Tìm hiểu cây Lai

- Thành phần hoá học: Khô dầu lai chứa 45-50% protein; 1,5-2,0%

K2

O; 40-4,5% P

2O5 và một chất gây xổ mạnh, nên chỉ có thể dùng làm phân

bón. Một kg hạt lai có khoảng 140-150 hạt; trong hạt vỏ chiếm 65-70%,

nhân hạt chỉ khoảng 30-35% trọng lượng. Thường 100 g nhân gồm: 5-8 g

nước; 8-22 g protein; 60-62 g dầu béo; 7-18 g hydratcacbon; 2-3 g chất xơ

và 3-4 g tro. Năng lượng đạt 2675 kj/100g.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAI Công dụng: - Thành phần hoá học: Khô dầu lai chứa 45-50% protein; 1,5-2,0% K2O; 40- 4,5% P2O5 và một chất gây xổ mạnh, nên chỉ có thể dùng làm phân bón. Một kg hạt lai có khoảng 140-150 hạt; trong hạt vỏ chiếm 65-70%, nhân hạt chỉ khoảng 30-35% trọng lượng. Thường 100 g nhân gồm: 5-8 g nước; 8-22 g protein; 60-62 g dầu béo; 7-18 g hydratcacbon; 2-3 g chất xơ và 3-4 g tro. Năng lượng đạt 2675 kj/100g. Dầu chiết từ nhân hạt là chất lỏng, màu vàng nhạt, không mùi vị, có tỷ trọng 0,920- 0,925, chỉ số chiết quang ở 350C là 1,4930', chỉ số iod 132-164 (167), chỉ số xà phòng 187-199 và chỉ số không xà phòng 0,62-0,9. Các acid béo có trong dầu gồm: linoleic (33-48%), linolenic (22-35%), oleic (10-35%), palmitic (4-9%) và stearic (4- 7%). - Công dụng: Dầu lai được dùng trong công nghiệp chế biến sơn, véc ni, sản xuất dầu bôi máy, xà phòng, thắp sáng, làm chất hoá dẻo... Nhiều năm trước đây nhân dân một số vùng miền núi phía Bắc nước ta (Cao Bằng, Hà Giang) hoặc ở các nước khác như Trung Quốc, lndonesia... đã dùng dầu lai làm thực phẩm thay mỡ lợn để rán cá, đậu... Tuy vậy trong dầu lai chứa một số chất độc có tác dụng gây nôn mửa, đau đầu nên ít được sử dụng làm thực phẩm. Muốn sử dụng để ăn, cần phải khử hết các hợp chất độc. Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như ở Ấn Độ, Philippin... dầu hạt lai được dùng làm thuốc xổ, thuốc chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, một vài bệnh về tóc. Vỏ thân chữa sâu răng, tràng nhạc... lá dùng chữa bong gân, sai khớp. Lai là cây gỗ lớn, tán lá đẹp, rễ ăn sâu và sống lâu năm nên có thể trồng làm cây bóng mát trên đường phố hoặc trong công viên. Cây cho gỗ trong xây dựng, có phẩm chất trung bình. Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh cao tới 20-30 m, đường kính 30-40(60) cm. Thân hình trụ không thẳng, vỏ nhẵn màu trắng xám xanh; thịt vỏ màu hồng. Cành non có cạnh, phủ, có lông hình sao ngắn. Lá mọc so le, thường tập hợp ở đỉnh cành, phiến lá hình trứng, hình mác rộng hay gần hình tròn, kích thước 10-20 x 4-17 cm, nguyên hay chia thành 3-5 thùy, đầu nhọn, gốc hình nêm nhọn hay hình tim, phủ đầy lông lúc non, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới trắng trắng, gốc lá có hai tuyến. Lá của cành non thường chia thùy trong khi ở cành già thường hình hơi ba cạnh. Hoa đơn tính, cùng gốc, mọc thành chùy ở đầu cành, màu trắng, dài từ 10-15 cm. Hoa đực có cuống mảnh, ống đài hình trứng bọc kín nụ, sau chẻ 2-3 thuỳ không đều, mặt ngoài phủ lông hình sao, tràng 5 cánh, hình dải thuôn, 10-15 nhị. Hoa cái tương tự hoa đực, có hai lá noãn hợp thành bầu trên. Quả hạch gần hình cầu, hình trứng hay hình bầu dục nằm ngang, kích thước 5-6 x 4-7 cm, có 1 hay 2 hạt hình trứng nhăn nheo, đường kính 3-4 cm với bề dày 1-11,5 mm, cứng như đá. Vỏ hạt màu đen. Phân bố: - Việt Nam: Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, hiện được trồng ở khắp nơi như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và các tỉnh thuộc Tây Nguyên. - Thế giới: Lai phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và New Zealand. Đặc điểm sinh học: Lai là loài có biên độ sinh thái rộng, mọc khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Cây ưa sáng và nóng ẩm, nhưng cũng chịu lạnh khá tốt (vẫn tồn tại ở vùng có sương muối và băng giá). Nhiệt độ trung bình năm trên dưới 200C là thích hợp với sinh trưởng và phát triển của lai. Thường gặp ở các vùng có độ ẩm cao, khoảng 80% và lượng mưa trung bình năm 1000- 2000 mm. Tuy ưa ẩm, nhưng cây không chịu úng ngập. Thường mọc tốt trên các loại đất có tầng sâu dày, ẩm, nhiều mùn, phong hoá từ đá vôi. Trong tự nhiên gặp lai mọc tốt trên các loại đất nương rẫy cũ, trong các thung lũng đá vôi, ven chân núi hoặc dọc sông suối ở độ cao 100- 400 (1000) m trên mặt biển. Cây tái sinh từ hạt tốt, tại một số nơi chúng mọc tập trung thành những vạt rừng rộng lớn, dân địa phương gọi là "rừng lai" như ở Thác Riềng (Bắc Kạn), Vĩnh Linh (Quảng Trị)... Ở điều kiện thích hợp, cây mọc từ hạt, sau 5-6 năm đã đạt chiều cao 6-8 m và ra hoa, bói quả. Cây trưởng thành có bộ rễ ăn rất sâu và phát triển mạnh, nên chịu hạn khoẻ và ít đổ vì gió bão. Mùa hoa tháng 2-4; mùa quả tháng 10-12 hoặc tháng 1-2 năm sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf50_4919.pdf
Tài liệu liên quan