Đánh giá xã hội có sự tham dự là sự phân tích xã hội + sự tham gia. Tức là đi vào phân tích những vấn đề xã hội liên quan đến dự án phát triển song sự phân tích này không chỉ là việc làm thuần túy của nhà nghiên cứu mà có sự tham gia của người dân. Kết quả của sự đánh giá được rút ra từ những ý kiến, đề xuất, mong muốn, nguyện vọng. của chính những người có liên quan đến dự án.
Đánh giá xã hội là một dạng phân tích xã hội, là công cụ để phân tích xã hội. Hơn thế nữa, đánh giá xã hội có sự tham dự được coi là phương tiện, là con đường để "nâng cao sự bình đẳng xã hội, tăng cường gắn kết xã hội, thúc đẩy sự quản lý minh bạch và trao quyền cho người nghèo và người dễ bị tổn thương. Là khung đối thoại về những ưu tiện phát triển giữa các nhóm xã hội, tổ chức, chính quyền cơ sở và các bên liên quan khác. Là cách tiếp cận để xác định và giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng về xã hội" (TS. Nguyễn Quý Thanh).
Với những đặc điểm như vậy, sự đánh giá xã hội có sự tham gia luôn có vai trò quan trọng trong các dự án phát triển.
6 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Vai trò của đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển
Hà Nội, 1 - 2005
Vai trò của sự đánh giá có sự tham dự trong các dự án phát triển
1. Bản chất của đánh giá xã hội có sự tham dự
Đánh giá xã hội có sự tham dự là sự phân tích xã hội + sự tham gia. Tức là đi vào phân tích những vấn đề xã hội liên quan đến dự án phát triển song sự phân tích này không chỉ là việc làm thuần túy của nhà nghiên cứu mà có sự tham gia của người dân. Kết quả của sự đánh giá được rút ra từ những ý kiến, đề xuất, mong muốn, nguyện vọng... của chính những người có liên quan đến dự án.
Đánh giá xã hội là một dạng phân tích xã hội, là công cụ để phân tích xã hội. Hơn thế nữa, đánh giá xã hội có sự tham dự được coi là phương tiện, là con đường để "nâng cao sự bình đẳng xã hội, tăng cường gắn kết xã hội, thúc đẩy sự quản lý minh bạch và trao quyền cho người nghèo và người dễ bị tổn thương. Là khung đối thoại về những ưu tiện phát triển giữa các nhóm xã hội, tổ chức, chính quyền cơ sở và các bên liên quan khác. Là cách tiếp cận để xác định và giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng về xã hội" (TS. Nguyễn Quý Thanh).
Với những đặc điểm như vậy, sự đánh giá xã hội có sự tham gia luôn có vai trò quan trọng trong các dự án phát triển.
2. Vai trò của đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển
"Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Điều đó không chỉ đúng trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn là quan điểm đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội; các dự án phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với lợi ích của người dân, của cộng đồng. Mục đích của phần lớn các dự án phát triển là để nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, hướng đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Để các dự án phát triển đạt được mục đích đó không thể chỉ dựa vào ý chí chủ quan của những cá nhân riêng lẻ (nhà quản lý) mà cần có sự đóng góp ý kiến của các bên liên quan, tức là phải có sự tham gia của người dân, họ cùng đóng góp ý kiến, cùng lập kế hoạch, có quyền kiểm tra, điều chỉnh, có quyền kiểm soát, quản lý và quyết định mọi vấn đề trong quá trình hoạch định và thực hiện dự án.
Để đạt được hiệu quả cao về sự phát triển kinh tế - xã hội của các dự án thì vai trò của phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết.
Trước hết, đối với nhóm người hưởng lợi. Phương pháp đánh giá có sự tham dự cho phép tiếp cận một cách có hiệu quả đến nhóm nghèo và nhóm dễ tổn thương.
