Tiểu luận Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta được bắt đầu từ cuối năm 1960. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III( 9- 1960) của Đảng lao động Việt Nam đã quyết nghị “ Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Sự nghiệp đó đến nay vẫn còn tiếp tục.

Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh và điều kiện:

- Trong suốt thời gian tiến hành công nghiệp hóa, tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến rất sôi động, phức tạp và không thuận chiều. Bắt đầu công nghiệp hóa được bốn năm thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đất nước phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng; miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì kẻ thù gây ra chiến tranh biên giới. Chiến tranh biên giới kết thúc lại kéo theo cấm vận của Mỹ.

- Nếu những năm 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, phát triển nhanh không thua kém nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, có uy tín trên thế giới đã tạo ra hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho công nghiệp hóa ở nước ta, thì sang những năm 70, 80 hoàn cảnh quốc tế lại gây bất lợi cho quá trình công nghiệp hóa ở nước ta. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa của thế giới( 1973) các nước xã hội chủ nghĩa do chuyển dịch cơ cấu và đổi mới công nghệ chậm hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa, hiệu quả thấp, uy tín trên thị trường quốc tế giảm, cộng các sai lầm khác đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, làm mất đi thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ từ các nước này( ước tính 1 năm 1 tỷ đô la, chiếm 7% GDP ).

Công nghiệp hóa ở nước ta xuất phát từ điểm rất thấp về phát triển kinh tế- xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất và từ trạng thái không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất.

Năm 1960 công nghiệp chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất, 7% lao động xã hội trong các ngành kinh tế quốc dân; nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương ứng là 42,35 và 83%; sản lượng lương thực bình quân đầu người dưới 300 kg; GDP bình quân đầu người khoảng dưới 100 đô la. Trong khi phân công lao động xã hội chưa phát triển và lực lượng sản xuất ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu. Đến năm 1960: 85,8% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo trong tổng số tư sản công thương nghiệp thuộc diện cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

 

doc34 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT018.doc
Tài liệu liên quan