 81,6 N/mm2 và 103,4%, lực ép dọc thớ
là 22 N/mm2. Thành phần hoá học của thân tươi là: holloxenlulose 53%;
pentosan 19%; lignin 25%; tro 3%; chất tan trong nước lạnh là 4,5%; trong
nước nóng là 6%; trong cồn ben ben 1%; trong sút là 22%. Phần non ăn
được của thân tre khoảng 34% trọng lượng và nặng khoảng 5,4kg, khi chưa
bóc bẹ; khoảng 1,8kg, sau khi bóc bẹ. Măng mạnh tông có thể dùng đóng
hộp và chất lượng khá tốt.
Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-
20cm, đường kính 6-12(20)cm, ngọn dài, rủ xuống, mấy đốt ở gốc thân
thường có vòng rễ khí sinh; chiều dài lóng 30- 50cm, lúc non có lông gai
nhỏ màu nâu nhạt, và phủ lớp phấn trắng mỏng; vòng thân không nổi lên;
trên và dưới vòng đốt đều có một vòng lông nhung màu nhạt. Cây thường
chia cành cao, bắt đầu từ đốt thứ 9; mỗi đốt có nhiều cành mọc cụm, cành
chính rõ. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc tươi màu lục nhạt, mặt lưng có lông
gai nhỏ ép sát, màu trắng xám đến màu nâu, sau khi khô màu nâu nhạt, đầu
hình cung tròn, tai mo hình tam giác hẹp, dài 2cm, rộng khoảng 7mm, gấp
dạng sóng, phía đầu hơi mở rộng và gần hình tròn, mép có mấy chiếc lông
mi dạng sóng cong dài tới 6mm; lưỡi mo nổi lên, cao 7-10mm, mép đính
lông tua màu nâu dài 3-5mm; phiến mo hình lưỡi mác, thường lật ra ngoài,
hai bên gốc thu hẹp vào trong, gấp nhăn dạng sóng. Cành nhỏ mang 7-13 lá,
bẹ lá lúc đầu có lông gai nhỏ ép sát, về sau trở nên nhẵn, tai lá nhỏ, lông mi
miệng bẹ mấy chiếc; lưỡi lá, cao khoảng 2mm, mép nguyên hay xẻ răng
nhỏ; phiến lá hình lưỡi mác đến hình mác, dài (10)20-30(35)cm, rộng
(1,5)3-5cm, mặt dưới phủ lông mềm, gân cấp hai 7-11 đôi, gân ngang nhỏ
hơi rõ, mép lá một bên ráp, một bên hơi ráp, cuống lá dài 2-7mm.
Cụm hoa không lá, dài tới 50cm, mỗi đốt có ít đến nhiều bông nhỏ;
bông nhỏ dẹt, dài 6- 9mm, rộng 4mm, chứa 4 hay 5 hoa lưỡng tính, và một
hoa thoái hoá ở đỉnh; mày ngoài hình trứng rộng, càng lên phía trên càng
dài, dài nhất 8mm, lưng có lông nhỏ, phần trên của mép có lông mảnh; mày
trong dài bằng mày ngoài, lưng có 2 gờ, giữa các gờ có 2-3 gân, trên gờ và
mép đầu có lông mảnh, mày trong của hoa nhỏ trên cùng bị thoái hoá, trên
gờ không có lông mảnh, nhưng khoảng giữa các gờ có lông ráp; mày cực
nhỏ không lông; bao phấn dài 3-5mm (hoa nhỏ phía trên dài nhất), đầu có
mũi nhọn ngắn, không lông; bầu và vòi đều phủ lông nhỏ, đầu nhuỵ 1, dạng
lông vũ.
Phân bố:
- Việt Nam: Trước đây mạnh tông được trồng nhiều ở vùng trung du
và Đồng bằng Bắc Bộ (Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc
Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An) và vùng
Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí
Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An...). Hiện nay vùng trồng mạnh tông đã
được mở rộng do có nhiều giá trị sử dụng. Mạnh tông được trồng phân tán
từng khóm trong vườn nhà. Ở Thái Bình mạnh tông được trồng từng hàng
ven đê. Ở Hạ Hoà (Phú Thọ) nó được trồng thành đám.
- Thế giới: Mạnh tông phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Myanmar, lndonesia, Philippin.
Về nguồn gốc, nhiều người cho mạnh tông có nguồn gốc từ vùng
Đông Nam Á. Việt Nam có thể là quê hương của mạnh tông vì ở đây nó đã
được trồng từ rất lâu đời và theo một số thông tin gần đây thì tre mạnh tông
mọc tự nhiên trong một số thung lũng đá vôi vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hoá,
giáp với Ninh Bình.
Đặc điểm sinh học:
Cây phân bố ở vùng có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, độ cao so với
mặt biến dưới 1.500m. Tuy vậy nơi trồng thích hợp nhất của mạnh tông là
vùng có độ cao 400-600m, lượng mưa: 2.000-2.500mm. Trong vùng này
mạnh tông có thể mọc trên mọi loại địa hình và đất; nhưng vùng có địa hình
đồi thấp, đất cát pha đến đất thịt, thành phần cơ giới nặng và thoát nước là
tốt hơn cả. Vùng chân núi và thung lũng núi đá vôi cũng thích hợp để trồng
mạnh tông vì ở đây cây phát triển rất tốt, kích thước đạt tối đa, thể hiện rõ
nhất là ở vùng núi đá vôi Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá. Măng xuất
hiện khi bắt đầu có mưa và phát triển thành cây tre mới, trong khoảng 2-3
tháng. Cành cây phát triển khi thân tre đạt chiều cao tối đa. Cây trưởng
thành khi 3-4 tuổi. Đây cũng là tuổi tốt nhất đế khai thác thân tre. Bụi tre
trưởng thành, lúc cây đạt chiều cao và đường kính tối đa, là khoảng 5-6 năm
sau khi trồng. Khi đó bụi có đường kính khoảng 3m hay hơn và số cây trong
bụi khoảng 60 cây. Mạnh tông có khả năng sinh sản bằng hạt (đã thu được
cây con từ hạt). Cây cho nhiều măng, có thể ra nhiều đợt trong một vụ, nếu
măng đợt trước bị khai thác mạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72_041.pdf