Nhóm nghèo và nhóm dễ tổn thương vốn thường mang tính tự ti, mặc cảm, họ ít có cơ hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến cũng như nhu cầu, mong muốn của mình trước cộng đồng. Ngay cả những chương trình, dự án phát triển dành riêng cho họ song họ vẫn là người thụ động.
Với phương pháp đánh giá xã hội có sự tha dự thì khác, tất cả các nhóm dân cư đều được nói lên tiếng nói của mình, trong đó tiếng nói của nhóm nghèo, nhóm dễ bị tổn thương cũng trở thành cơ sở để dự án lựa chọn những phương án tối ưu.
Thứ hai, đối với sự phát triển. Vai trò của phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự mang lại các lợi ích sau:
- Giúp dự án đáp ứng tốt hơn với những mối quan tâm về phát triển xã hội. Nghĩa là với sự tích hợp ý kiến đóng góip của các bên liên quan sẽ giúp cho việc lựa chọn được phương án tối ưu đáp ứng yêu cầu cao của sự phát triển xã hội.
- Tăng khả năng tiếp cận bình đẳng của những người hưởng lợi với cơ hội phát triển do dự án mang lại. Phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự không chỉ mang tới lợi ích kinh tế thuần túy mà nó còn là con đường, là phương tiện để đạt được các mục tiêu về sự tiến bộ xã hội, tạo ra bộ mặt nhân văn, nhân bản cho xã hội hiện đại.
- Hiểu được những ảnh hưởng mang tính đặc trưng giới của các biến xã hội và văn hóa. Tức là nắm bắt được những nhân tố văn hóa và xã hội (quan niệm văn hóa và các thiết chế xã hội truyền thống) đã và đang chi phối, tác động như thế nào đến quyền lực lựa chọn và hưởng thụ của đàn ông và đàn bà, nhóm nam và nhóm nữ trong các hoạt động sống. Muốn thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, không thể không lưu ý đến các nhân tố này. Đây cũng là một trong những cơ sở để giải thích các khác biệt xã hội.
- Một vai trò quan trọng khác của phương pháp đánh giá xã hội là tạo ra cơ sở, cứ liệu về thực tế đời sống từ đó điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý nhất để giảm bớt các tác động bất lợi.
Thứ ba, đối với những nhà đầu tư, những cấp lãnh đạo quản lý.
Phương pháp đánh giá xã hội có sự tham gia là cơ hội để những nhà đầu tư, những cấp lãnh đạo quản lý có điều kiện nắm bắt, xác định được nhu cầu của tất cả các nhóm dân cư cũng như mong muốn, nguyện vọng của từng nhóm riêng biệt. Trên cơ sở đó mà việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch hành động sát hợp với thực tế cuộc sống hơn, làm cho nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả cao trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Phương pháp đánh giá xã hội không chỉ nhận thức được những yếu tố tích cực, thuận lợi tạo ra sự đồng thuận xã hội để phát triển tốt dự án mà còn nhận biết được những rủi ro xã hội. Đó là những căng thẳng xã hội hoặc những xung đột giữa các nhóm, những bất cập về mặt thể chế, những khó khăn nảy sinh từ chính bản thân dự án... Việc xác định các rủi ro đó sớm, từ đó biết cách giám sát chúng một cách cẩn trọng trong quá trình thực thid ự án có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành công của dự án.
3. Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển ở nước ta
Trong thời gian vừa qua, ở phạm vi quốc gia nói chung cũng như các tỉnh thành nói riêng, hàng năm đã tiến hành hàng ngàn dự án phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Nhìn chung các dự án đang từng ngày góp phần cải thiện cuộc sống cho nhân dân, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội.
Tuy nhiên hiệu quả tích cực của mỗi dự án ở những mức độ khác nhau và điều này cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố liên quan đến việc các dự án có sử dụng phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự hay không.
