Thân luồng chứa cellulose (54%) cao nhất trong các loài tre đã được
phân tích. Lignin (22,4%), pentozan (18,8%). Sợi luồng thường có nhiều dài
2,944mm, chiều rộng 17,84 µm (vách tế bào day 8,5µm). Với thành phần
hoá học và kích thước sợi của luồng, nếu dùng làm nguyên liệu sản xuất
giấy sẽ cho hiệu quả cao và chất lượng giấy tốt. Luồng ở độ ẩm thí nghiệm
có tỷ trọng 838 kg/m^3
. Độ co rút thể tích 0,68.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Luồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luồng
Luồng thanh hoá, mạy mèn, mạy sang mú
(Thái- Tây Bắc); mét (Thái)
Công dụng:
Thân luồng chứa cellulose (54%) cao nhất trong các loài tre đã được
phân tích. Lignin (22,4%), pentozan (18,8%). Sợi luồng thường có nhiều dài
2,944mm, chiều rộng 17,84 µm (vách tế bào day 8,5µm). Với thành phần
hoá học và kích thước sợi của luồng, nếu dùng làm nguyên liệu sản xuất
giấy sẽ cho hiệu quả cao và chất lượng giấy tốt. Luồng ở độ ẩm thí nghiệm
có tỷ trọng 838 kg/m3. Độ co rút thể tích 0,68. Mẫu đốt có độ bền nén dọc
thớ 696 kg/cm2; lóng có độ bền nén dọc thớ 764 kg/cm2. Độ bền kéo dọc thớ
của đốt 867 kgf/cm2, mẫu lóng 2846 kgf/cm2. Đốt có độ bền khi uốn tĩnh
tiếp tuyến 1531 kgf/cm2, ngoài vào 1431 kgf/cm2 và trong ra 1328 kgf/cm2;
Lóng có độ bền khi uốn tĩnh tiếp tuyến 1603 kgf/cm2, ngoài vào 1578
kgf/cm2, và trong ra 1418 kgf/cm2. Độ bền khi trượt dọc thớ của đốt 70
kgf/cm2 và lóng 57 kgf/cm2.
Vì vậy dùng luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông
vận tải, chèn hầm lò rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép
thanh cho sản phẩm vừa đẹp vừa chắc bền, được nhiều người ưa chuộng và
là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Măng luồng ăn ngon, kích thước lớn nên
ngoài ăn tươi còn được phơi khô. Trọng lượng bình quân của măng luồng là
1,15kg/1măng; tỷ lệ sử dụng khá cao (65-72%). Phân tích măng luồng đã thu
được các kết quả như sau: hàm lượng nước 92,01%; protein 2,26%; đường
tổng 2,47%; glucid 2,33%; cellulose 0,58%; và lipid 0,12% (Nguyễn Danh
Minh, 2005). Trong thập kỷ 70, tỉnh Thanh Hoá đã có xí nghiệp đóng hộp
măng luồng để xuất khẩu.
Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-18m,
đường kính 10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt gốc có vòng rễ khí
sinh; lóng màu lục xẫm, chiều dài 26- 32cm, phần phẳng dẹt một phía không
lông, phần trên có ít phấn trắng, bề dày vách thân 2 2,5cm; vòng thân không
nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía dưới vòng mo đều có một vòng
lông nhung màu trắng. Chiều cao dưới cành 0,5-1 m. Mỗi đốt thân có nhiều
cành, cành chính 3, trong đó một chiếc to khoẻ hơn rõ rệt, hay có lúc cành
chính không phát triển mà có một chồi ngủ lớn và các cành bên khá nhỏ, rủ
xuống. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc đầu màu nâu vàng, lông phủ phấn trắng
và có lông gai nhỏ màu nâu; tai mo liền với phấn kéo dài ra ngoài của gốc
phiến mo, dạng sóng, dài 5-15mm, rộng 2-3mm, phủ dày lông mi dạng lông
bờm lợn dài 1cm; lưỡi mo cao 5-8mm, đầu xẻ răng không đều; phiến mo lật
ra ngoài, gốc mặt bụng cũng phủ dày lông thẳng cứng dạng lông bờm lợn,
phần còn lại phủ lông gai nhỏ. Cành nhỏ 8- 15 lá; bẹ lá phủ lông; tai lá nhỏ,
dễ rụng, có mấy chiếc lông tua: lưỡi lá cao 1mm; chiều dài phiến lá 10-
15cm, rộng 1-2cm, gân cấp hai 5 hay 6 đôi.
