Tìm hiểu cây Dành Dành

Hạt dành dành có tên vị thuốc là "chi tử'', được dùng nhiều trong y

học cổ truyền làm thuốc chữa các bệnh: sốt vàng da, bệnh về gan, đau mắt

đỏ, tiểu tiện khó khăn, Hạt dành dành sao cháy làm thuốc cầm máu trong

trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam.Thường dùng phối hợp với các vị

thuốc khác. Dành dành còn sử dụng làm chất màu thực phẩm và nhuộm vải.

Chất gardenolic B có tác dụng ngừa thai

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu cây Dành Dành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dành Dành Công dụng: Hạt dành dành có tên vị thuốc là "chi tử'', được dùng nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc chữa các bệnh: sốt vàng da, bệnh về gan, đau mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn,… Hạt dành dành sao cháy làm thuốc cầm máu trong trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam... Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Dành dành còn sử dụng làm chất màu thực phẩm và nhuộm vải. Chất gardenolic B có tác dụng ngừa thai. Hình thái: Cây bụi, cao 1-2 m, xanh tốt quanh năm, phân cành nhiều. Cành màu nâu, nhẵn, có khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình mác thuôn hay trái xoan thuôn, dài 7 - 14 cm, rộng 2 - 5 cm, gốc thuôn hẹp, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, bóng, mặt dưới nhạt, gân nổi rõ; cuống lá rất ngắn; lá kèm to, bao quanh thân, cành. Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng hoặc trắng ngà, rất thơm; cuống hoa có 6 cạnh, 6 lá đài thuôn nhọn, ống đài dài 8 mm, có 6 cạnh dọc, cánh hoa 6, tròn đầu, ống tràng nhẵn, dài 4,5 cm, 6 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn tù; bầu 2 ô, noãn nhiều. Quả hình trứng, cao 2,5 - 4,5 cm, rộng 1 ,5 - 1 ,8 cm, có đài tớn tại và 6 - 7 cạnh lồi có cánh, màu vàng khi chín, thịt quả màu vàng cam; hạt nhiều, dẹt. Phân bố: Việt Nam: Dành dành phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đến vài tỉnh Khu IV cũ. Đáng lưu ý nhất là ở các tỉnh Quàng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Cây còn được trồng rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản và có thể cả ở Lào. Đặc điểm sinh học: Dành dành là cây ưa sáng, cũng có thể hơi chịu bóng, cây ưa ẩm và có thể chịu được ngập nước bán phần, do thường mọc ở bờ ao hoặc xen lẫn trong các bụi rậm gần bờ khe suối. Cây ra nhiều hoa quả hàng năm; nhũng cây được chiếu sáng đầy đủ thấy có hoa quả nhiều hơn cây bị che bóng. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và bằng cây chồi sau khi bị chặt; các cành bánh tẻ đem giâm xuống đất ẩm cũng có khả năng nảy mầm. Dừa Cạn Công dụng: Dược liệu dừa cạn dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, tiểu tiện ít và có màu đỏ, bế kinh...Ngày dùng 8 - 20 gam dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Ngoài ra, từ năm 1958 đến nay, một số alcaloid hoặc hợp chất bán tổng hợp từ chúng đã được làm thành thuốc viên hoặc thuốc tiêm để chữa bệnh cao huyết áp và bệnh ung thư máu, có kết quả tốt. Hình thái: Cây thảo, sống 1 - 3 năm, cao 40 - 60 cm, phân cành nhiều. Thân hình trụ nhẵn, lúc non hơi dẹt, màu xanh lục nhạt, sau chuyển màu đỏ hồng, mang nhiều sẹo lá. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 4 - 6 cm, rộng 2 - 3 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới hơi nhạt, cuống lá dài 0,2 - 1 cm. Hoa màu hồng hoặc trắng, có cuống dài 1,2 mm, mọc đơn độc ở ngọn và kẽ lá gần ngọn; đài hình ống ngắn có 5 thuỳ thuôn nhọn, tràng 5 cánh hợp, ống tràng dài 3 cm, rất hẹp và hơi phình ra ở dưới các cánh hoa; nhị 5 đính ở họng của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn; bầu có hai lá noãn dính nhau. Quả khô, gồm hai đại hẹp, dài 2,5 - 3 cm, rộng 2 - 3 mm, mọc thẳng hơi choãi ra; hạt nhỏ nhẵn, hình trứng, xếp 2 hàng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Phân bố: Việt Nam: Dừa cạn có nguồn gốc từ đảo Madagasca. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Dừa cạn có nhiều ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và ở 2 đảo lớn là Phú Quốc và Côn Đảo. Thế giới: Đảo Hải Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, lndonesia và Madagasca. Đặc điếm sinh học: Cây ưa sáng và ẩm hoặc trong một giới hạn nào đó có thể hơi chịu đ- ược hạn, nhưng sinh trưởng phát triển kém. Dừa cạn có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất pha cát ở vùng ven biển. Hàng năm cây tái sinh từ hạt vào tháng 3 - 4, ở phía Nam mọc muộn hơn vào đầu mùa mưa. Cây sinh trưởng phát triển nhanh trong.mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều, nhất là ở nơi được chiếu sáng đầy đủ. Mùa hoa quả: tháng 3 - 8. Quả khi già tự mở cho hạt rơi xuống đất. Tỷ lệ hạt nảy mầm trong tự nhiên chỉ vào khoảng 40%, trong trồng trọt có thể đạt 90% (H. Sutarno & Rudjiman, 1999).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_8784.pdf