Thực tế là lâu nay phần lớn các dự án phát triển ở nước ta không chú trọng đến việc nghiên cứu tiền dự án và đặc biệt phương pháp đánh giá xã hội có sự tham dự cũng ít được chú trọng coi trọng. Chỉ những dự án có vốn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức, ngân hàng nước ngoài thì đánh giá xã hội mới được tiến hành vì nó trở thành một bộphận không thể thiếu trong quá trình hoạch định cũng như triển khai thực hiện dự án.
Việc thực hiện sự đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển đem lại hiệu quả rất lớn. Là cách để tập hợp trí tuệ tập thể, là biện pháp để tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng, là phương tiện để người dân nói chung, mọi nhóm xã hội trong cộng đồng thực hiện được quyền làm chủ của mình trong xã hội. Là con đường để các dự án đem lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội cao nhất, tránh và hạn chế được những rủi ro đáng tiếc.
Một điều đáng tiếc, là lâu nay, phần lớn các dự án từ vốn đầu tư trong nước lại ít chú ý đến việc vận dụng phương pháp đánh giá xã hội có sự tham gia hoạch định và triển khai thực hiện dự án hoàn toàn là công việc độc quyền của các cơ quan chức năng, của nhà quản lý; còn người dân liên quan đến dự án lại không được bày tỏ ý kiến và những mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu của người dân không được biết đến.
Khu tái định cư của dự án thủy điện Na Hang là một minh chứng. Hàng trăm tỷ đồng đầu tư lập làng mới cho những hộ gia đình phải di dời giải tỏa để làm thủy điện nay chỉ còn mấy người ở, đại bộ phận hộ gia đình ở khu tái định cư đã vượt trên 150 km về lại chốn cũ tá túc. Lý do ở đây là do người dân không có đất canh tác, điều kiện sống khó khăn, điều kiện sống về vật chất và tinh thần bị đảo lộn, không phù hợp (không thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần).
Dự án đầu tư nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở sóc Bom Bo - một địa phương nổi tiếng thời đánh Mỹ mà tên làng đã in sâu trong lòng người bởi ca khúc: Tiếng chày trên sóc Bom Bo.
Đây cũng là dự án đầu tư bạc tỷ song hiệu quả không theo mong muốn. Dự án này đã chủ trương xây nhà mới, lót nền xi măng bóng láng cùng với hệ thống vòi nước gần nhà cho nội bộ đồng bào. Kết quả là đồng bào xa lánh nền xi măng vì bao đời nay họ chỉ quen nằm trên sàn gỗ hoặc lá cây, còn nằm trên nền xi măng phải chịu cảnh mồ hôi nhớp nháp. Mặc dù có vòi nước cạnh nhà sáng sáng, chiều chiều người làng vẫn tấp nập ra đầu suối lấy nước vì đây không chỉ là hoạt động đi lấy nước về dùng mà còn là hoạt động thỏa mãn nhu cầu giao lưu, tiếp xúc của các cư dân trong làng với nhau.
Có thể kể ra rất nhiều dự án khác nữa vì thiếu sự chú ý đến nghiên cứu tiền dự án nói chung và nghiên cứu đánh giá xong có sự tham gia nói riêng nên thường dẫn đến tình trạng hiệu quả không diễn ra theo mongđợi.
ở các tỉnh thành, tồn tại tình trạng các dự án phát triển được hoạch định và thực hiện theo ý chí chủ quan của nhà quản lý, vai trò và ý kiến của người dân ít được chú ý. Điều này có nhiều người dân trong đó phải kể đến một số yêu cầu cơ bản như bệnh chạy theo thành tích, tác phong làm việc tùy tiện, không theo quy trình khoa học quản lý, không tuân thủ triệt để chủ trương của Đảng: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là phải có sự nhận thức đầy đủ về vai trò của đánh giá xã hội có sự tham dự trong các dự án phát triển và phải xem nó như là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu đối với mỗi dự án phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan.doc