Dừa nước là một loài cây LSNG đa tác dụng. Từ rất lâu đời người
dân địa phương đã sử dụng cây dừa nước vào nhiều mục đích khác nhau. Lá
dừa nước có kích thước lớn được dùng để lợp và làm vách nhà, làm chổi,
đan rổ rá, làm chiếu và đan mũ; các sợi từ bẹ lá dùng làm ván ép tốt. Nội
nhũ sừng (cùi) non ăn được, có thể dùng làm mứt. Ở nhiều nước châu Á, từ
rất lâu đời, dung dịch ngọt lấy từ cuống cụm hoa quả dừa nước được dùng
để chế thành đường, nước giải khát, hay dấm ăn.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Dừa Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dừa Nước
Công dụng:
Dừa nước là một loài cây LSNG đa tác dụng. Từ rất lâu đời người
dân địa phương đã sử dụng cây dừa nước vào nhiều mục đích khác nhau. Lá
dừa nước có kích thước lớn được dùng để lợp và làm vách nhà, làm chổi,
đan rổ rá, làm chiếu và đan mũ; các sợi từ bẹ lá dùng làm ván ép tốt. Nội
nhũ sừng (cùi) non ăn được, có thể dùng làm mứt. Ở nhiều nước châu Á, từ
rất lâu đời, dung dịch ngọt lấy từ cuống cụm hoa quả dừa nước được dùng
để chế thành đường, nước giải khát, hay dấm ăn. Ở các chợ miền Tây Nam
Bộ, loại đường đen làm từ dịch dừa nước được bán khá phổ biến. Ở
lndonesia, Malaysia và Philippin dung dịch cụm hoa dừa nước lên men nhẹ
để tạo ra một loại nước uống như bia của địa phương.
Dừa nước còn được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, đầu răng; Một
số nơi dùng cùi dừa nước khi già rất cứng để thử chế biến các hàng mỹ
nghệ... nhưng đã thất bại vì nó dễ bị nấm và côn trùng phá hại. Dừa nước là
cây có vai trò quan trọng bảo vệ các bờ kênh rạch, chống xót mòn, lở đất do
sóng mạnh đánh vào bờ. Nó cũng có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch. Ở
bờ các đầm nuôi tôm nước lợ, trồng dừa nước dọc theo mương, vừa có tác
dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc
nắng nóng.
Hình thái:
Cây mọc ven bờ nước, có thân ngầm đơn trục bò lan trên mặt đất,
đường kính đến 45cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên nhau, trông như
các chiếc thớt, mặt dưới có rễ. Lá mọc cụm, 3-5 lá, vươn lên theo chiều
đứng thẳng, dài 3,0-6,5m; dạng lông chim; cuống lá rất mập, dài đến 1,5m;
hình trụ, có rãnh ở bên; góc phình lên thành hình bẹ ngắn; thuỳ lá con nhiều,
hình đường, dài 1,2-1,5m; rộng 6,5-8,5cm: dai, gân giữa ở mặt dưới mang
nhiều vảy mầu nâu ép sát. Cụm hoa đơn độc, nằm trong nách lá, đứng thẳng
và phân nhánh, cao đến 60- 90cm, có nhiều lá bắc; cuống mập hình trụ, dài.
Hầu hết các nhánh có lá bắc lớn, hình ống, dai. để bảo vệ hoa và quả. Các
cụm hoa đực hình bông thường mọc từng đôi, hình trụ, thường hơi cong, dài
khoảng 5cm. Hoa có 2 dạng rất khác nhau, nhưng chúng có bao hoa giống
nhau; hoa đực mang 3 nhị; chỉ nhị dính thành cột, không có nhuỵ thoái hoá;
hoa cái cũng không có nhị thoái hoá, bầu 3 lá noãn rõ, hơi dài hơn bao hoa,
không bằng nhau, hơi cong và có cạnh, với núm nhuỵ hình phễu.
Cụm quả lớn, hình cầu, đường kính khoảng 40cm. Quả hạch, phát
triển từ 1 lá noãn, bị ép và có cạnh không đều, hình tháp, kích thước 10-
15x6-8cm, màu nâu đến đen nhạt; vỏ quả nhẵn, lớp giữa có sợi, lớp phía
trong dày. Hạt hình trứng rộng, phía bên có gờ, rễ ở gốc, nảy mầm ngay trên
cây, với rễ mầm thò ra và đẩy quả ra ngoài.
Phân bố:
- Việt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào. Tập
trung nhiều ở các vùng nước lợ và cửa sông của các tỉnh thuộc miền Đông
và Tây Nam Bộ, như thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Phú Quốc). Khoảng những năm 50
của thế kỷ trước, dừa nước đã được đưa ra trồng thử ở bến phà Rừng (Quảng
Ninh), cây có thể sinh trưởng, phát triển bình thường.
- Thế giới: Dừa nước phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đây là
loài thuộc nhóm một lá mầm cổ nhất. Hoá thạch của cây tìm thấy cả ở Châu
Âu và Châu Mỹ.
Đặc điểm sinh học:
Đây là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình
thấp 200C. Và nhiệt độ trung bình cao nhất 32-350C. Khí hậu tốt nhất để cây
phát triển là vùng từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn hơn
100mm/tháng và phân bố đều trong năm. Dừa nước chỉ mọc ở vùng nước lợ,
tập trung nhất là các cửa sông, dọc theo các kênh rạch và các con sông đào
vùng ven biển. Nó có thể xâm nhập ngược của sông hàng chục kilômet. Rất
ít gặp dừa nước dọc theo các bờ biển. Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là
thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính vì vậy dừa nước mọc
rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triệu, có độ mặn từ 1-9mg/1ít; chúng phát
triển mạnh trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5, lượng
oxygen thấp.
Dừa nước thường mọc thành quần thụ thuần loại, nhưng ở một số
nơi, chúng mọc lẫn với các loài cây gỗ của rừng ngập mặn như đước, vẹt,
mắm; tầng dưới rừng là các loài ô rô, ráng và lá náng. Các quần thụ dừa
nước tự nhiên mọc rất dày đặc, tuỳ theo các địa phương, số cây trong 1ha từ
2.000-5.000 hoặc 10.000 cây. Hoa dừa nước muốn thụ phấn phải nhờ một
loài ruồi thuộc họ Ruồi dấm (Drosophilidae). Mùa quả chín tháng 2-4; mỗi
buồng có từ 40-60 quả. Mỗi kilogram có 9-12 quả. Một cụm quả có khoảng
88-133 quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_8506.pdf