Cụm hoa không mang lá, mỗi đốt đính 10-25 bông nhỏ, đường kính
trục cụm 1-2,2cm; bông nhỏ hình trứng ngược, dài 6-8,5mm, rộng 2-4mm,
màu lục vàng, gần không lông, hai hoa nhỏ; chiều dài mày ngoài 6-7mm,
rộng 4-5mm, đầu có mũi nhọn nhỏ dạng gai dài 0,8-1mm; chiều dài mày
trong 5-6mm, khoảng cách giữa hai gờ 1mm, có 3 gân; chiều dài chỉ nhị
6mm, bao phấn màu vàng hay sau khi khô màu tím, dài 6mm, đầu có mũi
nhọn; chiều dài nhuỵ 6- 7,5mm, phần trên của bầu cùng với vòi và đầu nhuỵ
đều phủ lông.
Phân bố:
Luồng có thể mọc tự nhiên hoặc trồng thành từng cụm phân tán ở
các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La. Các huyện phía Tây tỉnh Thanh
Hoá như Quan Hoá, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng rừng
luồng tập trung nhất (vì thế quen gọi là "Luồng thanh hoá"), nhưng luồng ở
đây đều ở dạng cây trồng.
Đặc điểm sinh học:
Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng,
ẩm. Mỗi năm có hai mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5
đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh,
mưa ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau lượng mưa chỉ có
khoảng 20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-
240C nhiệt độ tối đa có khi lên đến 420C. Độ ẩm không khí 87%. Lượng
mưa 1.600-2.000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm. Luồng
sinh trưởng tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới 800m so với mặt
biển; nơi đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa phải (dưới 300).
luồng thường được trồng trên đất feralit phát triển trên đá poocphia, đá vôi,
phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm hoặc hơn; thành
phần cơ giới thường là sét pha nặng đến sét trung bình; độ ẩm 80-90%; mầu
đất vàng hoặc vàng đỏ; pH (H2O) = 4,6-7; hàm lượng P2O5 Và K2O dễ tiêu
thường nghèo; hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp. Chưa gặp rừng luồng
mọc tự nhiên. Luồng được trồng thuần loại, hỗn giao với cây gỗ hoặc trồng
xen từng đám trong rừng thứ sinh với diện tích lớn và cũng được trồng phân
tán một số khóm xung quanh nhà. Những năm mới trồng, khi rừng chưa
khép tán có thể trong xen cây nông nghiệp như lạc, đỗ, ngô, sắn... Dưới tán
rừng luồng, cây gỗ tái sinh tự nhiên tương đối nhiều như: lim xanh
(Erythrophloum fordil), sòi tía (Sapium discolor), mán đỉa (Archidendron
clypearia), hu đay lá hẹp (Trema angustifolia); nhưng tồn tại lâu dài với
luồng chỉ có lim xanh.
Mới gặp luồng ra hoa từng khóm rồi chết và cũng khó tìm được hạt
luồng; vì vậy khả năng phát triển rừng luồng từ hạt chưa thực hiện được.
Thân ngầm, thân khí sinh, chét và cành là phương thức sinh sản vô tính của
luồng. Cây măng sau khi định hình, ra cành lá đầy đủ thì những mầm ở gốc
bắt đầu phát triển để cho thế hệ măng tiếp theo. Sinh trưởng của măng có thể
chia thành 3 thời kỳ chính:
- Thời kỳ 1: Măng phát triển ngầm trong đất, khoảng từ tháng 9-10
năm trước đến tháng 4-5 năm sau.
- Thời kỳ 2: Măng lên nhú khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều
cao, khoảng từ tháng 4-5 đến tháng 7-8 gọi là mùa ra măng.
- Thời kỳ 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành lá và rễ, khoảng từ
tháng 7-8 đến tháng 10-11 ; Sau giai đoạn này cây măng có thể sống độc lập.
Vì vậy giống trồng lấy từ cây tuổi 1 là tốt nhất. Luồng 1-2 năm tuổi - thân
non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn,
thịt trắng. Luồng 3-4 năm tuổi là cây vừa, mầu xanh sẫm; luồng 5 tuổi trở
lên là cây già và là đối tượng khai thác, cây càng già máu mặt lóng càng xám
lại và xuất hiện nhiều vết địa y, thịt hồng đỏ, bó mạch rõ. tuổi thọ của luồng
khoảng 8-10 năm. Quan hệ giữa cây trong khóm vừa cung cấp chất dinh
dưỡng vừa làm chỗ dựa cho nhau. Sau khi trồng 5-6 năm rừng luồng đã có
thể đưa vào khai thác. Một khóm luồng chuẩn có khoảng 20-40 cây (15-20
cây trong một khóm sau khai thác, 30-40 cây trong một khóm khi đến chu
kỳ khai thác), tỷ lệ các cấp tuổi gần bằng nhau và có 5-8 măng mới được
sinh ra hàng năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_7465.pdf