Dùng phấn có lóng dài, nên được dùng để đan phên cót, tăm mành
và làm hàng mỹ nghệ. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến ván ép, làm sợi và làm giấy.
Măng dùng phấn ăn được, nhưng chất lượng không cao và tỷ lệ xơ
lớn, nên rất ít khi được người dân sử dụng. Măng dùng không thấy bán trong
các chợ địa phương.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Dùng Phấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng Phấn
Công dụng:
Dùng phấn có lóng dài, nên được dùng để đan phên cót, tăm mành
và làm hàng mỹ nghệ. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến ván ép, làm sợi và làm giấy.
Măng dùng phấn ăn được, nhưng chất lượng không cao và tỷ lệ xơ
lớn, nên rất ít khi được người dân sử dụng. Măng dùng không thấy bán trong
các chợ địa phương.
Cây có dáng đẹp vì thân già màu lục sẫm và thân non (dưới 12 tháng)
được bao phủ bởi lớp phấn trắng như dát bạc nên có thể trồng làm cây cảnh
trong các công viên, vườn gia đình và ven bờ nước...
Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm. Thân đứng thẳng, ngọn
hơi cong, chiếu cao 5-10m, đường kính 3-5cm, lóng lúc non phủ sáp màu
trắng, không lông, thường dài 30-45cm, lóng dài nhất có thể đến 1 m, bề dầy
vách thân 3-5mm, vòng thân phẳng, vòng mo hơi nổi; lúc đầu phía dưới đốt
có một vòng với nhiều lông gai màu nâu hướng xuống, sau dần dần không
lông.
Bẹ mo rụng sớm, mỏng, cứng, sau khi rụng để lại một vòng hẹp; lúc
non mặt lưng phủ sáp trắng và có lông gai nhỏ, thưa; sau lông gai rụng đi,
làm cho phần trên mặt lưng bẹ mo nhẵn; nhưng phía gốc vẫn có lông mềm
màu nâu đen tồn tại. Tai mo hình dải hẹp, mép có lông mi màu nhạt, dài
mảnh có ánh bóng; lưỡi mo cao khoảng 1,5mm, đầu cắt bằng hay nổi lên,
mép trên có răng lược hay có lông mi dài; phiến mo màu lục vàng nhạt, lật
ra ngoài, dễ rụng, hình lưỡi mác dạng trứng, đầu nhọn và mép cuộn vào
trong, gốc hình tròn thu hẹp, bề rộng đáy bằng khoảng 1/5 đầu bẹ mo, mặt
lưng ít nhiều có lông gai nhỏ mọc dày, mặt bụng có lông và hơi ráp. Cây
phân cành cao, thường bắt đầu từ đốt thứ 8, ít hoặc nhiều cành mọc cụm,
kích thước gần bằng nhau, không lông, nhưng phủ sáp; cành nhỏ thường
mang 7 lá; bẹ lá không lông, phiến lá khá dày, hình lưỡi mác đến lưỡi mác
dài, hai bên gốc không đối xứng, thường dài 10-16cm, rộng 1-2cm, mặt trên
nháp, mặt dưới lúc đầu phủ lông nhỏ, sau trở nên không lông, đầu nhọn, gân
cấp hai 5-6 đôi.
Cụm hoa rất dài, nhỏ, không lá, mỗi đốt thường mang 1-2 bông nhỏ,
hình trứng rộng, có thể dài tới 2cm, không lông, đầu nhọn, chứa 4 hay 5 hoa
nhỏ, phình to, một hay hai hoa phía dưới cùng khá to, 1 hay 2 hoa phía trên
bị thoái hoá, có 1 hay 2 phiến lá bắc, mày ngoài hình trứng rộng, dài 9-
12mm đầu tù, nhưng có mũi nhọn nhỏ, mặt lưng không lông, mép phủ lông
mảnh. Mày trong dài gần bằng mày ngoài, đầu tù hay cắt bằng, mày cực nhỏ
3, gần bằng nhau, đỉnh bầu phủ lông cứng ráp, vòi dài 1-2mm; đầu nhuỵ 3
hay 2, dạng lông vũ thưa. Vỏ quả chưa chín, phần trên cứng, sau khi khô
hình tam giác, quả chín hình trứng, dài 8-9mm, màu nâu sẫm, mặt bụng có
rãnh.
Phân bố:
- Việt Nam: Dùng phấn được nhập vào trồng ở miền Bắc Việt Nam
từ rất lâu đời. Trong rừng tự nhiên chưa gặp loài tre này. Cây được trồng
nhiều ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ (Hà Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang). Hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn
của tỉnh Bắc Giang là nơi tập trung nhiều dùng phấn nhất.
- Thế giới: Đây là loài tre đặc hữu của vùng Nam Trung Quốc. Phân
bố nhiều ở các tỉnh: Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây.
Đặc điểm sinh học:
Cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa, có lượng mưa cao, nhiệt độ
trung bình năm 18-250C, địa hình đồi núi trung bình, độ cao dưới 500m so
với mặt biển. Cây ưa đất feralite đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc phiến
thạch sét. Nhưng cũng phát triển tốt trên đất phù sa ven sông suối có độ ẩm
cao. Đông Bắc Việt Nam là vùng thích hợp nhất để phát triển loài dùng
phấn. Dùng phấn thường được trồng từng khóm rải rác ở chân đồi, trên các
bãi trống quanh nhà, ven đường đi. Tốc độ phát triển của dùng phấn rất
nhanh, sau 3 năm trong là có thể thành bụi lớn và có thể khai thác được.
Chưa gặp dùng phấn ra hoa ở Việt Nam. Mùa măng từ tháng 6 đến tháng 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61_4769.pdf